Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 17 lớp 9 Cánh Diều Tập 2

Soạn Văn 9 Tập 2 trang 17 Cánh Diều

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 17 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Thử chuyển mỗi thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ được in đậm dưới đây sang một vị trí khác trong câu; qua đó giải thích vì sao các tác giả lại chọn vị trí của chúng như ở những câu đã cho.

a) Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật xâm lăng đến Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó, dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó, dân ta càng cực khổ, nghèo nàn.

(Hồ Chí Minh)

b) Vì đường xa, chúng tôi chỉ ở nhà được có ba ngày. Trong ba ngày ngắn ngủi đó, con bé không kịp nhận ra anh là ba.

(Nguyễn Quang Sáng)

c) Giữa mặt vịnh mênh mông xanh ngắt và tim tím nhô lên những tảng đá vôi hình thù kì dị và dường như được bút sơn của một hoạ sĩ quét lên vô số màu sắc, từ màu xanh ngọc bích đến màu đỏ nâu và vàng.

(Thi Sảnh)

d) Lom khom dưới núi, tiều vài chú.
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

(Bà Huyện Thanh Quan)

Trả lời:

CâuChuyển mỗi thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ được in đậm dưới đây sang một vị trí khácGiải thích vì sao các tác giả lại chọn vị trí của chúng như ở những câu đã cho
a

- Từ in đậm "từ đó" là trạng ngữ được đặt ở đầu câu, có thể di chuyển về:

  • Vị trí giữa chủ ngữ và vị ngữ:

"Dân ta từ đó chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Dân ta từ đó càng cực khổ, nghèo nàn."

  • Vị trí cuối câu:

"Dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật từ đó . Dân ta càng cực khổ, nghèo nàn từ đó ."

- Việc tác giả đặt trạng ngữ "từ đó" ở đầu câu giúp nhấn mạnh mốc thời gian, bối cảnh diễn ra sự việc được nói trong câu
b

- Từ in đậm "Trong ba ngày ngắn ngủi đó" là trạng ngữ được đặt ở đầu câu, có thể di chuyển về :

  • Vị trí giữa chủ ngữ và vị ngữ:

"Con bé trong ba ngày ngắn ngủi đó không kịp nhận ra anh là ba."

  • Vị trí cuối câu:

"Con bé không kịp nhận ra anh là ba trong ba ngày ngắn ngủi đó"

- Việc tác giả đặt trạng ngữ "trong ba ngày ngắn ngủi đó" ở đầu câu giúp nhấn mạnh khoảng thời gian có đặc điểm rất ngắn ngủi đã diễn ra sự việc được nói trong câu
c

- Từ in đậm "nhô lên" là vị ngữ trong câu, được đặt ở trước chủ ngữ, ngay sau trạng ngữ. Có thể di chuyển về vị trí đứng sau chủ ngữ:

"Giữa mặt vịnh mênh mông xanh ngắt và tim tím. những tảng đá vôi hình thù kì dị và dường như được bút sơn của một hoạ sĩ quét lên vô số màu sắc, từ màu xanh ngọc bích đến màu đỏ nâu và vàng nhô lên."

- Việc tác giả chọn đưa vị ngữ lên trước chủ ngữ  giúp nhấn mạnh sự xuất hiện và trạng thái "nhô lên" của sự vật được biểu thị ở chủ ngữ
d

- Từ in đậm "tiều" và "chợ" là thành phấn sau của cụm danh từ đóng vai trò chủ ngữ của hai câu thơ. Đồng thời cụm danh từ đóng vai trò chủ ngữ cũng bị đưa ra phía sau, đặt sau vị ngữ. Có thể đưa từ in đậm về đúng vị trí của nó trong cụm danh từ:

  • "vài chú tiều"
  • "mấy nhà chợ"
- Việc tác giả di chuyển thành phần sau của cụm danh từ lên đầu cụm danh từ như đã cho giúp nhấn mạnh sự vật được biểu thị trong cụm danh từ

Câu 2 trang 18 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Tìm câu bị động trong những đoạn văn dưới đây. Cho biết việc sử dụng những câu bị động đó phù hợp như thế nào đối với văn cảnh và mục đích diễn đạt.

a) Sau nghi lễ bái tổ, hai đô thực hiện nghi thức xe đài. Những động tác xe đài được thực hiện rất đa dạng.

