Suy nghĩ của anh/ chị về câu nói sau: “Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết”
Bài văn mẫu: Suy nghĩ của anh/ chị về câu nói sau: “Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết” được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 9 hay dành cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết môn Ngữ văn 9 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết
- Dàn ý Nghị luận về câu nói: “Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết”
- Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết mẫu 1
- Nghị luận "Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết” mẫu 2
Dàn ý Nghị luận về câu nói: “Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết”
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: câu nói: “Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết”.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.
2. Thân bài
a. Giải thích
Ý câu nói nhắn nhủ đến những người mẹ dù cho có yêu thương con cái đến đâu đi chăng nữa thì hãy nghiêm khắc với con của mình, dạy chúng thành người thật tốt, hãy để chúng tự bước đi trên đôi chân của mình, tự lập với cuộc sống của chính mình.
b. Phân tích
Người mẹ nào cũng đều rất thương con, muốn mang đến cho con mình những điều tuyệt vời nhất, đẹp đẽ nhất để chúng được hưởng hạnh phúc trọn vẹn nhưng chính suy nghĩ, hành động bao bọc đó làm cho những người con không được va vấp với bên ngoài, không rút ra được những kinh nghiệm sống riêng cho bản thân, từ đây sẽ khó có thể có được thành công trong cuộc sống.
Người mẹ hãy là hậu phương cho những người con, hãy dạy chúng tự lập, tự đứng trên đôi chân của mình, tự tạo ra cho bản thân giá trị tốt đẹp để trở thành người công dân tốt, cống hiến cho xã hội.
Mẹ cha không thể theo ta đến hết đời, chỉ có thể dìu dắt con cái đi một đoạn đường ngắn, chính vì thế, việc dạy dỗ, uốn nắn con trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đến chúng có thể thích nghi với cuộc sống khắc nghiệt ngoài kia.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người người mẹ biết cách dạy con tự lập để minh họa cho bài làm văn của mình.
d. Phản đề
Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người mẹ vô tâm, không yêu thương con mình, thậm chí là bỏ rơi con khi con còn rất nhỏ. Lại có những người mẹ quá yêu thương, cưng chiều con của mình khiến chúng trở nên hư hỏng,… Những trường hợp này thật đáng chỉ trích.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu nói: “Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết” đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết mẫu 1
Cuộc sống vốn không phải trải đầy hoa hồng dành riêng cho bất cứ một số phận nào. Chính vì vậy, cách duy nhất để vượt qua khó khăn là tự mình nỗ lực bước tiếp chứ không thể trông chờ vào bất cứ một điểm tựa nào.Dẫu biết rằng mỗi khi khó khăn, vấp ngã ta luôn trông đợi vào một điểm tựa để có thể đứng vững trước phong ba. Thế nhưng, nhiều lúc, mỗi cá nhân lại cần tự mình dũng cảm, tự tiến lên phía trước mà tạm quên đi ý nghĩ chờ đợi sự nâng đỡ để tự khẳng định chính mình. Hành trình của người mẹ cũng vậy. Mẹ có thể yêu con, thương con nhưng không thể luôn bên cạnh dìu dắt, chăm lo cho nó bởi: “Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết” (B.Bables).
