Soạn bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến về thơ tám chữ lớp 9 Cánh Diều
Soạn Văn 9 Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến về thơ tám chữ - Cánh Diều
Đề bài: Nghe và chỉ ra tính thuyết phục trong ý kiến phát biểu của một bạn về đề tài sau:
Trong bài thơ “Quê hương", nhà thơ Tế Hanh đã sử dụng những hình ảnh so sánh đẹp, bay bổng, đồng thời cũng sử dụng biện pháp nhân hoá một cách độc đáo để thổi linh hồn vào sự vật, khiến cho sự vật có một vẻ đẹp và ý nghĩa bất ngờ.
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Yêu cầu khi Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến về thơ tám chữ
Yêu cầu về nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến là:
- Sau khi nghe, cần chỉ ra được sự đúng đắn, chính xác và phù hợp của các lí lẽ, bằng chứng mà người nói dùng để giải thích, phân tích, chứng minh… cho ý kiến.
- Nếu những lí lẽ và bằng chứng đó không đúng đắn, thiếu chính xác hoặc không phù hợp thì ý kiến nêu ra của người nói sẽ không có sức thuyết phục.
Những lưu ý khi Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến về thơ tám chữ
- Đọc kĩ bài thơ tám chữ mà người nói đề cập.
- Tập trung lắng nghe ý kiến của người nói để:
- Xác định được ý kiến mà người nói đưa ra về bài thơ tám chữ ấy.
- Xác định được các lí lẽ và bằng chứng mà người nói sử dụng để làm sáng tỏ ý kiến của mình về bài thơ tám chữ đã nêu.
- Dựa vào những hiểu biết về đặc điểm thơ tám chữ và bài thơ được giới thiệu để xác định tính đúng đắn, chính xác, phù hợp,… của những lí lẽ và bằng chứng mà người nói đưa ra. Có thể trao đổi, thảo luận trong nhóm để củng cố quan điểm của bản thân.
- Tôn trọng ý kiến của người nói, đồng thời bày tỏ sự đồng tình hoặc không đồng tình của bản thân một cách thích hợp.
Hướng dẫn các bước Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến về thơ tám chữ
Bước 1: Chuẩn bị
- Sau khi nghe một thành viên trong nhóm nêu và làm sáng tỏ ý kiến của mình, xác định nội dung nghe và chỉ ra tính thuyết phục của nội dung đó (ý kiến và những bằng chứng, cách thức để làm sáng tỏ ý kiến).
- Đối tượng tham gia nghe và chuẩn bị bài nói để chỉ ra tính thuyết phục cảu ý kiến đã nghe.
- Chuẩn bị cho bài nói chỉ ra tính thuyết phục của ý kiến: Bài thơ Quê hương của Tế Hanh, dàn ý bài nói, các phương tiện như tranh, ảnh, video,… và máy chiếu, màn hình (nếu có).
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho bài nói chỉ ra tính thuyết phục của ý kiến bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:
- Người nói đã nêu ra đặc điểm gì về nghệ thuật của bài thơ Quê hương (Tế Hanh)?
(M: Người nói đã nêu ra đặc điểm về nghệ thuật của bài thơ Quê hương (Tế Hanh): Tác gả đã sử dụng hình ảnh so sáng và biện pháp nhân hoá.
- Người nói có đưa ra được những bằng chứng cụ thể tử bài thơ để làm rõ đặc điểm nghệ thuật đó không? Những bằng chứng đó có chính xác và đầy đủ không? Nếu không, cần điểu chỉnh và bổ sung những gì?
(M: Người nói đã đưa ra được những bằng chứng cụ thể tử bài thơ để làm rõ đặc điểm nghệ thuật. Những bằng chứng đó đã chính xác và đầy đủ.)
- Người nói có nêu ra những tác dụng cụ thể về đặc điểm nghệ thuật đó của bài thơ không? Những tác dụng đó có hợp lí không? Nếu không, cần sửa lại như thế nào?
(M: Người nói đã nêu ra những tác dụng cụ thể về đặc điểm nghệ thuật đó của bài thơ. Những tác dụng đã hợp lí.)
- Thái độ của người nói và các phương tiện hỗ trợ được sử dụng có phù hợp không? Nếu không, cần điều chỉnh những gì?
(M: Thái độ của người nói và các phương tiện hỗ trợ đã được sử dụng có phù hợp.)
- Lập dàn ý cho bài nói chỉ ra sự thuyết phục của một ý kiến về bài thơ Quê hương (Tế Hanh) bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần.
Mở bài |
|
Thân bài |
|
Kết bài |
|
Bước 3: Nói và nghe
- Người nói: Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở bài 6, phần Nói và nghe, mục c (trang 28) và đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.
- Người nghe: Nghe theo hướng dẫn đã nêu ở phần Yêu cầu khi Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến về thơ tám chữ
Bước 4: kiểm tra, chỉnh sửa
Người nói | Người nghe |
- Nghe nhận xét của thầy cô và các bạn về bài nói của mình, đối chiếu với dàn ý đã lập để xác định ưu điểm và hạn chế. - Tự đánh giá:
| - Nghe nhận xét của thầy cô và các bạn về bài nói, kiểm tra xem việc nghe và ghi chép nội dung bài nói đã chính xác chưa. - Đánh giá:
|