Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga lớp 9 Cánh Diều

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

A. Đọc hiểu Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Câu 1 trang 38 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Chú ý việc sử dụng từ ngữ mang sắc thái Nam Bộ trong cả đoạn trích.

Trả lời:

Các từ ngữ mang sắc thái Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích:

  • xông vô (xông vào)
  • mầy (mày)
  • chưa hãn dạ nầy (hãn: rõ, nầy: này)
  • hay vầy (biết như thế này)

→ Các từ ngữ này thân thiết với lời ăn tiếng nói hằng ngày của bà con, giúp câu chuyện trong đoạn thơ trở nên tự nhiên, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ phổ biến trong quần chúng

Câu 2 trang 38 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Chú ý những chi tiết miêu tả hành động trượng nghĩa của Lục Vân Tiên.

Trả lời:

Những chi tiết miêu tả hành động trượng nghĩa của Lục Vân Tiên:

  • "bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô"
  • "Kêu rằng: bớ đảng hung đồ/ Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân"
  • "tả đột hữu xông, Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang"

→ Khắc họa hành động dũng cảm, uy mãnh của Lục Vân Tiên. Tuy chỉ có một mình nhưng sẵn sàng lao vào đánh tan bọn cướp để cứu người mình không hề quen biết

Câu 3 trang 39 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Lời đối thoại giữa hai nhân vật chính thể hiện phẩm chất gì của họ?

Trả lời:

Lời đối thoại giữa hai nhân vật chính thể hiện:

  • Phẩm chất của Lục Vân Tiên: một chính nhân quân tử, chính trực, hào hiệp, cư xử ân cần, chu đáo, đúng mực theo khuôn phép của lễ giáo phong kiến
  • Phẩm chất của Kiều Nguyệt Nga: lễ phép, trọng tình trọng nghĩa, dịu dàng, mực thước, mộc mạc

Câu 4 trang 40 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Nguyệt Nga thể hiện lòng biết ơn với Lục Vân Tiên như thế nào?

Trả lời:

Nguyệt Nga thể hiện lòng biết ơn với Lục Vân Tiên qua mong muốn được đền ơn, báo đáp chàng. Nàng rất coi trọng, đề cao lòng tốt và việc làm của Lục Vân Tiên, cho rằng bản thân có làm gì cũng chẳng thể đền đáp hết côn ơn ấy.

→ Vì thế, tuy là tiểu thư nhà quyền quý, Kiều Nguyệt Nga vẫn tự nguyện đem cả cuộc đời mình để đền ơn, xin đi theo trả ơn cho Vân Tiên.

Câu 5 trang 41 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Vân Tiên đã có hành động như thế nào trước thái độ của Kiều Nguyệt Nga

Trả lời:

Hành động của Lục Vân Tiên:

  • "Khoan khoan ngồi đó chớ ra": ngăn Kiều Nguyệt Nga ra khỏi kiệu để giữ gìn danh tiết cho cô, không để cô mang tiếng gặp gỡ nam nhân xa lạ giữa nơi hoang vắng - chứng tỏ chàng biết suy nghĩ cho nàng, hành động theo chuẩn mực lễ giáo phong kiến
  • “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”: từ chối mong muốn báo đáp của Kiều Nguyệt Nga, vì chàng cho rằng việc mình làm là hiển nhiên của đấng anh hùng, không cần người khác phải báo đáp

B. Trả lời câu hỏi Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Câu 1 trang 41 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Có thể chia đoạn trích làm mấy phần? Trình bày nội dung chính của từng phần?

Trả lời:

- Có thể chia đoạn trích thành hai phần

- Nội dung chính của từng phần như sau:

Phần 114 dòng đầuLục Vân Tiên một mình đánh tan đám cướp, giải cứu Kiều Nguyệt Nga
Phần 2phần còn lạiCuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga về ân tình giữa hai bên

→ Hai phần này có mối quan hệ nhân - quả, liên kết chặt chẽ với nhau

Câu 2 trang 41 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: “Nhân vật trong truyện thơ Nôm thường được chia thành hai tuyến đối lập nhau”, đặc điểm đó được thể hiện như thế nào trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga?

Trả lời:

Đặc điểm các nhân vật chia thành hai tuyến nhân vật đối lập được thể hiện rõ nét trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga qua hai tuyến nhân vật như sau:

Nhân vật chính nghĩaNhân vật phi nghĩa
  • Lục Vân Tiên
  • Kiều Nguyệt Nga
  • Kim Liên (người hầu của Kiều Nguyệt Nga)
  • Bọn cướp Phong Lai
→ Hai tuyến nhân vật này được phân chia một cách rõ rệt, một bên hoàn toàn chính nghĩa, một bên hoàn toàn xấu xa, gian tà, không có sự trung gian

Câu 3 trang 41 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga, từ đó làm rõ những nét tính cách nổi bật của người dân Nam Bộ được thể hiện qua đoạn trích.

Trả lời:

- Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên:

  • Mang vẻ đẹp lý tưởng về một đấng nam nhi: tài giỏi, văn võ song toàn, tài đức vẹn toàn
  • Có tính thần trượng nghĩa, sẵn sàng một mình xông pha vào chốn hiểm nguy, đối đầu với toán cướp hung dữ để giải cứu người lương thiện, dù không hề quen biết và chỉ có một mình
  • Không màng danh lợi, dù được đề nghị trả ơn nhưng vẫn từ chối, không nhận sự báo đáp của Kiều Nguyệt Nga

- Phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga:

  • Mang vẻ đẹp của một người phụ nữ lí tưởng: đầy đủ công dung ngôn hạnh,  lại có tài năng văn chương, hành động khiêm nhường, mực thước đúng theo quy chuẩn của lễ giáo phong kiến
  • Có lòng biết ơn, mong muốn được trả ơn người đã cứu giúp mình
  • Hiếu thảo với cha mẹ (rất vâng lời cha)

- Từ hai nhân vật trên, những nét tính cách nổi bật của người dân Nam Bộ cũng được làm rõ: đó là vẻ đẹp thiên về tính cách, phẩm chất, không nặng nề về ngoại hình:

  • Nam nhân thì dũng cảm, trượng nghĩa, hào sảng, không tính toán thiệt hơn, đòi ơn báo đáp
  • Phụ nữ thì đầy đủ công dung ngôn hạnh, khiêm nhường, hiếu thảo với cha mẹ, hành xử mực thước

Câu 4 trang 41 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Phân tích đặc điểm ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật được thể hiện trong đoạn trích.

Đang cập nhật...

Câu 5 trang 41 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Tìm hiểu chủ đề của văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga và cho biết căn cứ để xác định chủ đề đó. Tư tưởng và tình cảm của tác giả được thể hiện trong đoạn trích như thế nào?

Đang cập nhật...

Câu 6 trang 41 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.

Đang cập nhật...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm

    Soạn văn 9 Cánh Diều

    Xem thêm