Tất cả công thức Tiếng Anh lớp 9

Cập Nhật: Đề tuyển sinh lớp 10 môn Anh Hà Nội năm 2022 có đáp án HOT

Với mong muốn giúp các em học sinh học tốt Tiếng Anh lớp 9 chương trình mới, VnDoc.com đã đăng tải tài liệu Tổng hợp tất cả các công thức Tiếng Anh lớp 9 quan trọng dưới đây. Tài liệu Ngữ pháp Tiếng Anh lớp 9 bao gồm toàn bộ công thức ngữ pháp trọng tâm có trong chương trình học như Thì Tiếng Anh: Hiện tại đơn, Quá khứ đơn,.... Cấu trúc Danh động từ, Câu gián tiếp, Động từ nguyên thể có To và Động từ nguyên thể không To... giúp học sinh lớp 9 hệ thống lại kiến thức Ngữ pháp Tiếng Anh cả năm hiệu quả.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

I. Các Thì trong tiếng Anh lớp 9

1. Thì hiện tại đơn - simple present tense

- Với động từ thường

+ (khẳng định): S + vs/es + o

+ (phủ định): S+ do/does + not + v +o

+ (nghi vấn): Do/does + s + v+ o ?

- Với động từ tobe

+ (khẳng định): S+ am/is/ are + o

+ (phủ định): S + am/is/ are + not + o

+ (nghi vấn): Am/is/ are + s + o

- Dấu hiệu nhận biết: Always, every, usually, often, sometimes, rarely, generally, frequently, seldom, never, ...

Lưu ý : Ta thêm "Es" Sau các động từ tận cùng là: O, s, x, ch, sh.

Quy tắc thêm “s/es”

- Động từ có chữ cái tận cùng là “o, x, s, z, sh, ch” sẽ thêm es

Eg: watch => watches

- Động từ tận cùng là “y” trước nó là một phụ âm thì bỏ “y” thêm “ies”

Eg: study => studies

- Các trường hợp còn lại thì thêm “s” bình thường

- Trường hợp bất quy tắc: have => has

Cách phát âm đuôi “s/ es”

- /iz/ khi âm tận cùng là /dʒ/, /z/, /s/, /ʃ/, /tʃ/, /ʒ/

- /s/ khi âm tận cùng là /f/, /p/, /k/, /t/, /θ/

- /z/ khi âm tận cùng là các phiên âm còn lại.

2. Thì hiện tại tiếp diễn - present progressive

- Công thức:

+ Khẳng định: S + be (am/ is/ are) + v_ing + o

+ Phủ định:S+ be + not + v_ing + o

+ Nghi vấn: Be + s+ v_ing + o

- Dấu hiệu nhận biết: now, right now, at present, at the moment, look!, listen!, be quiet!, keep silent!

* Lưu ý: Không dùng thì này với các động từ chỉ nhận thức chi giác như : To be, see, hear, understand, know, like, want, glance, feel, think, smell, love, hate, realize, seem, remember, forget,.........

Quy tắc thêm đuôi -ing

- Thông thường thì chúng ta chỉ cần thêm đuôi “ing” đứng sau động từ.

Eg: play => playing

- Khi động từ tận cùng là “e” thì ta bỏ “e” đi rồi mới thêm “ing”

Eg: make => making

- Khi động từ tận cùng là “ee” thì ta chỉ cần thêm “ing” phía sau

Eg: see => seeing

- Khi động từ tận cùng là “ie” thì ta đổi “ie” thành “y” rồi sau đó thêm “ing”

Eg: lie => lying

- Những quy tắc gấp đôi phụ âm ở cuối khi ta thêm “ing” :động từ có 1 âm tiết, tận cùng là “Nguyên âm + Phụ âm” (Trừ h, w, x, y), thì ta gấp đôi phụ âm và sau đó thêm “ing”.

Eg: put => putting

- Khi động từ có 2 âm tiết thì trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ 2. Nếu tận cùng là “nguyên âm+phụ âm” (trừ h, w, x, y), ta gấp đôi phụ âm và sau đó thêm “ing”

Eg: begin => beginning

- Những động từ tận cùng bằng “C” , thì ta phải thêm chữ “K” ở cuối rồi sau đó mới thêm “ing”.

