Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 47 lớp 9 Tập 1 Kết nối tri thức

Soạn văn 9 Tập 1 trang 47 Kết nối tri thức

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 47 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp thanh trong các trường hợp dưới đây:

a. Khóc anh không nước mắt
Mà lòng đau như thắt
Gọi anh chửa thành lời
Mà hàm răng dính chặt.

(Hoàng Lộc, Viếng bạn)

b. Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông…

(Bích Khê, Tì Bà)

c. Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

(Quang Dũng, Tây Tiến)

Trả lời:

CâuBiện pháp tu từ điệp thanhTác dụng
a

- Tác giả lặp lại thanh điệu theo từng nhóm âm tiết: các nhóm âm T - T, B - B xuất hiện nhiều và xen kẽ với nhau

Khóc(T) anh(B) không(B) nước(T) mắt(T)
Mà(B) lòng(B) đau(B) như(B) thắt(T)
Gọi(T) anh(B) chửa(T) thành(B) lời(B)
Mà(B) hàm(B) răng(B) dính(T) chặt(T).

Giúp tạo nên nhịp điệu cho câu thơ lên, xuống liên tiếp như tiếng khóc nức nở của tác giả trước sự ra đi của người bạn thân thiết
b

- Cả 2 câu thơ đều chỉ sử dụng các âm tiết có cùng thanh bằng (B):

Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông…

Giúp tạo nên âm hưởng dịu dàng, nhẹ nhàng, êm ái, miên man cho cảnh mùa thu đẹp đến nao lòng, như không có thực
c

- Tác giả đã:

  • Lặp lại cấu trúc đan xen giữa âm bằng và âm trắc ở 3 câu thơ đầu (T-B-T và B-T-B)
  • Chỉ sử dụng thanh bằng ở câu thơ thứ 4

Dốc(T) lên(B) khúc(T) khuỷu(T), dốc(T) thăm(B) thẳm(T)
Heo(B) hút(T) cồn(B) mây(B) súng(T) ngửi(T) trời(B)
Ngàn(B) thước(T) lên(B) cao(B), ngàn(B) thước(T) xuống(T)
Nhà(B) ai(B) Pha(B) Luông(B) mưa(B) xa(B) khơi(B).

- Việc lặp lại cấu trúc (T-B-T và B-T-B) giúp tạo nhịp điệu lên xuống liên tục, từ đó khắc họa sự hiểm trở, cheo leo của địa hình, nguy hiểm của thiên nhiên núi rừng

Việc sử dụng toàn thanh B ở câu thơ cuối giúp khắc họa sự bình yên, nhẹ nhàng, êm ái của không gian phía xa nơi núi rừng hiểm trở được tả ở 3 câu thơ trước

Câu 2 trang 48 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Trong bài thơ Tiếng đàn mưa, biện pháp tu từ điệp thanh được Bích Khê sử dụng rất đặc biệt: điệp thanh theo từng nhóm âm tiết trong cùng một câu thơ. Hãy làm rõ tác dụng của biện pháp tu từ này trong bài thơ.

Trả lời:

- Biện pháp tu từ điệp thanh theo từng nhóm âm tiết trong cùng 1 câu thơ ở bài thơ Tiếng đàn mưa:

  • Mưa(B) hoa(B) rụng(T), mưa hoa(B) xuân(B) rụng(T)  → Điệp nhóm âm tiết B-B-T
  • Mưa(B) xuống(T) lầu(B), mưa(B) xuống(T) thềm(B) lan → Điệp nhóm âm tiết B-T-B
  • Đầm(B) mưa(B) xuống(T) nẻo đồi(B) mưa(B) xuống(T) → Điệp nhóm âm tiết B-B-T
  • Bóng(T) dương(B) tà(B) rụng bóng(T) tà(B) dương(B) → Điệp nhóm âm tiết T-B-B

- Tác dụng: Tạo giai điệu nhịp nhàng, đều đặn như tiếng mưa rơi trong khung cảnh chiều xuân cứ đều đều, đều rả rích lặp đi lặp lại, kéo dài mãi không dứt

Câu 3 trang 48 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Chỉ ra và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ điệp vần trong đoạn thơ dưới đây:

Rơi hoa hết mưa còn rả rích,
Càng mưa rơi càng tích bóng dương
Bóng dương với khách tha hương
Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi.

(Bích Khê, Tiếng đàn mưa)

Đang cập nhật...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Soạn văn 9 Kết nối tri thức

    Xem thêm