Sứ mạng là hai tiếng tưởng chừng như rất đơn giản nhưng lại hàm chứa trong đó cả một trách nhiệm lớn lao và vô cùng cao cả. Không ai khác, mẹ chính là người nhận tướng mệnh thiêng liêng ấy bởi tình mẫu tử tha thiết bài lắm đã là tình cảm gắn bó với con người trong suốt cả một đời. Tuy nhiên, ở đây ta có thể hiểu con nói theo nghĩa rộng hơn. Tình mẹ bao la hay cũng chính là mái ấm gia đình luôn luôn dang rộng cánh tay che chở, yêu thương đối với con cái. Thật vậy, tình cảm gia đình trong cuộc sống là thứ vô cùng quý giá và đáng được trân trọng. Nó vừa mang yếu tố tự nhiên, vừa là yếu tố nổi con người với nhau đến suốt những năm tháng trưởng thành. Nếu đôi vai cha nặng gánh biết bao những lo toan vất vả, bươn chải sớm hôm thì bàn tay mẹ lại dịu dàng, đưa con vào giấc ngủ an lành với sự bình yên và ấm áp vô ngần. Có thể nói, gia đình là chiếc nôi chắp cánh cho những ước mơ đẹp đẻ, là điểm tựa để mỗi chúng ta có thể vươn tới trời cao. Hơn nữa, nó còn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách của mỗi con người. Dạy con từ thuở còn thơ, một em bé sơ sinh nếu không được Chăm sóc, lo lắng ngay từ khi bé thơ thì chắc chắn rằng sẽ chẳng thể khỏe mạnh mà lớn khôn. Một đứa trẻ ngay từ khi chào đời nếu không có sự dạy bảo, uốn nắn thì khi lớn lên liệu có thể trở thành một công dân tốt?
Thế nhưng, đôi lúc, các bậc phụ huynh cũng cần mở rộng vòng tay che chở của mình để mọi sự nâng đỡ không khiến cho con trẻ ỷ lại. Điều đó tức là làm chỗ dựa đỏ trở nên không cần thiết. Dẫu biết rằng đường đời gặp gành với muôn vàn khó khăn, chông chênh thì những bước chập chững đầu tiên sẽ khó khăn vô cùng. Tuy nhiên, nếu đứa bé có thể vượt qua thì chắc chắn rằng nó sẽ có đủ nghị lực và ý chí để tiếp tục đối mặt với những thử thách lớn lao hơn rất nhiều. Câu nói này đã đưa ra một quan điểm giáo dục của cha mẹ đối với con cái vô cùng thiết thực trong thời buổi hiện tại. Tầm quan trọng của vấn đề này không chỉ nằm ở vai trò dạy dỗ mà còn thể hiện trong cách làm sao để con cái có thể chủ động, tích cực mà không dựa dẫm. Điều đó rất cần thiết vì nó góp phần quyết định được khả năng ứng phó trước những tình huống khó khăn khi một con người sau này trên đường đời có thể gặp phải. Mặt khác, nó còn giúp cho chúng ta có đủ bản lĩnh kiên cường để có thể tự đứng lên bằng đôi chân của mình khi vấp ngã.
Cuộc sống không phải lúc nào cũng êm đềm như mặt biển minh mông mà chúng luôn luôn chực chờ với nhiều bão tố dữ dội. Vì vậy, chúng ta cần biết cách để có thể vượt qua và sẽ càng ý nghĩa hơn nếu ta chinh phục chúng bằng chính nghị lực của bản thân mình. Trở ngại có thể sẽ khiến cho bạn một vài lần thất bại nhưng thất bại sẽ bồi dưỡng thêm tinh thần và kinh nghiệm để bạn sẽ không vất ngã vào những lần tiếp theo. Cho nên, cha mẹ nên hình thành cho con cái lối sống chủ động, tích cực. Những đứa trẻ, ngay từ nhỏ cần được giáo dục cách sống tự lập, tự mình. Bắt đầu từ những hành động đơn giản như tự chăm sóc bản thân, lo lắng chuyện học tập đến các vấn đề có phần phức tạp hơn như tự giải quyết khó khăn của mình hay xoay sở trước những hiểm nguy. Qua năm tháng, kỹ năng ấy sẽ được tôi luyện và trở thành kinh nghiệm tích lũy trong bản năng của mỗi con người để giúp họ có thể vượt qua chướng ngại một cách hiệu quả nhất.
