Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Kể một câu chuyện tưởng tượng lớp 9 Cánh Diều

Soạn Văn 9 Kể một câu chuyện tưởng tượng - Cánh Diều

Đề bài: Lựa chọn một trong hai đề sau:

(1) Hãy nhập vai một trong ba nhân vật: Me-ri, cha dượng hoặc mẹ Me-ri trong văn bản “Vụ cải trang bất thành” (trích “Sơ-lốc Hôm” của Đoi-lơ) đề kể lại câu chuyện trong phần (3) của văn bản.

(2) Hãy kể lại theo lời của Vũ Nương câu chuyện tưởng tượng về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa Vũ Nương và mẹ chồng ở một thế giới khác.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu chuyện tưởng tượng là gì?

Câu chuyện tưởng tượng là một câu chuyện không có thật, do người kể tự hình dung, tưởng tượng ra. Tuy nhiên, câu chuyện tưởng tượng phải có cơ sở từ thực tế cuộc sống; nghĩa là tình huống, bối cảnh, nhân vật, sự việc… trong câu chuyện phải gắn với cuộc sống, có thể đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc sống. Câu chuyện tưởng tượng ấy cũng phải có ý nghĩa, mang đến một thông điệp về cuộc sống và con người…

Câu chuyện tưởng tượng có thể do các em tạo ra nhưng cũng có thể dựa vào một câu chuyện đã có sẵn để kể theo cách của mình như phần Viết truyện kể sáng tạo đã học.

Các yếu tố quan trọng tạo nên câu chuyện tưởng tượng

  • Chuyện kể về việc gì, xảy ra trong bối cảnh nào? (Bối cảnh gồm không gian, thời gian xảy ra câu chuyện).
  • Có những ai (nhân vật nào) tham gia câu chuyện? Ai là nhân vật chính? Nhân vật chính có gì đặc biệt (ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, suy nghĩ, tâm trạng…)?
  • Câu chuyện xảy ra thế nào (cốt truyện)? (Kể lại câu chuyện bằng cách nêu sự việc, nhân vật, diễn biến các sự việc theo một trình tự nào đó).

Các bước kể câu chuyện tưởng tượng

Bước 1: Chuẩn bị

Ví dụ với đề 1:

  • Xác định đối tượng người nghe và bối cảnh trình bày để chuẩn bị nội dung kể phù hợp.
  • Chuẩn bị các phương tiện trình chiếu (nếu có).

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Dựa vào dàn ý đã làm trong phần Viết, có thể thêm, bớt các ý mới phù hợp với yêu cầu bài nói (kể lại một câu chuyện tưởng tượng).

Bước 3: Nói và nghe

Người nói

Người nghe

  • Nội dung câu chuyện cần được kể rõ ràng, cụ thể, dễ theo dõi.
  • Giọng kể diễn cảm, có ngữ điệu theo diễn biến nội dung, tình huống, cảm xúc của nhân vật.
  • Tôn trọng, hướng về phía người nghe.
  • Sử dụng ngôn ngữ cơ thể sinh động và phù hợp.
  • Tốc độ kể vừa phải, không nên quá nhanh khiến người nghe khó theo dõi.
  • Bảo đảm yêu cầu về thời gian kể.
  • Lắng nghe, xác định và ghi lại nội dung chính.
  • Thể hiện thái độ chú ý lắng nghe; sử dụng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người kể.
  • Hỏi lại những điểm chưa rõ (nếu cần); có thể trao đổi quan điểm cá nhân về nội dung, cách thức kể chuyện.

Bước 4: Kiểm tra, chỉnh sửa

Người nói

Người nghe

- Lắng nghe nhận xét của các bạn và thầy cô về câu chuyện vừa kể.

- Rút kinh nghiệm về nội dung, cách thức và thái độ trình bày…

- Tự đánh giá:

  • Em hài lòng về câu chuyện mình vừa kể ở những điểm nào?
  • Em muốn thay đổi điều gì trong phần kể vừa rồi?

- Kiểm tra xem việc nghe và ghi chép nội dung câu chuyện đã chính xác chưa?

- Đánh giá:

  • Em thấy câu chuyện mà bạn vừa kể có hấp dẫn, thú vị không? Vì sao?
  • Em tâm đắc với yếu tố tưởng tượng, hư cấu nào cảu câu chuyện?
  • Em học được điều gì từ câu chuyện và cách kể chuyện của bạn?
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn văn 9 Cánh Diều

    Xem thêm