Soạn bài Tiếng Việt (Lưu Quang Vũ) lớp 9 Kết nối tri thức
Soạn văn 9 Tiếng Việt - Kết nối tri thức
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.
A. Trước khi đọc Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ
Câu 1 trang 46 Ngữ Văn 9 Tập 2 Kết nối tri thức: Giới thiệu trước lớp một số câu ca dao, tục ngữ hay bài thơ nói về tiếng mẹ đẻ mà em đã sưu tầm được.
Trả lời:
Gợi ý một bài thơ hay về tiếng Việt:
TIẾNG NƯỚC MÌNH
Tiếng bố là dấu sắc
Có phải không bố ơi?
Cao như mây đỉnh núi
Bát ngát như trùng khơi.
Tiếng mẹ là dấu nặng
Bập bẹ thuở đầu đời
Ngọt ngào như dòng sữa
Nuôi con lớn thành người.
Tiếng võng là dấu ngã
Kẽo kẹt suốt mùa hè
Bà ru cháu khôn lớn
Trong êm đềm tiếng ve.
Tiếng làng là dấu huyền
Có sân đình bến nước
Có cánh diều tuổi thơ
Nâng cả trời mơ ước.
Tiếng cỏ là dấu hỏi
Tuổi thơ chơi chọi gà
Nếu tiếng không có dấu
Là tiếng em reo ca.
(Trúc Lâm)
Câu 2 trang 46 Ngữ Văn 9 Tập 2 Kết nối tri thức: Nghe bài hát Tiếng Việt (nhạc Lê Tâm, lời thơ Lưu Quang Vũ) và nêu cảm nhận về tình cảm của người nghệ sĩ đối với tiếng nói dân tộc.
Trả lời:
Cảm nhận về tình cảm của người nghệ sĩ đối với tiếng nói dân tộc: nhà thơ Lưu Quang Vũ đã gửi gắm vào bài thơ sự ngợi ca, tự hào và yêu mến chân thành, trong sáng dành cho tiếng nước mình.
B. Đọc văn bản Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ
Theo dõi trang 46 Ngữ Văn 9 Tập 2 Kết nối tri thức: Số tiếng trong mỗi dòng, vần và nhịp thơ.
Trả lời:
- Số tiếng trong mỗi dòng: 8 tiếng
- Vần: gieo vần chân giãn cách (T-B-T-B)
- Nhịp thơ: bắt đầu bằng nhịp 3 (3/3/2, 3/2/3)
Hình dung trang 46 Ngữ Văn 9 Tập 2 Kết nối tri thức: Những hình ảnh, âm thanh cuộc sống mà tiếng nói của con người đã hòa quyện trong đó.
Trả lời:
Những hình ảnh, âm thanh cuộc sống mà tiếng nói của con người đã hòa quyện trong đó là: tiếng kéo gỗ, tiếng gọi đò, tiếng lụa xé, tiếng đập dồnm tiếng cha dặn, tiếng mưa dội
Hình dung 1 trang 47 Ngữ Văn 9 Tập 2 Kết nối tri thức: Những hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp của tiếng Việt.
Trả lời:
Những hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp của tiếng Việt là: (như) bùn, (như) lụa, óng (tre ngà), mềm mại (như tơ), tha thiết, nghe như hát, ríu rít (âm thanh), (như) gió, (như) nước
Hình dung 2 trang 47 Ngữ Văn 9 Tập 2 Kết nối tri thức: Sức mạnh trường tồn và tỏa lan của tiếng Việt.
Trả lời:
Sức mạnh trường tồn và tỏa lan của tiếng Việt được thể hiện qua những chi tiết sau:
- Dù ở đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng vẫn sử dụng tiếng Việt
- Dù đất nước bị xâm lăng, sống dưới ách đô hộ của giặc phương Bắc vẫn gìn giữ được tiếng Việt
- Dù sống tha phương cầu thực, không có quê hương thì vẫn gìn giữ tiếng Việt
- Dù trên Trái Đất có nhiều thứ tiếng, nhiều dân tộc nhưng tiếng Việt vẫn tồn tại và phát triển bền lâu
Chú ý trang 48 Ngữ Văn 9 Tập 2 Kết nối tri thức: Cách nhà thơ thể hiện tình cảm đối với tiếng Việt?
Trả lời:
Nhà thơ thể hiện tình cảm đối với tiếng Việt: một cách trực tiếp bằng những từ ngữ như:
- nói tiếp lời yêu
- nhớ quặn lòng tiếng Việt tái tê
- tiếng Việt quay về
- tiếng Việt đời tôi mắc nợ
- tiếng Việt ân tình
C. Trả lời câu hỏi Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ
Câu 1 trang 49 Ngữ Văn 9 Tập 2 Kết nối tri thức: Xác định những đặc điểm của thể thơ tám chữ thể hiện trong bài thơ Tiếng Việt.
