Soạn bài Các thành phần biệt lập ngắn gọn
Soạn Văn 9: Các thành phần biệt lập hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 9 tập 2, giúp các em nắm được các nội dung chính trong bài như công dụng các thành phần biệt lập tình thái, cảm thán trong câu, biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán. Sau đây là bài soạn bài Các thành phần biệt lập, mời các bạn cùng tham khảo nhé.
Giải Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập
Soạn bài Các thành phần biệt lập ngắn gọn mẫu 1
I. Thành phần tính thái
Câu 1:
Từ chắc (câu a) và có lẽ (câu b) thể hiện độ tin cậy của người nói đối với hành động được nhắc đến
Câu 2:
Nếu bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa của câu không đổi
Vì, câu nói chỉ thể hiện thái độ phỏng đoán của người kể chuyện chứ không ảnh hưởng đến nội dung phía trước hay phía sau câu nói.
II. Thành phần cảm thán
Câu 1:
Các từ ngữ in đậm: “ồ, trời ơi” không chỉ sự vật hay sự việc
Câu 2:
Nhờ các từ ngữ phía sau: “sao mà độ ấy vui thế, chỉ còn có năm phút” mà ta biết được lý do của những lời cảm thán trên
Câu 3:
Các từ in đậm dùng để bày tỏ cảm xúc, tình cảm của người nói đến sự vật sự việc được nói đến (ồ : chỉ cảm xúc vui mừng; trời ơi: cảm xúc bất ngờ, ….)
III. Luyện tập
Câu 1:
a. Có lẽ (thành phần tình thái - mức độ tin cậy)
b. Chao ôi (thành phần cảm thán - vui mừng, bất ngờ)
c. Hình như (thành phần tình thái - mức độ tin cậy)
d. Chả nhẽ (thành phần tình thái - mức độ tin cậy)
Câu 2:
Thứ tự tăng dần là: dường như – hình như/ có vẻ như - có lẽ - chắc là - chắc hẳn - chắc chắn
Câu 3:
“Chắc chắn” có mức độ tin tưởng cao nhất, “hình như” có mức độ tin tưởng thấp nhất.
⟹ Tác giả Nguyễn Quang Sáng chọn từ chắc vì tác giả không phải người chủ hành động mà chỉ là người đứng ngoài câu chuyện cha con bé Thu mà thôi.
Soạn bài Các thành phần biệt lập ngắn gọn mẫu 2
I. Thành phần tình thái
Giải Câu 1 trang 18 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2
Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu:
(1) – chắc: Thể hiện độ tin cậy cao.
(2) – Có lẽ: Cũng thể hiện độ tin cậy nhưng thấp hơn so với từ “chắc”.
Giải Câu 2 trang 18 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2
Thành phần tình thái không quyết định đến nghĩa sự việc của câu. Cho nên khi bỏ đi các từ ngữ chắc, có lẽ thì nội dung cơ bản của những câu trên không thay đổi.
II. Thành phần cảm thán
Giải Câu 1 trang 18 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2
Các từ ngữ Ồ, Trời ơi trong hai câu không chỉ sự vật hay sự việc cụ thể nào. Đây là thành phần cảm thán, có tác dụng bộc lộ tâm lí của người nói.
Giải Câu 2 trang 18 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2
Nhờ những phần tiếp theo của câu mà chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa cảm thán của từng câu, rằng tại sao người nói lại kêu lên ồ và trời ơi.
Giải Câu 3 trang 18 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2
Các từ ngữ in đậm dùng để bộc lộ tâm lí người nói (vui, buồn, mừng, giận,...)
III. Luyện tập
Giải Câu 1 trang 19 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2
- Các thành phần tình thái: Có lẽ (câu a), hình như (câu c), chả nhẽ (câu d)
- Các thành phần cảm thán: Chao ôi (câu b)
Giải Câu 2 trang 19 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2
Có thể có những từ ngữ có mức độ tin cậy (hay chắc chắn) ngang hàng nhau, chỉ khác nhau về thói quen hay hoàn cảnh sử dụng.
Dường như / hình như / có vẻ như → có lẽ → chắc là → chắc hẳn → chắc chắn
Giải Câu 3 trang 19 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2
- Chắc chắn: Độ tin cậy cao nhất.
- hình như: Độ tin cậy thấp nhất
Tác giả dùng từ chắc vì nó chưa đến mức tin cậy quá cao để sự việc xảy ra. Sự việc chỉ là dự đoán, có thể diễn ra theo hai khả năng: Theo tính huyết thống thì sẽ xảy ra, nhưng do thời gian và sự thay đổi thì chưa biết trước được gì.
Giải Câu 4 trang 19 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2
Đề bài:
Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng…), trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán.
Trả lời:
Viết một đoạn văn ngắn, có sử dụng câu chứa thành phần cảm thán hoặc tình thái, nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng,…).
Bài tham khảo 1:
Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, chắc chắn không ai không thương xót cho số phận của nàng Kiều – một người con gái tài hoa bạc mệnh. Có thấu hiểu quãng đời mười lăm năm lưu lạc của nàng thì chúng ta mới thấy hết sự tàn bạo, độc ác của tầng lớp thống trị lúc bấy giờ. Hỡi ôi, một xã hội chỉ biết chạy theo đồng tiền, sẵn sàng chà đạp lên mọi nhân phẩm, giá trị của con người. Đúng là một xã hội bất nhân, thối nát mà Nguyễn Du muốn lột trần bộ mặt thật của nó. Nhưng ở đó, Truyện Kiều cũng là sự bênh vực, xót thương cho số phận nhỏ nhoi bị vùi dập. Chắc hẳn đại thi hào Nguyễn Du phải đau lòng lắm khi viết ra những nỗi đau, sự bất công trong xã hội mà ông đã sống và chứng kiến.
Bài tham khảo 2:
Đọc Lặng lẽ Sa Pa, chắc hẳn mỗi chúng ta đều mang lòng kính phục với chàng thanh niên 27 tuổi và sự cống hiến thầm lặng của anh. Cuộc gặp gỡ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên dù chỉ là tình cờ, nhưng cũng đủ để phác thảo bức chân dung con người thầm lặng này, như chính cái lặng lẽ của Sa Pa vậy. Qua truyện, chúng ta thấy được không khí xây dựng xã hội chủ nghĩa và đấu tranh thống nhất nước nhà đang trên đà hăng say như thế nào. Anh thanh niên không có tên rõ ràng, anh là đại diện cho cả một thế hệ trẻ hăng hái cống hiến thanh xuân cho đất nước. Ôi, đất nước ta còn bao con người cao cả như vậy.
Các bạn có thể tham khảo thêm các mẫu khác tại đây: Viết một đoạn văn ngắn về cảm xúc của em khi được thưởng thức tác phẩm văn nghệ chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán
Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan: Bài soạn đầy đủ Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập
Bài tiếp theo: Soạn Văn 9: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Các thành phần biệt lập ngắn gọn. Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu học tập lớp 9 sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.