Eg: Traffic => trafficking

3. Thì hiện tại hoàn thành - present perfect

- Công thức:

+ Khẳng định: S + have/ has + past participle (v3) + o

+ Phủ định: S + have/ has + not+ past participle + o

+ Nghi vấn: Have/ has +s+ past participle + o

- Dấu hiệu nhận biết: Already, not...yet, just, ever, never, since…., for…, recenthy, before, ago, up to new, this is the first time,

- Cách dùng:

+ Since + thời gian bắt đầu (1995, i was young, this morning etc.) khi người nói dùng since, người nghe phải tính thời gian là bao lâu.

+ For + khoảng thời gian (từ lúc đầu tới bây giờ) khi người nói dùng for, người nói phải tính thời gian là bao lâu.

4. Thì quá khứ đơn - past simple

- Với động từ thường

+ (khẳng định): S + v_ed + o

+ (phủ định): S + did+ not + v + o

+ (nghi vấn): Did + s+ v+ o ?

- Với tobe

+ (khẳng định): S + was/were + o

+ (phủ định): S+ was/ were + not + o

+ (nghi vấn): Was/were + s+ o ?

- Từ nhận biết: Yesterday, yesterday morning, last week, last month, last year, last night.
Chủ từ + động từ quá khứ

* Lưu ý:

- when + thì quá khứ đơn (simple past)

- When+ hành động thứ nhất

Cách phát âm đuôi “ed”

- Đuôi /ed/ được phát âm là /t/: Khi động từ kết thúc bằng âm /s/, /f/, /p/, /ʃ/, /tʃ/, /k/.

- Đuôi /ed/ được phát âm là /id/: Khi động từ kết thúc bằng âm /t/ hoặc /d/.

- Đuôi /ed/ được phát âm là /d/: Với những trường hợp còn lại.

Cách thêm đuôi “ed”

- Với những động từ kết thúc bằng e ta chỉ việc thêm d.

Eg: dance => danced

- Với những động từ kết thúc bằng phụ âm + y ta đổi y thành i rồi mới thêm -ed.

Eg: study => studied

- Với những động từ kết thúc bằng nguyên âm + y thì thêm ed

Eg: play => played

- Với những động từ 1 âm tiết kết thúc bằng phụ âm + nguyên âm + phụ âm, ta gấp đôi phụ âm cuối trước khi thêm -ed.

Eg: plan => planned

- Với những động từ có 2 âm tiết, trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2, tận cùng là một phụ âm trước đó là một nguyên âm thì nhân đôi phụ âm và thêm “ed”

Eg: prefer => preferred

- Những trường hợp động từ thường còn lại thì thêm “ed”

5. Thì quá khứ tiếp diễn - past progressive

a. Công thức:

+ Khẳng định: S + was/were + v_ing + o

+ Phủ định: S + wasn’t/weren’t+ v-ing + o

+ Nghi vấn: Was/were + s+ v-ing + o?

- Từ nhận biết: While, where, at that very moment, at 10:00 last night, and this morning (afternoon), when

chủ từ + were/was + động từ thêm -ing

while + thì quá khứ tiếp diễn (past progressive)

b. Cách dùng

- Dùng để diễn tả một hành động đang xảy ra tại một thời điểm xác định trong quá khứ.

- dùng để diễn tả một hành động đang xảy ra thì một hành động khác xen vào.

- Diễn tả hai hành động đồng thời xảy ra tại một thời điểm trong quá khứ, trong câu thường có từ “while”

c. Quy tắc thêm đuôi -ing

- Thông thường thì chúng ta chỉ cần thêm đuôi “ing” đứng sau động từ.

Eg: play => playing

- Khi động từ tận cùng là “e” thì ta bỏ “e” đi rồi mới thêm “ing”

Eg: make => making

- Khi động từ tận cùng là “ee” thì ta chỉ cần thêm “ing” phía sau

Eg: see => seeing

- Khi động từ tận cùng là “ie” thì ta đổi “ie” thành “y” rồi sau đó thêm “ing”

Eg: lie => lying

- Những quy tắc gấp đôi phụ âm ở cuối khi ta thêm “ing” :động từ có 1 âm tiết, tận cùng là “Nguyên âm + Phụ âm” (Trừ h, w, x, y), thì ta gấp đôi phụ âm và sau đó thêm “ing”.