Trả lời:
Những đặc điểm của thể thơ tám chữ thể hiện trong bài thơ Tiếng Việt là:
- Về số chữ trong mỗi dòng: mỗi dòng có 8 chữ (riêng hai dòng cuối khổ thơ 14 và 15 chỉ có 7 chữ; dòng thứ 3 của khổ thơ 10 có 9 chữ) → Thể hiện sự linh hoạt của thể thơ và tác giả
- Về vần: bài thơ gieo vần chân và vần cách theo cấu trúc T-B-T-B
Dẫn chứng: Hai khổ thơ đầu:
Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm(T)
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về(B)
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm(T)
Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre(B)
Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng(T)
Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya(B)
Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng(T)
Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê(B)
- Về nhịp thơ:
- Đa số các dòng thơ ngắt theo nhịp 3/2/3, 3/3/2
- Hai dòng thơ ngắt nhịp 2/2/2/2
- Một dòng thơ ngắt nhịp 2/2/2/3 (câu thơ 9 chữ)
Dẫn chứng:
Trái đất rộng/ giàu sang/ bao thứ tiếng (3/2/3)
Cao quý/ thâm trầm/ rực rỡ/ vui tươi (2/2/2/2)
Tiếng Việt/ rung rinh/ nhịp đập/ trái tim người (2/2/2/3)
Như tiếng sáo/ như dây đàn/ máu nhỏ.(3/2/3)
Buồm lộng/ sóng xô/, mai về/ trúc nhớ (2/2/2/2)
Phá cũi lồng/ vời vợi/ cánh chim bay (3/2/3)
Tiếng nghẹn ngào/ như đời mẹ/ đắng cay (3/3/2)
Tiếng trong trẻo/ như hồn/ dân tộc Việt.(3/2/3)
→ Nhận xét: bài thơ có số tiếng, cách gieo vần, ngắt nhịp rất linh hoạt, biến đổi đa dạng để phù hợp với các cung bậc cảm xúc của nhà thơ
Câu 2 trang 49 Ngữ Văn 9 Tập 2 Kết nối tri thức: Bài thơ “Tiếng Việt” là lời của ai, bộc lộ cảm xúc với đối tượng nào? Điều đó có ý nghĩa gì?
Trả lời:
- Bài thơ “Tiếng Việt” là lời của: một công dân nước Việt Nam có tình yêu tha thiết dành cho tiếng nói của dân tộc, qua đó thể hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu đậm
- Bài thơ "Tiếng Việt" bộc lộ tiếng nói, âm thanh quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày (tiếng mẹ gọi, tiếng kéo gỗ, tiếng gọi đò, tiếng lụa xé, tiếng cha dặn, tiếng mưa dội, lời ăn tiếng nói của cha ông trong ca dao...) → Những âm thanh đó cất lên từ cuộc sống đời thường, diễn rả những tâm tư, tình cảm chân thành, mộc mạc mà sâu sắc của con người Việt Nam
- Điều có có ý nghĩa: những người dân yêu tiếng nói của quê hương, tự hào về tiếng nói ấy chính là người yêu nước, yêu quê hương, yêu lịch sử dân tộc sâu đậm
Câu 3 trang 49 Ngữ Văn 9 Tập 2 Kết nối tri thức: Trong cảm nhận của nhà thơ, tiếng Việt rất gần gũi thân thương, bao gồm muôn vàn âm thanh của cuộc sống đời thường. Hãy phân tích một hình ảnh thơ đã thể hiện điều đó một cách đặc sắc.
Đang cập nhật...
Câu 4 trang 49 Ngữ Văn 9 Tập 2 Kết nối tri thức: Những yếu tố cụ thể trong tiếng Việt (âm thanh, ý nghĩa của từ ngữ) và chữ viết tiếng Việt gợi lên trong tác giả những liên tưởng gì? Hãy phân tích một vài câu thơ thể hiện sự liên tưởng mà em thấy thú vị, độc đáo.
Đang cập nhật...
Câu 5 trang 49 Ngữ Văn 9 Tập 2 Kết nối tri thức: Trong các khổ thơ 8 đến 12 nhà thơ đã làm nổi bật sức mạnh trường tồn của tiếng Việt như thế nào?
Đang cập nhật...
Câu 6 trang 49 Ngữ Văn 9 Tập 2 Kết nối tri thức: Phân tích tình cảm của nhà thơ đối với tiếng Việt được thể hiện qua ba khổ thơ cuối.
