Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Bếp lửa lớp 9 Cánh Diều

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Đọc hiểu Bếp lửa lớp 9 Cánh Diều

Câu 1 trang 39 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

Trả lời:

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là: người cháu (người lính)

Câu 2 trang 39 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Xác định vần và nhịp của các dòng thơ.

Trả lời:

- Gieo vần: các khổ thơ đều tập trung gieo vần chân, vần cách

Dẫn chứng:

"Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!"

- Ngắt nhịp: đa dạng (3/4, 3/5, 4/4, 4/5, 4/3/2. 3/3/2. 5/4)

Dẫn chứng:

"Lận đận đời bà/ biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi/, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ/ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa/ ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương/, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới/, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả/ những tâm tình tuổi nhỏ...
Ôi kỳ lạ/ và thiêng liêng/ – bếp lửa!"

Câu 3 trang 39 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Chú ý tính tự sự kết hợp với biểu cảm ở các dòng thơ 4-26

Trả lời:

  • Tính tự sự: kể lại những sự việc xảy ra trong suốt 8 năm người cháu sống cùng bà (bố mẹ ở chiến khu)
  • Tính biểu cảm: sao mà tha thiết thế, thương bà khó nhọc

→ Các yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố biểu cảm giúp khắc họa lại những kỉ niệm tuổi thơ bên người bà sống động, chân thực và giàu cảm xúc hơn

Câu 4 trang 40 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Chú ý những lời nói, việc làm của bà.

Trả lời:

- Những lời nói của bà:

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

- Những việc làm của bà: kể chuyện những ngày ở Huế, dạy cháu làm, chăm cháu học, vững lòng, dặn cháu đinh ninh

Câu 5 trang 40 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn này.

Trả lời:

Biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ là: sử dụng điệp từ "nhóm" lặp lại liên tiếp bốn lầ ở đầu bốn câu thơ, giúp nhấn mạnh hành động của bà, không chỉ khơi dậy ngọn lửa mà còn khơi lên, thắp lên niềm hạnh phúc, bình yê cho người cháu trong những năm tháng tuổi thơ

Câu 6 trang 40 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Khổ thơ cuối thể hiện cảm xúc gì của nhân vật trữ tình?

Trả lời:

Khổ thơ cuối thể hiện tình yêu thương, quý mến, kính trọng, biết ơn của nhân vật trữ tình dành cho bà của mình. Cùng với đó là trái tim luôn nghĩ, luôn nhớ và luôn hướng về bà dù đang ở phương xa

Trả lời câu hỏi Bếp lửa lớp 9 Cánh Diều

Câu 1 trang 41 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Kết cấu của bài thơ Bếp lửa được tổ chức theo trình tự nào? Cảm hứng của tác giả trong bài thơ là gì?

Trả lời:

- Kết cấu của bài thơ được tổ chức theo trình tự: hiện tại - quá khứ - hiện tại

Phần 1Dòng 1-3- Giới thiệu hình ảnh bếp lửa
Phần 2Dòng 4-29- Hồi tưởng về bà và bếp lửa gắn với các kỉ niệm thời thơ ấu
Phần 3Dòng 30-37- Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà
Phần 4Phần còn lại- Hình ảnh và bếp lửa sống mãi trong tâm hồn cháu

- Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ này là: nỗi nhớ, tình yêu thương, sự kính trọng và biết ơn của người cháu dành cho bà của mình

Câu 2 trang 41 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Người cháu đã hồi tưởng các kỉ niệm về bà và tình bà cháu ở những thời điểm nào? Trong mỗi kỉ niệm đó, tình bà cháu được thể hiện như thế nào? Người bà có ý nghĩa gì với người cháu?