Rõ ràng, giáo dục con cái không sống dựa dẫm là một điều vô cùng cần thiết. Chúng ta cần phải hình thành cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ từ những việc nhỏ nhất. Thế nhưng, vì nhiều phụ huynh yêu chiều, nâng niu con cái quá mức mà khiến cho nhiều trẻ đi ý thức tự lập. Một người từ thuở bé chưa hề động tay đến bất cứ chuyện gì, chưa bao giờ trải qua gian khổ thì chắc chắn rằng khó có thể tự trang trải cuộc sống bản thân khi xung quanh chẳng còn ai giúp đỡ. Thói quen dựa dẫm khiến họ mất phương hướng, lúng túng và trở nên vô dụng.
“Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” – Nhật ký đặng Thùy Trâm. Con người cũng như vậy, có thể tìm một bờ vai để tiếp thêm niềm tin nhưng đừng trông chờ mãi vào đôi vai ấy. Cuộc sống vẫn chờ chực rất nhiều những phong ba, chúng ta luôn đứng giữa những khó khăn, sóng gió. Hãy học để tạo ra cho mình một bản lĩnh vững vàng và tự chủ để có thể đối mặt với những thử thách, trở ngại mới mà không cần có sự giúp đỡ…
Nghị luận "Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết” mẫu 2
Khi đường đời trập trùng bao nỗi chông gai, con người ta luôn mong anh lắm chặt đôi bàn tay của một ai đấy để cùng vượt qua những gian lao, vất vả. Khi cuộc sống có quá nhiều thử thách nghiệt ngã, ta lại áo ước rằng mình có một bờ vai để san sẻ, tựa nương. Thế nhưng, nhiều lúc, mỗi cá nhân lại cần tự mình dũng cảm, tự tiến lên phía trước mà tạm quên đi ý nghĩ chờ đợi sự nâng đỡ để tự khẳng định chính mình. Hành trình của người mẹ cũng vậy, Theo con đến suốt cuộc đời, dõi ảnh nhìn tha thiết đầy yêu thương theo từng bước chân con nhưng lại không thể luôn bên cạnh dìu dắt, chăm lo bởi: “Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết” (B.Bables).
Sứ mạng là hai tiếng tưởng chừng như rất đơn giản nhưng lại hàm chứa trong đó cả một trách nhiệm lớn lao và vô cùng cao cả. Không ai khác, mẹ chính là người nhận tướng mệnh thiêng liêng ấy bởi tình mẫu tử tha thiết bài lắm đã là tình cảm gắn bó với con người trong suốt cả một đời. Tuy nhiên, ở đây ta có thể hiểu con nói theo nghĩa rộng hơn. Tình mẹ bao la hay cũng chính là mái ấm gia đình luôn luôn dang rộng cánh tay che chở, yêu thương đối với con cái. Thật vậy, tình cảm gia đình trong cuộc sống là thứ vô cùng quý giá và đáng được trân trọng. Nó vừa mang yếu tố tự nhiên, vừa là yếu tố nổi con người với nhau đến suốt những năm tháng trưởng thành. Nếu đôi vai cha nặng gánh biết bao những lo toan vất vả, bươn chải sớm hôm thì bàn tay mẹ lại dịu dàng, đưa con vào giấc ngủ an lành với sự bình yên và ấm áp vô ngần. Có thể nói, gia đình là chiếc nôi chắp cánh cho những ước mơ đẹp đẻ, là điểm tựa để mỗi chúng ta có thể vươn tới trời cao. Hơn nữa, nó còn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách của mỗi con người. Dạy con từ thuở còn thơ, một em bé sơ sinh nếu không được Chăm sóc, lo lắng ngay từ khi bé thơ thì chắc chắn rằng sẽ chẳng thể khỏe mạnh mà lớn khôn. Một đứa trẻ ngay từ khi chào đời nếu không có sự dạy bảo, uốn nắn thì khi lớn lên liệu có thể trở thành một công dân tốt?
