Soạn bài Tập làm thơ tám chữ lớp 9 Cánh Diều
Soạn Văn 9 Tập làm thơ tám chữ - Cánh Diều
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.
1. Những lưu ý khi làm thơ tám chữ
- Chú ý xác định rõ đề tài (viết về ai, viết về điều gì) và cảm xúc, suy nghĩ,… của bản thân về điều mình định viết
- Chú ý đảm bảo số chữ trong mỗi dòng thơ và cách gieo vần của bài thơ tám chữ đãn nêu trong phần Kiến thức Ngữ văn.
2. Thực hành
Chọn những tiếng trong ngoặc đơn phù hợp để điền vào chỗ có kí hiệu * trong những dòng thơ dưới đây. Từ đó, xác định cách gieo vần ở mỗi khổ thơ.
(mỏng, lạnh, nhẹ) (tơ, xanh, xa) | Ngày ửng hồng sau màn sương gấm ★ Đoàn Văn Cừ |
(sẫm, nhạt, toả) (lạnh, đẫm, sũng) | Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói ★ Lưu Quang Vũ |
(xa, lòng, ruột) (đến, như, ra) | Con xót ★ , mẹ hái trái bưởi đào Bằng Việt |
Trả lời:
(mỏng, lạnh, nhẹ) (tơ, xanh, xa) | Ngày ửng hồng sau màn sương gấm mỏng Đoàn Văn Cừ → Cách gieo vần ở khổ thơ này là gieo vần chân, vần liền (xanh - lanh) |
(sẫm, nhạt, toả) (lạnh, đẫm, sũng) | Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm Lưu Quang Vũ → Cách gieo vần ở khổ thơ này là gieo vần chân, vần cách (sẫm - đẫm, về - tre) |
(xa, lòng, ruột) (đến, như, ra) | Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào Bằng Việt → Cách gieo vần ở khổ thơ này là gieo vần chân, vần liền (khế - thế) |
3. Bài tập
Đề bài: Viết một bài thơ tám chữ về đề tài quê hương hoặc gia đình.
Bước 1: Chuẩn bị:
- Em muốn viết điều gì về quê hương hoặc gia đình?
(M: Em muốn viết những kỉ niệm về quê hương.)
- Em sẽ đặt tên nào cho bài thơ.
(M: Quê hương tuổi thơ tôi)
- Cảm hứng chủ đạo và tư tưởng của em trong bài thơ là gì?
(M: Cảm hứng chủ đạo và tư tưởng của em trong bài thơ là tình cảm của em với vùng đất Hải Phòng.)
- Em dự kiến bố cục / kết cấu bài thơ ra sao?
(M: Bài thơ có 4 khổ, chia thành ba phần.)
- Em sẽ đưa vào bài thơ những hình ảnh, biện pháp tu từ nào?
(M: Em sẽ đưa vào bài thơ những hình ảnh cánh buồm, hoa phượng, triền đê, cánh diều…; sử dụng biện pháp tu từ sao sánh, nhân hoá.)
Bước 2: Viết bài thơ:
- Viết theo bố cục / kết cấu đã dự kiến.
- Sắp xếp các từ ngữ trong dòng và trong khổ thơ theo quy định về số tiếng, vần, nhịp của thơ tám chữ.
- Giới thiệu về hình tượng (quê hương hoặc gia đình) ở những dòng thơ, khổ thơ đầu.
- Sử dụng phương thức tự sự, miêu tả kết hợp với biểu cảm để làm rõ đặc điểm của hình tượng và tạo nên tính hàm súc cho ngôn từ.
- Có thể bộc lộ tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của em về hình tượng một cách trực tiếp hay gián tiếp (hoặc cả hai).
- Kết thúc bài thơ bằng hình ảnh em ấn tượng hoặc có cảm xúc sâu đậm nhất.