Soạn bài Chiều xuân lớp 9 Cánh Diều
Soạn Văn 9 Chiều xuân - Cánh Diều
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Đọc hiểu Chiều xuân lớp 9 Cánh Diều
Câu 1 trang 43 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?
Trả lời:
Bài thơ có sự kết hợp của ba phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm
Câu 2 trang 43 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Nhân vật trữ tình xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp?
Trả lời:
Nhân vật trữ tình xuất hiện gián tiếp
Câu 3 trang 44 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài thơ?
Trả lời:
Biện pháp tu từ sử dụng trong bài thơ là: nhân hóa
- "mưa đổ bụi"
- "đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi"
- "quán tranh đứng im"
- "đàn sáo đen... mổ vu vơ"
Trả lời câu hỏi Chiều xuân lớp 9 Cánh Diều
Câu 1 trang 44 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Cảm hứng chủ đạo của tác giả thể hiện trong bài thơ là gì? Bài thơ triển khai mạch cảm xúc theo trình tự nào?
Trả lời:
- Cảm hứng chủ đạo tác giả thể hiện trong bài thơ là:
- Ca ngợi vẻ đẹp tĩnh lặng, trong trẻo, yên bình, giản dị, mộc mạc nhưng vẫn tràn ngập sức sống của cảnh chiều xuân ở vùng thôn quê
- Tình yêu quê hương sâu sắc của tác giả
- Bài thơ triển khai mạch cảm xúc theo trình tự: không gian
Câu 2 trang 44 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Chỉ ra bố cục của bài thơ Chiều xuân. Nêu nội dung chính của mỗi phần trong bài thơ.
Trả lời:
Khổ thơ 1 | Cảnh chiều xuân ở bến đò vào ngày mưa |
Khổ thơ 2 | Cảnh chiều xuân ở ngoài đê vào ngày mưa |
Khổ thơ 3 | Cảnh chiều xuân ở cánh đồng lúa vào ngày mưa |
Câu 3 trang 44 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Bức tranh cảnh chiều xuân được khắc hoạ trong bài thơ có đặc điểm gì? Em thích nhất hình ảnh hoặc chi tiết nào trong bức tranh đó? Vì sao?
Trả lời:
- Bức tranh cảnh chiều xuân được khắc hoạ trong bài thơ có đặc điểm như sau:
Địa điểm | Sự vật | Đặc điểm |
Ở bến đò | mưa | đổ bụi êm êm |
bến | vắng | |
đò | biếng lười, mặc nước sông trôi | |
quán tranh | đứng im, vắng lắng | |
chòm hoa xoan | tím, rụng tơi bời | |
Ở ngoài đê | cỏ | non, tràn biếc |
đàn sáo đen | sà xuống, mổ vu vơ | |
bướm | dập dờn trôi | |
trâu bò | thong thả, cúi ăn mưa | |
Ở cánh đồng lúa | lúa | xanh rờn, ướt lặng |
cò con | chạy vụt ra | |
cô nàng yếm thắm | giật mình, cuốc cào | |
cỏ ruộng | sắp ra hoa |
→ Với các từ ngữ, chi tiết trên, tác giả đã khắc họa một bức tranh cảnh chiều xuân vắng lặng, có chút thoáng buồn. Nhưng nhờ kết hợp với các hình ảnh nhân hóa, bức tranh ấy đã trở nên tràn ngập sức sống và ấm áp hơn
→ Bức tranh mùa xuân ấy mang những nét đặc trưng riêng về thời tiết, cỏ cây, con vật của mùa xuân ở các làng quê miền Bắc nước ta
- Gợi ý hình ảnh yêu thích:
- Em yêu thích nhất là hình ảnh "ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ"
- Bởi hình ảnh này đã khắc họa sự tươi mới, tràn ngập sức sống kiên cường, dẻo dai của những bãi cỏ ở đường đi ven đê. HÌnh ảnh ngập sắc xanh tươi mướt mắt ấy khiến em cảm thấy như mình cũng đang trở nên hạnh phúc và ngập tràn sức sống.
Câu 4 trang 44 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ Chiều xuân.
Đang cập nhật...
Câu 5 trang 44 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Chỉ ra màu sắc hội họa trong ngôn ngữ của bài thơ. Hãy vẽ hoặc viết một đoạn văn miêu tả lại bức tranh chiều xuân theo sự hình dung, tưởng tượng của em.
Đang cập nhật...