Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Nỗi niềm chinh phụ lớp 9 Kết nối tri thức

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

A. Trước khi đọc Nỗi niềm chinh phụ

Câu 1 trang 41 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Đầu thế kỉ XVIII, nhiều cuộc chiến đã xảy ra trên đất nước ta. Hãy nêu một cuộc chiến mà em biết.

Trả lời:

- Những cuộc chiến xảy ra trên đất nước ta vào giai đoạn đầu thế kỉ XVIII gắn liền với triều đại Tây Sơn, gồm:

  • Trận Cẩm Sa (1775)
  • Trận Ngã bảy (1782)
  • Trận Rạch Gầm - Xoài Mút (1785)
  • Chiến dịch Phú Xuân (1786)
  • Chiến dịch Thăng Long (1786)
  • Trận Mục Sơn (1787).
  • Trận Ngọc Hồi - Đống Đa (1789)
  • Trận Thi Nại (1792)
  • Trận Thị Nại (1801)
  • Trận Trấn Ninh (1802)

- Nêu thông tin về một trận chiến: Chiến dịch Thăng Long diễn ra vào năm 1786 là trận chiến giữa nghĩa quân Tây Sơn và chúa Trịnh, kết thúc với thắng lợi của nghĩa quân Tây Sơn, khi hoàn toàn đánh bại chúa Trịnh, chiếm được thành Thăng Long.

Câu 2 trang 41 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Theo em, những cuộc tiễn đưa trong chiến tranh có gì khác biệt so với tiễn đưa trong hoàn cảnh bình thường cuộc sống?

Trả lời:

Gợi ý:

Cuộc tiễn đưa bình thường trong cuộc sốngCuộc tiễn đưa trong chiến tranh
- Có thể biết cụ thể, chính xác thời gian xa cách và ngày gặp mặt- Không biết phải xa cách bao lâu và khi nào mới được gặp lại

- Người đi xa với mục đích học tập, làm ăn để có cuộc sống tốt hơn hoặc thỏa mãn niềm đam mê nào đó

→ Là việc tốt

- Người đi xa sẽ lên chiến trường, tham gia chiến đấu ác liệt, không biết sẽ phải hi sinh tính mạng vào lúc nào

→ Là điều xấu, nguy hiểm

→ Bầu không khí tiến đưa tuy có nuối tiếc, buồn bã nhưng nhìn chung không khí vẫn vui vẻ, có nhiều hi vọng

→ Bầu không khí buồn bã, đau khổ, căng thẳng, âu lo

B. Đọc văn bản Nỗi niềm chinh phụ

Hình dung trang 41 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Cảnh người chinh phụ tiễn biệt người chinh phu.

Trả lời:

Gợi ý:

- Không gian: nơi tiễn đưa là một nơi gần vườn dâu ở thành Hàm Dương

- Con người:

  • Hai vợ chồng trẻ vừa kết hôn đã phải chia xa, để chồng đến nơi chiến tranh nguy hiểm nên vô cùng bịn rịn, lưu luyến, đi một bước lại dừng lại để ngoái nhìn
  • Người vợ ở lại nhìn chồng đi xa trong sự cô đơn, buồn bã, lo lắng, sầu não trăm bề
  • Người vợ đứng yên nhìn chồng rời đi càng lúc càng xa, cho đến khi không thể nhìn thấy bóng chồng

Theo dõi trang 42 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Các từ ngữ miêu tả cảm xúc của người chinh phụ.

Trả lời:

Tác giả sử dụng những từ ngữ để miêu tả cảm xúc của người chinh phụ như sau: ngẩn ngơ, sầu

Hình dung trang 42 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Tâm trạng của người chinh phụ sau khi chia li người chinh phu

Trả lời:

Tâm trạng của người chinh phụ chuyển biến như sau:

  • Thẫn thờ đứng lặng một chỗ nhìn chồng dần rời xa đến khi khuất bóng
  • Khi không nhìn thấy chồng được nữa thì trở về nhà trong sợ cô đơn, buồn bã, sầu não
  • Lo lắng, bồn chồn cho an nguy của chồng khi phải ra chiến trường nguy hiểm
  • Mong chớ, ngóng trong ngày chồng trở về

C. Trả lời câu hỏi Nỗi niềm chinh phụ

Câu 1 trang 43 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong đoạn trích Nỗi niềm chinh phụ. Những đặc điểm này cho thấy thể thơ song thất lục bát có gì khác với thể thơ lục bát?

