Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến trang 48 lớp 9 Cánh Diều

Soạn Văn 9 Tập 1 trang 48 Cánh Diều

Đề bài: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của ý kiến người nói về một trong hai vấn đề sau:

(1) Từ đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, làm sáng tỏ ý kiến: Nguyễn Du tả cảnh để ngụ tình.

(2) Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thể hiện rõ nét sắc thái của ngôn ngữ Nam bộ. Hãy làm rõ ý kiến đó qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.

Hướng dẫn các bước nghe và nhận biết tính thuyết phục của ý kiến người nói

a) Chuẩn bị

Chuẩn bị (ở nhà) ý kiến của cá nhân về một trong hai vấn đề mà bài tập đã nêu lên.

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Người nói: lựa chọn vấn đề nêu ở bài tập để tìm ý và lập dàn ý cho bài trình bày. Ví dụ với vấn đề 2, cần trả lời được một số câu hỏi sau:

  • Ý kiến đó là đúng hay sai? Vì sao?

(Mẫu: Ý kiến đó là đúng vì trong Truyện Lục Vân Tiên, đặc biệt trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng rất nhiều ngôn ngữ Nam Bộ.)

  • Ngôn ngữ Nam bộ là gì?

(Mẫu: Tiếng Nam Bộ là tiếng Việt của khu vực Nam Bộ. Nó có những quy luật hoạt động cơ bản giống như ngôn ngữ toàn dân nhưng rõ ràng có những khác biệt so với tiếng được coi là chuẩn của toàn dân cả về phát âm, từ vựng, ngữ pháp và cả trong cách chơi chữ, nói lái, nói lướt âm, nuốt âm, đặt tên đất, tên sông rạch, cầu cống)

  • Ngôn ngữ Nam Bộ được thể hiện rõ trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga như thế nào?

(Mẫu: Ngôn ngữ của tác giả là ngôn ngữ bình dị, mộc mạc, khoáng đạt gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày. Ngôn ngữ mang màu sắc địa phương Nam Bộ với các từ địa phương: nhằm làng, xông vô, kêu rằng, tại mầy, xe nầy, tiểu thơ…Các từ ngữ này làm cho màu sắc Nam Bộ rất độc đáo, được người dân Nam Bộ yêu thích, truyền tụng. Ngoài ra, ngôn ngữ kể chuyện khá linh hoạt, đa dạng. Miêu tả trận đánh, lời lẽ Phong Lai, khác hẳn với việc miêu tả cuộc trò chuyện của chàng với hai cô gái. Ngôn ngữ thơ ca rất phù hợp với diễn biến, tình tiết truyện.)

- Người nghe: chú ý các điểm cần tập trung khi nghe để nhận biết tính thuyết phục của ý kiến được trình bày.

  • Ý kiến tán thành hay phản đối của người nói có thuyết phục không?

(Mẫu: Ý kiến tán của người nói có sức thuyết phục.)

  • Quan niệm về ngôn ngữ Nam bộ của người nói có đúng không? Vì sao?

(Mẫu: Quan niệm về ngôn ngữ Nam Bộ của người nói là đúng.)

  • Những lí lẽ và bằng chứng về ngôn ngữ Nam Bộ trong đoạn trích được người nói dẫn ra có chính xác không?

(Mẫu: Những lí lẽ và bằng chứng về ngôn ngữ Nam Bộ trong đoạn trích được người nói dẫn ra hoàn toàn chính xác.)

  • Cần bổ sung, chỉnh sửa như thế nào cho đúng và có sức thuyết phục hơn?

(Mẫu: Không cần bổ sung chỉnh sửa.)

c) Nói và nghe

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1, phần Nói và nghe, mục c (trang 28) và đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.

d) Kiểm tra, chỉnh sửa

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1, phần Nói và nghe, mục d (trang 28,29) và đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.

Đang cập nhật...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn văn 9 Cánh Diều

    Xem thêm