Eg: put => putting

- Khi động từ có 2 âm tiết thì trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ 2. Nếu tận cùng là “nguyên âm+phụ âm” (trừ h, w, x, y), ta gấp đôi phụ âm và sau đó thêm “ing”

Eg: begin => beginning

- Những động từ tận cùng bằng “C” , thì ta phải thêm chữ “K” ở cuối rồi sau đó mới thêm “ing”.

Eg: Traffic => trafficking

6. Thí quá khứ hoàn thành - Past Perfect

a. Cấu trúc

(+) S + had + PII

(-) S + hadn’t + PII

(?) Had + S + PII?

b. Cách sử dụng

- Diễn tả một hành động xảy ra và kết thúc trước một hành động khác trong quá khứ.

Lưu ý: Thí quá khứ hoàn thành thường dùng kèm với thì quá khứ đơn để diễn tả hành động xảy ra và kết thúc trước hành động khác bắt đầu.

c. Dấu hiệu nhận biết

c.1. Qua các từ nhận biết

Dấu hiệu nhận biết của thì quá khứ hoàn thành thông qua các từ như: before, after, until, by the time, when by, for, as soon as, by the end of + time in past,...

Ví dụ:

- Before I went to work, my mother packed lunch for me (Trước khi tôi đi làm, mẹ tôi đã đóng gói bữa trưa cho tôi).

- My boyfriend hadn't recognized me until I took off my mask (Bạn trai tôi đã không nhận ra tôi cho đến khi tôi cởi khẩu trang ra).

c.2. Qua vị trí của các liên từ

Ngoài nhận biết thì quá khứ hoàn thành thì bạn còn có thể nhận biết qua vị trí của các liên từ trong câu. Cụ thể:

- When (khi):

Ví dụ: When I arrived at the airport, my flight had taken off before 2 hours.

(Khi tôi tới sân bay, chuyến bay của tôi đã cất cánh trước 2 tiếng đồng hồ).

- Before (trước khi): Mệnh đề trước before dùng thì quá khứ hoàn thành, sau before dùng quá khứ đơn.

Ví dụ: Before I had parted with him, we went around the world together (Trước khi tôi chia tay anh ấy, chúng tôi đã cùng nhau đi vòng quanh thế giới).

- After (sau khi): Dùng khi quá khứ hoàn thành sau mệnh đề after

Ví dụ: we went home after we had arrived in sapa 2 days 1 night (Chúng tôi về nhà sau khi chúng tôi đến sapa 2 ngày 1 đêm).

- By the time (vào thời điểm)

Ví dụ: I had finished my homework by the time the teacher checked it (Tôi đã làm bài tập về nhà xong vào thời điểm cô giáo kiểm tra)

- Hardly/Scarcely/Barely …. when …..: Là cấu trúc đảo ngữ chỉ dùng thì quá khứ hoàn thành.

Ví dụ: Hardly had I gone out when it rained. (Tôi vừa mới ra ngoài thì trời mưa.)

7. Thì tương lai - simple future

a. Công thức:

+ Khẳng định: S + shall/will + v_inf + o

+ Phủ định: S + shall/will + not+ v_inf + o

+ Nghi vấn: Shall/will + s + v_inf + o?

- Từ nhận biết : This….., tonight……, tomorrow, next……, in…… .

b. Cách sử dụng:

- Diễn tả hành động sẽ được thực hiện trong tương lai

- Diễn tả một quyết định ngay tại thời điểm nói

- Diễn tả một lời hứa

8. Thì tương lai gần – near future

- Công thức:

Am/is/are + going to +v

- Từ để nhận dạng: This_, tonight, tomorrow, next_, in_...

- Cách dùng:

+ Khi quí vị đoán (predict, guess), dùng will hoặc be going to. Khi quí vị chỉ dự định trước, dùng be going to không được dùng will.

Chủ từ + am (is/are) going to + động từ (ở hiện tại: Simple form)

+ Khi quí vị diễn tả sự tình nguyện hoặc sự sẵn sàng, dùng will không được dùng be going to.

Chủ từ + will + động từ (ở hiện tại: Simple form)

II. Danh Động Từ - Gerund

– Làm chủ ngữ

Ex: Smoking is harmful.