Trả lời:

a) Những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong đoạn trích Nỗi niềm chinh phụ:

- Về số chữ, số câu: đan xen các cặp câu 7 tiếng (song thất) với cặp câu 6 chữ và 8 chữ (lục bát)

Dẫn chứng:

Tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống,
Giáp mặt rồi phút bỗng chia tay.

(song thất)

Hà Lương chia rẽ đường này,
Bên đường, trông bóng cờ bay ngùi ngùi.

(lục bát)

Quân trước đã gần ngoài doanh Liễu,
Kỵ sau còn khuất nẻo Tràng Dương.

(song thất)

Quân đưa chàng ruổi lên đường,
Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng.

(lục bát)

- Về vần:

  • Vần lưng:
    • gieo ở tiếng thứ 6 (hoặc thứ 4) của câu 8 tiếng - hiệp vần với tiếng cuối của câu 6 tiếng (trước nó) và tiếng thứ 3 (hoặc thứ 5) của câu 7 tiếng
    • gieo ở tiếng thứ 3 (hoặc thứ 5) của câu thơ 7 tiếng - hiệp vần với tiếng cuối của câu 7 tiếng (liền trước đó)
  • Vần chân: gieo ở tiếng cuối của tất cả các câu thơ

Dẫn chứng:

Tiếngnhạcngựalầnchentiếngtrống
Giápmặtrồiphútbỗngchiatay
lươngchiarẽđườngmây
Bênđườngtrôngbóngcờbayngùingùi
QuântrướcđãgầnngoàidoanhLiễu
KịsaucònkhuấtnẻoTràngDương
Quânđưachàngruổilênđường
Liễudươngbiếtthiếpđoạntrườngnàychăng

- Vần lưng:

  • bay - mây; trường - đường
  • bỗng - trống

- Vần chân: tay - mây; Dương - đường

- Về thanh điệu: Thanh (B) và trắc (T) ở các tiếng ở một số vị trí trong câu thơ là cố định

Dẫn chứng:

Tiếngnhạc

ngựa
T

lần
B
chen
B
tiếngtrống
T
Giáp
T
mặtrồi
B
phút
T
bỗng
T
chia
B
tay
B
Quântrướcđã
T
gần
B
ngoài
B
doanhLiễu
T
Kị
T
saucòn
B
khuất
T
nẻo
T
Tràng
B
Dương
B

- Về ngắt nhịp:

  • Câu 7 tiếng thường ngắt nhịp lẻ trước chẵn sau: 3/2/2 hoặc 3/4
  • Câu 6 và 8 thì ngắt theo thể lục bát

Dẫn chứng:

Tiếng nhạc ngựa/ lần chen tiếng trống, (3/4)
Giáp mặt rồi/ phút bỗng chia tay. (3/4)
Hà Lương/ chia rẽ đường này, (2/4)
Bên đường/, trông bóng/ cờ bay ngùi ngùi. (2/2/4)

Quân trước đã/ gần ngoài doanh Liễu, (3/4)
Kỵ sau còn/ khuất nẻo Tràng Dương. (3/4)
Quân đưa/ chàng ruổi lên đường, (2/4)
Liễu dương/ biết thiếp/ đoạn trường này chăng. (2/2/4)

b) Những đặc điểm của thể song thất lục bát so với thể thơ lục bát:

  • Điểm giống: thể song thất lục bát cũng có các cặp câu 6 - 8 - tức là cặp câu lục bát với đặc điểm về số từ, gieo vần, ngắt nhịp hoàn toàn tương tự thể lục bát
  • Điểm khác: thể song thất xuất hiện xen kẽ giữa các cặp câu lục bát là những câu song thất (với đặc điểm của thể thất ngôn) từ đó tạo nên nhịp điệu mới

Câu 2 trang 43 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Xác định bố cục của đoạn trích và nêu nội dung chính của từng phần.

