Nghị luận xã hội: Như một thứ axit vô hình thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội
Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm
- Dàn ý Nghị luận xã hội: Như một thứ axit vô hình thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội
- Nghị luận xã hội: Như một thứ axit vô hình thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội mẫu 1
- Nghị luận vấn đề: Như một thứ axit vô hình thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội mẫu 2
Bài văn mẫu: Nghị luận xã hội: Như một thứ axit vô hình thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 9 hay dành cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết môn Ngữ văn 9 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Dàn ý Nghị luận xã hội: Như một thứ axit vô hình thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Như một thứ axit vô hình thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội.
Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.
2. Thân bài
a. Giải thích
Vô trách nhiệm: là việc mỗi con người trốn tránh trước lỗi lầm, những hành động chưa đúng của mình, không có ý thức, trách nhiệm trước công việc của bản thân.
Câu nói ví von thói vô trách nhiệm với axit có tính ăn mòn cao để nhằm giúp bạn đọc hình dung ra những tác hại to lớn của tính cách này để chúng ta nhìn nhận lại bản thân và sống có trách nhiệm hơn.
b. Phân tích
Người vô trách nhiệm thường không quan tâm, mặc kệ những công việc mà bản thân mình được giao, không hoàn thành đúng hạn công việc hoặc chất lượng công việc không được tốt; không dám nhìn nhận thực tế vào những lỗi lầm của mình. Họ cũng là người không biết giữ lời hứa, từ đó vô tình khiến cho lời nói của mình trở nên mất giá trị, ảnh hưởng đến uy tín của bản thân.
Người vô trách nhiệm là những người khó có được sự tin tưởng, tín nhiệm từ người khác, ngay cả công việc bản thân cũng không có trách nhiệm hoàn thành thì khó có thể làm được việc lớn, khó có được thành công trong cuộc sống.
Vô trách nhiệm là một tính xấu không mang lại lợi ích cho con người, ngược lại nó khiến cuộc sống của chúng ta không phát triển được, chính vì thế, chúng ta cần gạt bỏ thói vô trách nhiệm, sống có trách nhiệm với bản thân, với cuộc sống của mình cũng như có trách nhiệm với xã hội.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người sống với thói vô trách nhiệm để làm minh họa cho bài làm văn của mình.
d. Phản đề
Bên cạnh đó trong xã hội có nhiều người sống có trách nhiệm với bản thân, với xã hội, sẵn sàng chịu trách nhiệm trước hành vi, lỗi lầm của mình, biết suy nghĩ cho cục diện,… những người này xứng đáng là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo.
e. Liên hệ bản thân
Là người học sinh, chúng ta cần sống và rèn luyện cho bản thân mình cách sống có trách nhiệm, biết vươn lên trong cuộc sống, sẵn sàng nhận lỗi, nhận trách nhiệm với những lời nói, hành động của bản thân và có ý thức sửa đổi để tốt hơn từng ngày.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: Như một thứ axit vô hình thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội.
Nghị luận xã hội: Như một thứ axit vô hình thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội mẫu 1
Mỗi người có một cách học, một cách tiếp thu kiến thức và phát triển bản thân riêng. Chúng ta cần tránh xa thói vô trách nhiệm bởi nó như một thói axit vô hình có thể ăn mòn cả một xã hội. Vô trách nhiệm là việc mỗi con người trốn tránh trước lỗi lầm, những hành động chưa đúng của mình, không có ý thức, trách nhiệm trước công việc của bản thân. Câu nói ví von thói vô trách nhiệm với axit có tính ăn mòn cao để nhằm giúp bạn đọc hình dung ra những tác hại to lớn của tính cách này để chúng ta nhìn nhận lại bản thân và sống có trách nhiệm hơn. Người vô trách nhiệm thường không quan tâm, mặc kệ những công việc mà bản thân mình được giao, không hoàn thành đúng hạn công việc hoặc chất lượng công việc không được tốt; không dám nhìn nhận thực tế vào những lỗi lầm của mình. Họ cũng là người không biết giữ lời hứa, từ đó vô tình khiến cho lời nói của mình trở nên mất giá trị, ảnh hưởng đến uy tín của bản thân. Người vô trách nhiệm là những người khó có được sự tin tưởng, tín nhiệm từ người khác, ngay cả công việc bản thân cũng không có trách nhiệm hoàn thành thì khó có thể làm được việc lớn, khó có được thành công trong cuộc sống. Vô trách nhiệm là một tính xấu không mang lại lợi ích cho con người, ngược lại nó khiến cuộc sống của chúng ta không phát triển được, chính vì thế, chúng ta cần gạt bỏ thói vô trách nhiệm, sống có trách nhiệm với bản thân, với cuộc sống của mình cũng như có trách nhiệm với xã hội. Bên cạnh đó trong xã hội có nhiều người sống có trách nhiệm với bản thân, với xã hội, sẵn sàng chịu trách nhiệm trước hành vi, lỗi lầm của mình, biết suy nghĩ cho cục diện,… những người này xứng đáng là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo. Là người học sinh, chúng ta cần sống và rèn luyện cho bản thân mình cách sống có trách nhiệm, biết vươn lên trong cuộc sống, sẵn sàng nhận lỗi, nhận trách nhiệm với những lời nói, hành động của bản thân và có ý thức sửa đổi để tốt hơn từng ngày. Chúng ta ai cũng thấy được những tác hại của thói vô trách nhiệm, chính vì thế hãy tránh xa thói xấu này, sống có trách nhiệm với chính mình, với xã hội để thấy cuộc sống thêm tươi đẹp hơn.