– Sau giới từ: at, in, on, up, from, about, of, off, with, without, for, upon, …+ V-ing

Ex: She is good at singing.

- Sau một số động từ: Verb + V-ing: admit, advise, anticipate, appreciate, avoid complete, consider, delay, deny, detest, discuss, dislike, enjoy, escape, excuse, fancy, finish, forget, can’t help hope, imagine, involve, keep, mention, mind, miss, postpone, practice, quit, recall, recollect, recommend, regret, remember, resent, resist risk, save, stop, suggest, tolerate, understand, can’t bear, can’t stand, can’t face, feel like

- Sau một số động từ: stop, remember, involve, imagine, risk, discover, dislike, mind, waste, spend, catch, find, leave,…+ O + V-ing

EX: I caught him climbing the fence.

III. Động từ nguyên thể có to - The Infinitive with To

Cách dùng:

- Chỉ mục đích kết quả.

Ex: I went to the post office to buy some stamps

- Làm chủ ngữ và tân ngữ.

Ex: To get up early is not easy for me

- Sau BE + V3 + TO V

- Sau Adj + TO V

Ex: It’s harmful to smoke cigarettes.

- Sau các Question words: What, How, Where, Who, When, …

Ex: I don’t know how to speak English fluently.

- Sau FOR + O + To V , OF + O + To V

Ex: It is very kind of you to help me.

- Sau một số động từ: ( Verb + To V)

afford, agree, appear, attempt, arrange, ask, bear, begin, beg, care, cease, choose, continue, claim, consent, decide, demand, deserve, determine, desire, expect, fail, fear, hate, forget, hesitate, hope, intend, learn, long, love, manage , mean, need, neglect, offer, omit, plan, prepare, prefer, prepare, pretend, promise, propose, refuse, regret, remember, seem, start, struggle, swear, threaten, volunteer, wait, want, wish, cease, come, strive, tend, use, ought

- Sau VERB + O + TO V

advise, allow, ask, beg, cause, challenge, convince, dare, encourage, expect, force, hire, instruct, invite, need, order, permit, persuade, remind, require, teach, tell, urge, want, warn, wish, help, refuse

EX: I allow you to go out.

IV. Động từ nguyên thể không To - The Infinitive without To

- After: auxiliaries/ modal verb:

Can, Could, May, Might, Must, Mustn’t, Needn’t, Shall, Should, Will, Would,… + V(inf)

Ex: He can run very fast.

- Sau : DO, DOES, DID

Ex: I don’t know.

- after the following expressions: Had Better, Would Rather, Would Sooner, Why Not, Why Should We,

- Why Should We Not + V(inf)

Ex: + You had better clean up your room.

- Sau các động từ chỉ giác quan: Feel, Hear, Notice, See, Watch, … + O + V(inf)

Ex:+ She feels the rain fall on her face.

- Sau LET + O + V(inf)

Ex: + Sandy let her child go out alone.

+ Mother let her daughter decide on her own.

- After MAKE + O + V(inf)

Ex: She made Peggy and Samantha clean the room.

V. Cấu trúc câu gián tiếp - The Reported Speech

· S1 +said (that) + S + v_ed/ V2

· S + asked + O + Question word + S + V_ed/ V2

· S + O + If/ whether + S +V_ed/ V2

· S + asked/ reminded/ told + O + To_V/ Not to_V

VI. Câu bị động - Passive voice

Cấu trúc chung

Câu chủ động

S1

V

O

Câu bị động

S2

TO BE

PII

Công thức chuyển câu chủ động sang câu bị động:

Thì

Chủ động

Bị động

Hiện tại đơn

S + V(s/es) + O

S + am/is/are + P2

Hiện tại tiếp diễn

S + am/is/are + V-ing + O

S + am/is/are + being + P2

Hiện tại hoàn thành

S + have/has + P2 + O

S + have/has + been + P2

Quá khứ đơn

S + V(ed/Ps) + O

S + was/were + P2

Quá khứ tiếp diễn

S + was/were + V-ing + O

S + was/were + being + P2

Quá khứ hoàn thành

S + had + P2 + O

S + had + been + P2

Tương lai đơn

S + will + V-infi + O

S + will + be + P2

Tương lai hoàn thành

S + will + have + P2 + O

S + will + have + been + P2

Tương lai gần

S + am/is/are going to + V-infi + O

S + am/is/are going to + be + P2

Động từ khuyết thiếu

S + ĐTKT + V-infi + O

S + ĐTKT + be + P2

Một số cấu trúc bị động đặc biệt

1. Động từ có 2 tân ngữ (verb with two objects)