Trả lời:

Phần 112 câu thơ đầuNỗi niềm người chinh phụ khi vừa chia xa người chinh phu (người chồng)
Phần 212 câu thơ cuốiNỗi niềm người chinh phụ khi một mình ở nhà sau khi chồng đi xa

Câu 3 trang 43 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Đề xuất phương án ngắt nhịp bốn câu thơ sau và cho biết tác dụng của cách ngắt nhịp đó:

Chốn Hàm Kinh chàng còn ngoảnh lại,
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trúng.

Trả lời:

- Gợi ý cách ngắt nhịp:

Chốn Hàm Dương/ chàng còn ngoảnh lại, (3/4)
Bến Tiêu Tương/ thiếp hãy trông sang. (3/4)
Khói Tiêu Tương/ cách Hàm Dương, (3/3)
Cầu Hàm Dương/ cách Tiêu Tương/ mấy trùng. (3/3/2)

- Cách ngắt nhịp trên có tác dụng:

  • Phân tách rõ ràng các địa điểm của người chồng và người vợ (Hàm Dương và Tiêu Tương) để thấy rõ khoảng cách địa lí xa xôi giữa hai người
  • Tạo nên nhịp điệu đồng đều cho câu thơ, bởi các câu thơ đều bắt đầu bằng nhịp 3 (3/4; 3/3, 3/3/2)

Câu 4 trang 44 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép đối trong những câu thơ sau:

  1. Chàng thì đi cõi xa mưa gió
    Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
  2. Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh
  3. Chốn Hàm Kinh chàng còn ngoảnh lại
    Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang

Trả lời:

CâuPhép đốiTác dụng
a

đi - về

- Khắc họa sự trái ngược về hướng đi của hai vợ chồng, từ đó nhấn mạnh sự xa cách về địa lý của người vợ và người chồng càng ngày càng lớn dần
cõi xa - buồng cũ- Tô đậm sự cô đơn, trống vắng của người vợ khi chồng ở nơi xa, còn bản thân trở về chốn cũ
bmây biếc - núi xanh- Hai địa điểm đối lập về vị trí: trên cao tít (mây biếc) và ở dưới mặt đất (núi xanh) tạo nên khoảng không gian xa cách rộng lớn vô cùng tận giữa trời và đất, khắc họa khoảnh cách xa vời giữa hai vợ chồng
cngoảnh lại - trông sang- Hai hành động đối lập nhau bởi thực hiện ở hai vị trí cách nhau rất xa, từ đó nhấn mạnh hành động quay người lại, hướng về nhau, ngóng trông nhau của hai vợ chồng

Câu 5 trang 44 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Nêu và phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ cuối của đoạn trích.

Trả lời:

Biện pháp tu từTác dụng
1. Biện pháp tu từ điệp ngữ (cùng, thấy, ngàn dâu, ai)- Khắc họa sự đồng điệu trong cảm xúc, suy nghĩ của hai vợ chồng, cho thấy tâm trí của cả hai người vẫn đang hướng về nhau với tình yêu thương sâu đậm và nỗi nhớ da diết
2. Biện pháp đối (lòng chàng - ý thiếp)- Khắc họa sự quyến luyến, bịn rịn và tình cảm sâu nặng của hai vợ chồng dành cho nhau trước cảnh chia li, từ đó tô đậm hơn bi kịch của đôi vợ chồng trẻ
3. Biện pháp tu từ ẩn dụ (hình ảnh "xanh xanh những mấy ngàn dâu", "ngàn dâu xanh ngắt"

