Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Cảnh ngày xuân lớp 9 Cánh Diều

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

A. Đọc hiểu Cảnh ngày xuân

Câu 1 trang 35 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Chú ý việc sử dụng từ ngữ để miêu tả mùa xuân.

Trả lời:

Những từ ngữ được sử dụng để miêu tả mùa xuân là:

  • Thời gian: "ngày xuân", "chín chục đã ngoài sáu mươi"
  • Không gian: "thiều quang"
  • Thiên nhiên: "cỏ non xanh tận chân trời", "cành lê trắng điểm một vài bông hoa"

Câu 2 trang 35 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Lễ hội mùa xuân được khắc hoạ qua các hình ảnh nào?

Trả lời:

Lễ hội mùa xuân được khắc hoạ qua các hình ảnh như sau:

- Hoạt động chính của lễ hội: "tảo mộ", "đạp thanh"

- Không khí lễ hội:

  • "gần xa nô nức yến anh"
  • "sắm sửa bộ hành chơi xuân"
  • "dập dìu tài tử, giai nhân"
  • "ngựa xe như nước, áo quần như nêm"

Câu 3 trang 35 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Cảnh vật buổi chiều được miêu tả có gì khác với cảnh buổi sáng?

Trả lời:

Cảnh vật buổi chiều được miêu tả với các hình ảnh:

  • "tà tà bóng ngả về tây"
  • "chị em thơ thẩn dan tay ra về"

→ Cảnh vật trở nên thanh tĩnh, nhuốm màu chiều tà, có chút buồn rầu bởi phải rời khỏi lễ hội, không còn sự vui tươi, rộn ràng như buổi sáng nữa

B. Trả lời câu hỏi Cảnh ngày xuân

Câu 1 trang 37 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Đoạn trích Cảnh ngày xuân kể lại việc gì? Xác định bố cục của đoạn trích?

Trả lời:

- Đoạn trích Cảnh ngày xuân kể lại việc chị em Thúy Kiều đi chơi xuân, tham gia lễ tảo mộ và hội đạp thanh (trong tiết Thanh minh, tháng 3 âm lịch)

- Bố cục của đoạn trích:

PhầnGiới hạnNội dung
Phần 14 dòng đầu- Miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên mùa xuân
Phần 28 dòng tiếp theo- Miêu tả khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh
Phần 3phần còn lại- Miêu tả cảnh chị em Thúy Kiều ra về sau buổi du xuân

→ Nhận xét: ba phần trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, kết cấu theo trình tự thời gian. Nhờ vậy tuy chỉ là một đoạn trích nhưng "Cảnh ngày xuân" vẫn có kết cấu như một bài thơ lớn, tạo nên sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người.

Câu 2 trang 37 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Qua bốn dòng thơ đầu, em hình dung quang cảnh được Nguyễn Du miêu tả như thế nào?

Trả lời:

Hình dung quang cảnh thiên nhiên mùa xuân được Nguyễn Du miêu tả trong bốn dòng thơ đầu:

- Vẻ đẹp buổi sáng mùa xuân rạng rỡ với ánh Mặt Trời ấm áp, sáng ngời cuối mùa xuân: "Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi"

- Vẻ đẹp mơn mởn, bát ngát, tràn ngập sức sống của cỏ cây, hoa lá vào mùa xuân:

"Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"

→ Khắc họa sự tươi trẻ, trong sáng, thanh nhã của cảnh sắc và cả tâm trạng con người khi được hòa mình, chìm đắm trong cảnh thiên nhiên mùa xuân tràn trề nhựa sống

→ Tác giả đã khéo léo vận dụng bút pháp ước lệ cổ điển trong tả cảnh, chỉ chọn một vài chi tiết tiêu biểu để gợi lên cảnh sắc mùa xuân, nhưng thiên nhiên vẫn hiện lên tươi trẻ, mới mẻ, không trở nên xưa cũ.

Câu 3 trang 37 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Lễ hội trong tiết Thanh minh được miêu tả như thế nào trong tám dòng thơ tiếp theo?

Trả lời:

Lễ hội trong tiết Thanh minh được miêu tả trong tám dòng thơ tiếp theo như sau:

- Phần lễ: được thực hiện với các hoạt động mang đậm phong tục truyền thống như sắm sửa lễ vật, cúng bái để thể hiện lòng thành kính, biết ơn với những người thân đã mất

- Phần hội:

  • Các nam thanh nữ tú tham gia hội đạp thanh - tức hội du xuân ở chốn đồng quê
  • Bầu không khí lúc này đông vui, náo nhiệt, tràn ngập sức sống như cảnh sắc thiên nhiên xung quanh, được khắc họa bởi các tính từ như "nô nức", "dập dìu"

Câu 4 trang 37 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Hãy so sánh bức tranh thiên nhiên ở bốn dòng thơ đầu và sáu dòng thơ cuối, phân tích để thấy được mối quan hệ giữa cảnh vật và tâm trạng của chị em Thuý Kiều trong đoạn trích.

Đang cập nhật...

Câu 5 trang 38 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Khái quát những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (việc sử dụng ngôn ngữ, xây dựng hình ảnh; những biện pháp nghệ thuật chủ yếu; thể thơ lục bát, …).

Đang cập nhật...

Câu 6 trang 37 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Trong đoạn trích trên, em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao?

Đang cập nhật...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn văn 9 Cánh Diều

    Xem thêm