Trả lời:
Phân tích tình cảm của nhà thơ đối với tiếng Việt được thể hiện qua ba khổ thơ cuối như sau:
- Khổ thơ 13: Nỗi băn khoăn ai sẽ là người gìn giữ và phát huy những giá trị của tiếng Việt trong tương lai:
- Sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ ("ai") để thể hiện nỗi băn khoăn, suy tư về tương lai của tiếng Việt
- Sử dụng biện pháp tu từ so sánh (thô sơ như mảnh đá thay rìu) diễn ra sự mộc mạc, đơn sơ, giản dị, chân chất của tiếng Việt thuở ngày đầu
- Sử dụng câu hỏi tu từ "Ai người sau nói tiếp những lời yêu?" biểu đạt sự nhớ thương về tiếng Việt khi đang ở xa quê
- Khổ thơ 14: Mong mỏi những người bên kia chiến tuyến quay về, đoàn kết trong tinh thần đồng bào cùng nói một thứ tiếng:
- Tiếp tục sử dụng điệp ngữ ("ai") và từ láy gợi hình, gợi cảm ("tái tê") để khắc họa sự nhớ thương da diết, sâu sắc của người con xa quê hương nhớ về tiếng Việt
- Khổ thơ 15: Mang ơn tiếng Việt bởi vì tiếng Việt đã trao biết bao ân tình cho người dân:
- Sử dung thán từ "ôi" và biện pháp tu từ nhân hóa để gọi tiếng VIệt để biểu đạt tình cảm sâu nặng của nhà thơ dành cho tiếng Việt
- Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, gán cho tiếng Việt những hành động chứa chan niềm yêu thương, trao cho nhà thơ biết bao ân tình
Câu 7 trang 49 Ngữ Văn 9 Tập 2 Kết nối tri thức: Xác định mạch cảm xúc và nhận xét về kết cấu của bài thơ.
Trả lời:
- Mạch cảm xúc của bài thơ: Xuyên suốt bài thơ là tình yêu tiếng Việt, yêu quê hương, đất nước của tác giả.
- Kết cấu của bài thơ:
Phần 1 (4 khổ thơ đầu) | - Sự gần gũi, thân thương của tiếng Việt đối với con người trong đời sống hằng ngày |
Phần 2 (khổ thơ 5, 6, 7) | - Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của tiếng Việt |
Phần 3 (khổ thơ 8, 9, 10, 11, 12) | - Khẳng định sức sống trường tồn của tiếng Việt |
Phần 4 (khổ thơ 13, 15) | - Bộc lộ tình yêu thiết tha, lòng biết ơn sâu nặng của nhà thơ đối với tiếng Việt |
- Nhận xét về kết cấu của bài thơ: Bài thơ có kết cấu chặt chẽ, góp phần thể hiện cảm xúc chủ đạo của bài thơ là tình yêu tiếng Việt, tình yêu quê hương, đất nước được bộc lộ qua tâm trí của một người con gắn bó, yêu mến tiếng nói của dân tộc.
→ Những cảm xúc trên được biểu hiện cụ thể, trực tiếp và tự nhiên như sự gắn bó và gần gũi của tiếng Việt với con người, thông qua:
- Từ ngữ, hình ảnh ca ngợi vẻ đẹp của tiếng Việt, sức sống trường tồn của tiếng Việt
- Những hình ảnh ẩn dụ, so sánh, thành ngữ, tục ngữ, ca dao... được sử dụng
Câu 8 trang 49 Ngữ Văn 9 Tập 2 Kết nối tri thức: Nêu chủ đề và căn cứ xác định chủ đề của bài thơ Tiếng Việt. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
Trả lời:
- Chủ đề của bài thơ: tình yêu tha thiết đối với quê hương, đất nước, đối với ngôn ngữ và những giá trị văn hóa của dân tộc
- Căn cứ để xác định chủ đề của bài thơ:
- Nhan đề bài thơ
- Mạch cảm xúc và kết cấu của bài thơ
- Các hình ảnh và ngôn ngữ thơ
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là:
- ca ngợi vẻ đẹp của tiếng Việt, thể hiện niềm tin và sức sống trường tồn của tiếng Việt
- bày tỏ tình yêu đối với tiếng Việt
- nhắc nhở mỗi người cần biết trân trọng, gìn giữ và phát triển tiếng Việt
Câu 9 trang 49 Ngữ Văn 9 Tập 2 Kết nối tri thức: Em cần làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?
Trả lời:
Gợi ý những việc mà học sinh cần làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:
- Tránh lạm dụng tiếng lóng, biệt ngữ xã hội trong giao tiếp
- Không sử dụng từ ngữ nước ngoài một cách thiếu cân nhắc, thậm chí thay cho tiếng Việt
- Khi gặp từ ngữ chưa rõ nghĩa thì cần tìm hiểu nghĩa trước khi sử dụng
- Thường xuyên trau dồi kiến thức về tiếng Việt
D. Viết kết nối với đọc Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ
Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) ghi lại cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện trong năm khổ thơ đầu của bài thơ “Tiếng Việt”.
Đang cập nhật...