Trả lời:

- Người cháu đã hồi tưởng các kỉ niệm về bà và tình bà cháu ở những thời điểm sau:

  • "lên bốn tuổi"
  • "tám năm ròng"
  • "năm giặc đốt làng"

- Trong mỗi kỉ niệm đó, tình bà cháu được thể hiện như sau:

"lên bốn tuổi""tám năm ròng""năm giặc đốt làng"

- Đây là thời gian gắn với nạn đói mùa xuân năm 1945 của nước ta

- In đậm trong tâm trí của người cháu là "mùi khói" bếp "hun nhèm mắt" → Đây là hình ảnh tượng trưng cho những ngày tháng cơ cực, thiếu thốn trăm bề

→ Từ đó, người cháu gián tiếp bộc lộ nỗi thương bà, khi một mình bà gồng gánh cháu vượt qua chuỗi ngày gian khó ấy. Tinh cảm ấy khiến người cháu "Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay"

- Đây là khoảng thời gian gắn với những kỉ niệm đầy ắp âm thanh của chim tu hú và tình bà cháu sâu sắc bên bếp lửa:

+ Tiếng chim tu hú gợi ra cảnh vắng vẻ, côi cút, hoang vắng trong lòng hai bà cháu (nhớ thương bố mẹ của người cháu đi công tác ở chiến khu)

+ Người bà thay cha mẹ đồng hành bên cháu, dạy dỗ và chăm sóc cháu ân cần

→ Bởi những điều ấy, mà người cháu cảm nhận sâu sắc sự khó nhọc của bà và luôn biết ơn, yêu thương, quấn quýt bên bà

- Đây là thời gian gắn với những đau thương và mất mát, khi ngôi nhà của hai bà cháu bị giặc tàn phá. Dù hoàn cảnh khó khăn là vậy nhưng bà vẫn vững lòng, trở thành chỗ dựa tinh thần cho người cháu còn nhỏ

- Không chỉ vậy, bà còn lo lắng cho hai người con của mình (bố mẹ người cháu ở chiến khu), sợ hai người lo lắng không yên, nên không cho người cháu kể chuyện xấu ở nhà cho bố mẹ

- Ý nghĩa của người bà đối với người cháu: Bà không chỉ là người nuôi nấng, dạy dỗ, chăm sóc cháu mỗi ngày mà còn là điểm tựa tinh thần cho cháu trong những tháng ngày tuổi thơ khó khăn, vắng bóng cha mẹ → Tình yêu thương của bà là sức mạnh to lớn dẫn cháu trưởng thành và khôn lớn

Câu 3 trang 41 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ có đặc điểm gì? Vì sao khi nhắc đến bếp lửa, người cháu lại nhớ đến bà và ngược lại? Hãy chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa được khắc họa trong bài thơ.

Trả lời:

- Đặc điểm hình ảnh bếp lửa trong bài thơ: vừa là hình ảnh tả thực, vừa là hình ảnh biểu tượng

- Khi nhắc đến bếp lửa, người cháu lại nhớ đến bà và ngược lại, bởi vì:

  • bếp lửa là do bàn tay của bà nhóm lên - gắn với những khó khăn, gian khổ của đời bà
  • bếp lửa thể hiện sự tần tảo, chịu khó, nhẫn nại và tình yêu thương, săn sóc của bà dành cho con cháu
  • bếp lửa không chỉ nhóm lên bằng nhiên liệu (gỗ, rơm) mà còn dược nhóm lên từ ngọn lửa của sức sống, của lòng yêu thương, của niềm tin trong lòng bà

- Ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa được khắc họa trong bài thơ: bếp lửa tượng trưng cho tình cảm của bà dành cho con cháu

Câu 4 trang 41 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Hãy xác định những dòng thơ trong bài có hình ảnh ẩn dụ và nêu tác dụng của các hình ảnh đó. Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?

Đang cập nhật...

Câu 5 trang 41 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Theo em, những điều gì tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ Bếp lửa?

Đang cập nhật...

Câu 6 trang 41 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Từ bài thơ Bếp lửa, em hãy lí giải vì sao những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

Đang cập nhật...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm

    Soạn văn 9 Cánh Diều

    Xem thêm