Khi động từ chủ động có 2 tân ngữ, tân ngữ trực tiếp (direct object) và tân ngữ gián tiếp (indirect object) thì cả 2 tân ngữ đều có thể làm chủ ngữ cho câu bị động. Tuy nhiên tân ngữ chỉ người thường được dùng hơn.

Ex:

-- They gave Vicky (I.O) a book (D.O) for Christmas.

=> Vicky was given a book for Christmas.

=> A book was given to Vicky for Christmas.

2. Động từ chỉ giác quan (verbs of perception: see, notice, hear, look, watch,…)

Active

S + V + O + bare-inf/ V-ing

Passive

S + be + past participle + to-inf/ V-ing

Ex:

-- I saw him come out of the house. => He was seen to come out of the house.

-- They didn’t notice her leaving the room. => She wasn’t noticed leaving the room.

3. Động từ chỉ cảm xúc (verbs of feeling: like, love, hate, wish, prefer, hope, want…)

Active

S + V + O + to-inf

Passive

S + V + O + to be + past part.

Ex: She likes us to hand our work in on time.

=> She likes our work to be handed in on time.

Active

S + V + O + V-ing

Passive

S + V + being + past part.

Ex: I don’t like people telling me what to do.

=> I don’t like being told what to do.

4. Động từ chỉ ý kiến (verbs of opinion: say, think, believe, report, know,…)Active

S + V (+ that) + clause (S2 + V2 + O2…)

Passive

It + be + V (past part.) (+ that) + clause

S2 + be + V (past part.) + to-inf/ to have + past part

⇒ Dùng to-inf khi hành động trong mệnh đề that xảy ra đồng thời hoặc xảy ra sau hành động trong mệnh đề chính.

⇒ Dùng perfect inf (to have + past participle) khi hành động trong mệnh đề that xảy ra trước hành động trong mệnh đề chính.

Ex: They believe (that) he is dangerous.

=> It is believed (that) he is dangerous.

=> He is believed to be dangerous.

5. Động từ let, make, help

Active

S + let/make/help + O + bare-inf

Passive

S + be + made/helped + to-inf

S+ be + let + bare-inf

Ex: They made him tell them everything.

=> He was made to tell them everything.

6. Thể sai khiến (Causative form)

Active

S + have + O1 (person) + V (bare-inf) + O2 (thing)

S + get + O1 (person) + V (to-inf) + O2 (thing)

Passive

S+ have/get + O2 (thing) + V (past part)

Ex: Paul has had his sister check his composition.

=> Paul has had his composition checked.

VII. Câu ước với Wish trong tiếng Anh

1. Present wish: (ước muốn ở hiện tại):

Động từ của mệnh đề đứng sau “wish” hoặc “If only”dùng thì quá khứ giả định

S + wish = If only (Ước gì)

S + wish (es) + S + V2/ Ved/ WERE

-> Be: WERE dùng cho tất cả các ngôi

2. Future wish: (Mơ ước ở tương lai):

Động từ của mệnh đề đứng sau “wish” dùng thì tương lai trong quá khứ.

S + wish (es) +S + would/ could/ should/ might + Vo

3. Past Wish (ước muốn ở quá khứ):

Động từ của mệnh đề đứng sau “wish” dùng thì quá khứ hoàn thành.

S + wish (ed) +S + had + V3/Ved

VIII. Câu điều kiện trong Tiếng Anh

1. Câu điều kiện loại 0

- Diễn tả thói quen hay sự thật hiển nhiên

Cấu trúc: If + S + V(s,es), S+ V(s,es)

2. Câu điều kiện loại 1

- Câu điều kiện là câu gồm hai phần: Một phần nêu lên điều kiện của hành động và một phần còn lại nêu kết quả của hành động đó, hay còn gọi là mệnh đề chỉ điều kiện (thường bắt đầu với if) và mệnh đề chính (chứa will/ would)