Nghị luận vấn đề: Như một thứ axit vô hình thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội mẫu 2
Xã hội ngày càng phát triển khiến con người bị cuốn vào guồng quay của công việc, của lợi ích cá nhân mà nảy sinh thói vô cảm, thiếu trách nhiệm. Như một thứ axit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội. Đáng ngại hơn, thói xấu này đang ngày một có xu hướng lan rộng ra trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ.
Thói vô trách nhiệm là cách sống thờ ơ, bàng quang với những điều đang diễn ra xung quanh cuộc sống. Sống thiếu trách nhiệm với chính những việc làm của mình cũng như của người khác. Họ chỉ quan tâm đến những cái lợi ích vị kỷ trước mắt mà bỏ mặc những lợi ích chung, lợi ích cộng đồng lớn lao hơn.
Biểu hiện của thói vô trách nhiệm trong cuộc sống hiện nay đang có xu hướng gia tăng. Đó là sự vô trách nhiệm với ông bà, cha mẹ cùng những người thân trong gia đình. Đó cũng có thể là thói vô trách nhiệm với những người xung quanh hay rộng hơn là vô trách nhiệm với cả cộng đồng xã hội. Thậm chí, đó còn là thái độ vô trách nhiệm với chính bản thân mình.
Trong cuộc sống, con người luôn gắn liền với những trách nhiệm khác nhau. Ví dụ như trong gia đình, cha mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Lớn lên rồi, con cái phải có trách nhiệm với gia đình, phụng dưỡng bố mẹ khi về già. Rộng hơn, bên ngoài xã hội, mỗi con người phải có những trách nhiệm khác như trách nhiệm bảo vệ môi trường chung, trách nhiệm với nếp sống cộng đồng chung….
Tuy nhiên, những biểu hiện của tinh thần trách nhiệm lại đang dần mất đi và để lại những ảnh hưởng vô cùng xấu. Nó ảnh hưởng tới chính bản thân mỗi con người, khiến cho chúng ta ngày một ích kỉ hơn, sống lạc lõng và cô độc trong một cộng đồng gắn kết. Và thử hỏi, một xã hội với những con người vô trách nhiệm thì sẽ như thế nào? Xã hội ấy sẽ ngày một u ám, rời rạc và thiếu đi tình yêu thương, gắn kết vốn có. Và một xã hội như vậy sẽ không bao giờ phát triển tiến lên được. Nó đúng như thứ axit ăn mòn xã hội, hình thành lên một nếp sống tiêu cực, đáng lên án.
Một thực tế đáng buồn là những biểu hiện có thói vô trách nhiệm lại ngày một tăng lên. Đâu đó chúng ta lại bắt gặp những thông tin tiêu cực trên các phương tiện truyền thông đại chúng như con cái đuổi đánh cha mẹ già ra ngoài đường. Hay những cặp bố mẹ trẻ bỏ mặc những đứa trẻ tại cửa chùa, thậm chí là bãi rác… Trên đường phố, chúng ta sẽ bắt gặp những bạn trẻ, hoặc những nạn nhân bị hành hung nhưng lại có những người thản nhiên phớt lờ, thậm chí là đứng lại hò reo, quay clip. Đặc biệt, thói vô trách nhiệm này xuất hiện nhiều ở giới trẻ. Các bạn không có trách nhiệm trong học tập hay trong cuộc sống xã hội. Một ví dụ điển hình là việc các cặp đôi yêu nhau nhưng không có trách nhiệm với những hành động của mình. Việc sống thử với nhau rồi mang bầu, sau đó giải quyết bằng cách phá bỏ cái thai. Đây chính là hành động vô trách nhiệm, sai lầm lớn khiến nhiều người phải hối hận.
Nguyên nhân của thói vô trách nhiệm một phần do sự giáo dục chưa đúng đắn của nhiều bậc phụ huynh. Họ quá chiều chuộng con cái khiến chúng nảy sinh thói tự phụ và ỉ lại. Bên cạnh đó, xã hội ngày một phát triển với guồng quay chóng mặt, con người dần bị máy móc hoá, vô cảm hoá trước mọi thứ.
Để giải quyết thói vô trách nhiệm này, bản thân mỗi người phải biết cách kiểm soát chính mình, sống trách nhiệm với chính những hành động của mình. Sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn. Có những cá nhân như vậy, xã hội mới ngày một tốt đẹp và gắn kết hơn. Về lâu dài, nó sẽ tạo thành một nếp sống văn minh, một xã hội văn minh.
Vô trách nhiệm chính là thứ axit mạnh và nhanh nhất biến một con người hay rộng hơn là cả xã hội trở nên tiêu cực, biến chất. Hãy biết cách sống yêu thương, sống có trách nhiệm để thứ axit đó không thể bào mòn tất cả.
Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Nghị luận xã hội: Như một thứ axit vô hình thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Các bạn có thể xem thêm một số mục Soạn văn 9, soạn bài lớp 9 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 9 và các bài tập VBT Ngữ văn lớp 9. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.