Thế nhưng, đôi lúc, các bậc phụ huynh cũng cần mở rộng vòng tay che chở của mình để mọi sự nâng đỡ không khiến cho con trẻ ỷ lại. Điều đó tức là làm chỗ dựa đó trở nên không cần thiết. Dẫu biết rằng đường đời gặp gành với muôn vàn khó khăn, chông chênh thì những bước chập chững đầu tiên sẽ khó khăn vô cùng. Tuy nhiên, nếu đứa bé có thể vượt qua thì chắc chắn rằng nó sẽ có đủ nghị lực và ý chí để tiếp tục đối mặt với những thử thách lớn lao hơn rất nhiều. Câu nói này đã đưa ra một quan điểm giáo dục của cha mẹ đối với con cái vô cùng thiết thực trong thời buổi hiện tại. Tầm quan trọng của vấn đề này không chỉ nằm ở vai trò dạy dỗ mà còn thể hiện trong cách làm sao để con cái có thể chủ động, tích cực mà không dựa dẫm. Điều đó rất cần thiết vì nó góp phần quyết định được khả năng ứng phó trước những tình huống khó khăn khi một con người sau này trên đường đời có thể gặp phải. Mặt khác, nó còn giúp cho chúng ta có đủ bản lĩnh kiên cường để có thể tự đứng lên bằng đôi chân của mình khi vấp ngã.
Cuộc sống không phải lúc nào cũng êm đềm như mặt biển minh mông mà chúng luôn luôn chực chờ với nhiều bão tố dữ dội. Vì vậy, chúng ta cần biết cách để có thể vượt qua và sẽ càng ý nghĩa hơn nếu ta chinh phục chúng bằng chính nghị lực của bản thân mình. Trở ngại có thể sẽ khiến cho bạn một vài lần thất bại nhưng thất bại sẽ bồi dưỡng thêm tinh thần và kinh nghiệm để bạn sẽ không vất ngã vào những lần tiếp theo. Cho nên, cha mẹ nên hình thành cho con cái lối sống chủ động, tích cực. Những đứa trẻ, ngay từ nhỏ cần được giáo dục cách sống tự lập, tự mình. Bắt đầu từ những hành động đơn giản như tự chăm sóc bản thân, lo lắng chuyện học tập đến các vấn đề có phần phức tạp hơn như tự giải quyết khó khăn của mình hay xoay sở trước những hiểm nguy. Qua năm tháng, kỹ năng ấy sẽ được tôi luyện và trở thành kinh nghiệm tích lũy trong bản năng của mỗi con người để giúp họ có thể vượt qua chướng ngại một cách hiệu quả nhất.
Rõ ràng, giáo dục con cái không sống dựa dẫm là một điều vô cùng cần thiết. Chúng ta cần phải hình thành cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ từ những việc nhỏ nhất. Thế nhưng, vì nhiều phụ huynh yêu chiều, nâng niu con cái quá mức mà khiến cho nhiều trẻ đi ý thức tự lập. Một người từ thuở bé chưa hề động tay đến bất cứ chuyện gì, chưa bao giờ trải qua gian khổ thì chắc chắn rằng khó có thể tự trang trải cuộc sống bản thân khi xung quanh chẳng còn ai giúp đỡ. Thói quen dựa dẫm khiến họ mất phương hướng, lúng túng và trở nên vô dụng.
“Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” – Nhật ký đặng Thùy Trâm. Con người cũng như vậy, có thể tìm một bờ vai để tiếp thêm niềm tin nhưng đừng trông chờ mãi vào đôi vai ấy. Cuộc sống vẫn chờ chực rất nhiều những phong ba, chúng ta luôn đứng giữa những khó khăn, sóng gió. Hãy học để tạo ra cho mình một bản lĩnh vững vàng và tự chủ để có thể đối mặt với những thử thách, trở ngại mới mà không cần có sự giúp đỡ…
--------------------------------
Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Suy nghĩ của anh/ chị về câu nói sau: “Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết” cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Các bạn có thể xem thêm một số mục Soạn văn 9, soạn bài lớp 9 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 9 hơn nhé.