- Mệnh đề chỉ điều kiện thì luôn đi liền sau từ if

Cấu trúc: If + S + V(s,es), S + Will/Can/shall…… + V

Lưu ý:

- Mệnh đề “If” khi được đặt trước mệnh đề chính ta phải dùng dấu phẩy “,”

- Các động từ khuyết thiếu (can, may, should, must,…) có thể được dùng để thay thế “will” trong mệnh đề chính

- Đôi khi thì hiện tại đơn có thể được dùng trong mệnh đề chính, khi diễn tả một quy luật, một sự thật hiển nhiên, một điều kiện luôn luôn đúng

3. Câu điều kiện loại 2

- Là câu sử dụng điều kiện không có thật ở hiện tại, điều kiện trái với thực tế ở thời điểm hiện tại.

Cấu trúc: If + S + V2/ Ved, S +would/ Could/ Should…+ V

To be: were / weren't

Lưu ý:

- Mệnh đề “If” khi được đặt trước mệnh đề chính ta phải dùng dấu phẩy “,”

- Các động từ khuyết thiếu (could, might, had to,…) có thể được dùng để thay thế “would” trong mệnh đề chính

- Đôi khi thì hiện tại đơn có thể được dùng trong mệnh đề chính, khi diễn tả một quy luật, một sự thật hiển nhiên, một điều kiện luôn luôn đúng.

4. Câu điều kiện loại 3

- Diễn tả điều kiện không có thật trong quá khứ với kết quả giả định.

Cấu trúc: If + S + Had + V(pp)/Ved, S + would/ could…+ have + V(pp)/ Ved

5. Câu điều kiện ở dạng đảo

- Đảo ngữ câu điều kiện loại 1: Should + S + (not) + V, S + will +V

Ex: If I meet him tomorrow, I will give him this letter.

= Should I meet him tomorrow, I will give him this letter

- Đảo ngữ câu điều kiện loại 2: Were + S + O/ (not) + to + V, S + would + V

Ex: If I were you, I would buy this house. = Were I you, I would buy this house

If I knew his address, I'd give it to you. = Were I to know his address, I’d give it to you.

- Đảo ngữ câu điều kiện loại 3: Had + S + (not) + Ved/ V3, S + would have + Ved/ V3

Ex: If he had driven carefully, the accident wouldn't have happened.

= Had he driven carefully, the accident wouldn't have happened.

IX. Đại từ nhân xưng

1. Đại từ nhân xưng chủ ngữ

- Đại từ nhân xưng chủ ngữ được dùng để thay thế cho danh từ hoặc cụm danh từ được đề cập từ trước đó.

- Đứng đầu câu hoặc mệnh đề.

- Các đại từ nhân xưng chủ ngữ thường gặp: I (tôi), you (bạn/ các bạn), he (anh ấy), she (cô ấy), it (nó), we (chúng tôi), they (họ), …

2. Đại từ nhân xưng tân ngữ

- Đại từ tân ngữ cũng là đại từ nhân xưng nhưng chúng không được làm chủ ngữ mà chỉ được làm tân ngữ hay bổ ngữ.

- Đại từ nhân xưng tân ngữ đứng sau giới từ hoặc đứng sau động từ

3. Bảng biến đổi đại từ nhân xưng

Đại từ nhân xưng chủ ngữ

Đại từ nhân xưng tân ngữ

I (Tôi)

me

You (Bạn/ các bạn)

you

We (Chúng tôi)

us

They (Họ)

them

He (Anh ấy)

him

She (Cô ấy)

her

It (Nó)

it

X. Một số cấu trúc tiếng Anh lớp 9 nâng cao khác

· Let + O +V

· Busy/worth +V_ing

· Advise s.o + to_v/ not to_v

· Need + to_v/ v_ing

· Songs + be + v_ed/ v_3

· Adj + to_v

· Have s.o + v

· Too + adj +to_v

· Instructing + O + IN the use of

· Be/get/become used + TO +V_ing/ something

· Stop + v_ing

· Hate + V_ing

· Excited + To_V

· Promise + To_V

· Adv + To_V

· Adj + To_V

· Busy + V_ing

· Be + too + busy To_V

· As + Adj +as

· (not) so + adj/ adv + as : bằng

· S + wish + S 2 + were /V_ed/ V2

· Used to + V ………: đã từng

· Be/ get used to + doing

· Be + adv + V_ed

· Have | a chance | an opportunity + To_V : có cơ hội

· Continue + V_ing

· S + started + to_V + …………. + số + năm +ago

· Began + v_ing

S + have/has + V 3/V_ed + …………. + for + số + năm

· S + V_ed/V 2 + ……….(thời gian) ago

· It’s + (tg) ……. Since + S + V_ed/V 2

It has been + (tg) since + S + V_ed/V 2

· Will/ should/ can/ must + V (must = have to)