(Phí Trường Giang)

b) Địa đai Củ chi hình thành trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (khoảng năm 1948). Hệ thống địa đạo được xây dựng sớm nhất tại hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An […]. Lúc đầu, địa đạo chỉ có những đoạn ngắn, cấu trúc đơn giản, dùng để dấu tài liệu, trú ém cán bộ trong vùng địch hậu. Sang giai đoạn chống đế quốc Mỹ, địa đạo được gia cố và mở rộng.

(Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi)

c) Trong hơn một thế kỉ trở lại đây, dân số thế gới ngày càng tăng, trong khi số lượng các loài động vật ngày một giảm đi rõ rệt. Môi trường sống của động vật bị con người chiếm lính, phá hoại […]. Nhiều loài thậm chí thường xuyên bị con người ngược đãi, săn bắt vô tổ chức và sát thương không nương tay.

(Theo Kinh Hạnh Bảo – Trần Nghị Du)

Trả lời:

CâuCâu bị độngSự phù hợp của câu bị động đối với văn cảnh và mục đích diễn đạt
aNhững động tác xe đài được thực hiện rất đa dạng

- Câu bị động đứng thứ hai trong đoạn văn. Câu văn đầu tiên ("Sau nghi lễ bái tổ, hai đô thực hiện nghi thức xe đài") kết thúc bằng cụm từ "nghi thức xe đài". Còn câu bị động đứng sau đó bắt đầu bằng cụm từ "Những động tác xe đài" - lặp lại cụm từ "xe đài"

→ Giúp tạo sự liên kết chặt chẽ giữa hai câu văn trong đoạn văn

bHệ thống địa đạo được xây dựng sớm nhất tại hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An

- Hai câu bị động có chủ ngữ "Hệ thống địa đạo" và "địa đạo" đã lặp lại từ "địa đạo" có xuất hiện ở các câu văn trước

→ Giúp tạo sự liên kết chặt chẽ với các câu văn khác trong đoạn văn

Sang giai đoạn chống đế quốc Mỹ, địa đạo được gia cố và mở rộng.
cMôi trường sống của động vật bị con người chiếm lính, phá hoại

- Câu mở đoạn có nội dung nhận xét về dân số (ngày càng tăng) và số lượng động vật (ngày một giảm). Nhận xét này được phát triển là làm rõ ở hai câu bị động

→ Giúp tạo sự liên kết về nội dung giữa các câu trong đoạn

- Hai câu bị động có chủ ngữ "Môi trường sống của động vật" và "Nhiều loài" đã lặp lại từ "động vật" và từ "loài" ở câu mở đoạn

→ Giúp tạo sự liên kết chặt chẽ về hình thức giữa các câu trong đoạn

Nhiều loài thậm chí thường xuyên bị con người ngược đãi, săn bắt vô tổ chức và sát thương không nương tay

Câu 3 trang 18 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Biến đổi những câu chủ động dưới đây thành câu bị động:

a) Quan Phó bảng Sắc đã dẫn hai con trai đi hầu khắp những nơi nổi tiếng về phong cảnh đẹp, về di tích lịch sử của Nghệ An.

(Sơn Tùng)

b) Ba nó bế nó lên.

(Nguyễn Quang Sáng)

c) Tây nó đốt nhà tôi rồi, bác ạ.

(Kim Lân)

d) Cuộc sống càng văn minh tiến bộ, con người càng sử dụng nhiều nước hơn cho mọi nhu cầu của mình…

(Theo Trịnh Văn)

Đang cập nhât...

Câu 4 trang 18 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ), trong đó có áp dụng các biện pháp mở rộng cấu trúc câu và biến đổi cấu trúc câu. Chỉ ra một trường hợp mở rộng cấu trúc câu và một trường hợp biến đổi cấu trúc câu trong đoạn văn đã viết.

Đang cập nhât...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm

    Soạn văn 9 Cánh Diều

    Xem thêm