- Hình ảnh tả thực khung cảnh thiên nhiên nơi người vợ tiễn chồng đi chinh chiến

- Hình ảnh dậm tính tượng trưng vì "ngàn dâu xanh" là một hình ảnh ước lệ:

  • Gợi liên tưởng tới hình ảnh "ngàn dâu bên đường" trong "Mạch thượng tang": lúc đầu ngàn dâu xanh chỉ ước muốn của người phụ nữ về người chồng tài năng và thành đạt, nhưng chính nó lại trở thành thứ khiến vợ chồng phải xa cách nhau. Từ đó, hình ảnh "ngàn dâu xanh" khắc họa cho tâm trạng đầy mâu thuẫn và cảnh ngộ trớ trêu của người chinh phụ (người chồng ra trận nếu lập công sẽ đem về vinh hoa phú quý, nhưng cũng khiến vợ chồng xa cách)
  • Gợi liên tưởng tới thành ngữ "thương hải tang điền" (biển xanh hóa thành nương dâu": ở đây "ngàn dâu" tượng trưng cho sự thay đổi, biến cố lớn của cuộc đời, đến mức chẳng còn gì giống với trước đây nữa. Từ đó giúp đẩy đến cao độ nỗi buồn khổ của người chinh phụ khi nghĩ về tương lai phía trước (sợ chồng không thể trở về đoàn tụ)

Câu 6 trang 44 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Người chinh phụ tiễn người chinh phu ra trận với tâm trạng thế nào? Qua tâm trạng đó của người chinh phụ, em hiểu gì về giá trị cuộc sống?

Trả lời:

- Người chinh phụ tiễn người chinh phu ra trận với tâm trạng:

  • Lưu luyến, quyến luyến những giây phút cuối cùng bên chồng trước khi chồng đi xa, không biết ngày trở về
  • Sự cô đơn, trống trải, vắng vẻ trong tâm hồn khi từ nay phải một mình ở nhà chờ chồng trong vô vọng
  • Buồn lo, sầu muộn về tương lai mở mịt phía trước, về sự an nguy của người chồng khi anh đến nơi chiến trận

- Qua tâm trạng đó của người chinh phụ, em hiểu rằng mọi cảm xúc, suy tư của người chinh phụ đều gắn với người chồng của mình:

  • Cô trân trọng và thuận theo lý tưởng của chồng là ra chiến trường lập công để gây dựng sự nghiệp (dù trong lòng chất chứa đau khổ, cô đơn, muộn phiền)
  • Cô trân trọng, nâng niu những tình cảm, kỉ niệm với người chồng mà mình yêu tha thiết
  • Cô sẵn sàng hi sinh hạnh phúc của bản thân để chồng mình được như ý nguyện

→ Người chinh phụ là một người phụ nữ nương tựa cảm xúc, cuộc sống của mình ở người hồng, hi sinh tất cả mọi thứ của bản thân cho hạnh phúc, lý tưởng của chồng. Chồng chính là cuộc sống của cô. Từ đó cho thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa.

Câu 7 trang 44 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Em có ấn tượng nhất với hình ảnh nào trong đoạn trích? Vì sao?

Trả lời:

HS tự chọn một hình ảnh mà em yêu thích để trả lời.

D. Viết kết nối với đọc Nỗi niềm chinh phụ

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích tâm trạng của người chinh phụ thể hiện trong bốn câu thơ sau:

Chàng thì đi cõi xa mưa gió,
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.
Đoái trông theo đã cách ngăn,
Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh.

Trả lời:

HS tham khảo các đoạn văn mẫu hay tại đây: Viết đoạn văn phân tích tâm trạng của người chinh phụ thể hiện trong 4 câu thơ

E. Soạn bài Nỗi niềm chinh phụ lớp 9 Ngắn nhất 

>> HS tham khảo bài soạn ngắn gọn nhất tại đây Soạn bài Nỗi niềm chinh phụ lớp 9 Ngắn nhất 

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn văn 9 Kết nối tri thức

    Xem thêm