· It’s + time + since + S + (last) + V_ed/ V2

· S + spend/ spent/ spends + time + V_ing

It + take/ took + O +time +To_V

· S + haven’t/ hasn’t + V_ed/V 3 + ……… For time

The last time S + V_ed/ V2 + was …….. time ago

· Do/ would + you mind + V_ing: nhờ

· Do/ would + you mind if I + V_ed/ V2….. : tự làm

· Promises + O + will + V

· It’s + adj + to_o

· It’s time + S +V_ed/ V2

· It’s time +To_V

· Hope + will + V

· Sau từ đặt câu hỏi là: To_V

· Go on + V_ing

· Go on +Adv

· Make an impression ON somebody

· Wish to do something = want to do something

· Wish somebody something

· Wish somebody +V_ed/V 2

· Wish somebody would/would not + V

· S + promise + S+will/won’t + V

· S + promise + To_V/ not to _V

· S + promise + S + would +V

· + s + would + be + v_ed/V 3

· Separate something FROM something

· Infected +WITH

· Put on

· Trái với take off

· Because + OF

· Keen + ON

· Pray To god/ Saints

· Pray FOR somebody/ something

· Correspond WITH somebody

· Divide something INTO parts

· Be named AFTER somebody

· ON the occasion OF something

· Be equal TO somebody

· Consist OF something

· Take inspiration FROM something

· Be fond OF something

· Take pride IN

· Wear OUT

· Be self-confident OF something

· AT the entrance To something

· Exchange something FOR something

XI. Collocation

1. Collocation là gì?

Collocation là một nhóm từ được kết nối với nhau theo đúng thứ tự và luôn xuất hiện cùng nhau khi nói về một thông tin nào đó. Đây là sự kết hợp hình thành theo thói quen của người bản xứ, theo tập quán, quy ước.

2. Các dạng Collocation trong tiếng Anh

Gồm 6 loại Collocation chủ yếu:

  • adjective + noun
  • noun + noun (còn gọi là collective nouns hay compound noun)
  • verb + noun
  • noun + verb
  • adverb + adjective
  • verbs + adverb/prepositional phrase (còn gọi là phrasal verbs)

3. Cách học Collocation hiệu quả

- Trang bị ngay một cuốn từ điển collocation

- Thường xuyên ghi lại và vận dụng các collocation đã học

- Áp dụng collocation trong văn nói và viết

XII. Phrasal verbs (cụm động từ)

- Cụm động từ là một động từ kết hợp với một trạng từ hoặc một giới từ, hoặc đôi khi cả hai để tạo thành một động từ mới có nghĩa đặc biệt

- Một số cụm động từ có nghĩa rõ ràng và dễ hiểu vì nghĩa của chúng dựa trên nghĩa thường dùng của động từ và trạng từ hoặc giới từ

Ví dụ: come in - mời vào

- Tuy nhiên phần lớn các cụm động từ thường có nghĩa đặc biệt, khác hẳn nghĩa của các từ riêng rẽ trong cụm

Ví dụ: look after - chăm sóc

XIII. Câu phức trong tiếng Anh

1. Câu phức là gì? Complex Sentence là gì?

Câu phức (complex sentence) là câu có một mệnh đề độc lập và ít nhất một mệnh đề phụ thuộc. Mệnh đề phụ thuộc có thể được đi kèm bởi các liên từ phụ thuộc (subordinate conjunction such as because, although, while) hoặc đại từ quan hệ (relative pronoun such as which, who)

Ví dụ: When she came, we were watching TV.

Although my friend invited me to her birthday party, I didn't go.

2. Một số dạng câu phức thông dụng

a. Câu phức có chứa mệnh đề trạng ngữ/ phó từ (adverbial clause)

- Mệnh đề trạng ngữ chỉ sự tương phản bắt đầu bởi liên từ although, though hoặc Eventhough. Mệnh đề này thường diễn tả những điều không mong muốn.

Ví dụ: Although he had a broken leg, he still went to school.

(Mặc dù anh ấy bị gãy chân nhưng anh ấy vẫn đến trường)

- Mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích bắt đầu bằng liên từ In order that, So that. Mệnh đề này thường diễn tả mục đích của hành động trong mệnh đề đôc lập.

Ví dụ: He tries his best so that / in order that he can get good mark.

Anh ấy cố gắng hết mình để đạt được điểm cao.

- Mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân bắt đầu bằng liên từ Because/ As/ So. Mệnh đề này thường diễn tả nguyên nhân, lý do tại sao lại diễn ra hành động ở mệnh đề độc lập.

Ví dụ: Because Nha Trang has many beautiful beach, it attracts many foreign tourists.

Vì Nha Trang có nhiều bãi biển đẹp, nơi đây thu hút nhiều khách du lịch.

- Mệnh đề phụ chỉ thời gian là mệnh đề phụ được nối với các mệnh đề chính bằng các liên từ When, while, after, before, as soon as, ….

Ví dụ: When I have free time, I usually go to the museum

Khi tôi có thời gian rảnh, tôi thường xuyên đến viện bảo tàng

b. Câu phức có chứa dạng mệnh đề quan hệ

Trong câu phức, mệnh đề phụ thuộc có thể sử dụng cấu trúc dạng dạng mệnh đề quan hệ rút gọn.

The coach could see the game was lost.

After studying for his examination, he played basketball.

Trong ví dụ một, “that” - là dấu hiệu của mệnh đề danh từ đã bị lược bỏ, mệnh đề đẩy đủ là: “that the game was lost”

Trong ví dụ thứ hai chúng ta có thể hiểu ý đầy đủ là : “After he studied for his examination”

c. Dấu phẩy trong câu phức.

Không chỉ riêng câu ghép mà cũng có trường hợp câu phức không sử dụng liên từ, thay vào đó bạn có thể dùng dấu phẩy. Mệnh đề trong câu phức thường có ít nhất là 2 vế câu có bổ trợ cho nhau về mặt ý nghĩa. Trong đó có ít nhất có một vế câu độc lập và một về câu phụ thuộc.

Bạn có thể đặt vế câu phụ thuộc ở bất kỳ vị trí nào trong câu như đầu câu, giữa câu và cuối câu. Trường hợp mệnh đề phụ thuộc đặt ở đầu câu, bạn có thể sử dụng dấu phẩy. Tuy nhiên, khi mệnh đề phụ thuộc nằm ở vị trí khác bạn sẽ không được dùng dấu phẩy.

Ví dụ:

Although I very like small dog, father and mother don’t like it.

(Mặc dù tôi thích nuôi chó, bố mẹ không cho tôi nuôi).

Mời các em học sinh lớp 9 tham khảo bộ Đề thi vào 10 môn tiếng Anh 63 tỉnh thành phố đã được cập nhật trên VnDoc.com dưới đây:

Trên đây là toàn bộ nội dung của Tổng hợp Ngữ pháp tiếng Anh 9 mới.

Đánh giá bài viết
356 624.574
5 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Minh Quân Khúc
    Minh Quân Khúc ad oi, phan reported speech khong phai "weather", do' la` "whether".
    Thích Phản hồi 21/12/20
    • Biết Tuốt
      Biết Tuốt Cảm ơn bạn. Ad sẽ sửa lại sớm nhé
      Thích Phản hồi 23/12/20
  • [VFL] đat2k8 yt
    [VFL] đat2k8 yt

    cảm ơn ad rất nhiều 😍

    Thích Phản hồi 04/06/22
    • Người không tên
      Người không tên

      respect you



      Thích Phản hồi 21/11/22
      • Me Myself
        Me Myself

         buồn ghê đọc xong rồi vẫn chẳng hiểu gì :((


        Thích Phản hồi 29/12/22
        • Thuận Nguyễn
          Thuận Nguyễn

          QKHT pk là P3 chứ

          Thích Phản hồi 08:35 26/06

          Tiếng Anh phổ thông

          Xem thêm