Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Soạn Văn 9: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 9 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

I. Kiến thức cần nhớ về Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

1. Tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh

- Các biện pháp nghệ thuật và miêu tả có tác dụng làm cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn, bớt khô khan.

- Biện pháp thuyết minh thường được vận dụng vào các bài thuyết minh có tính chất phổ cập kiến thức hoặc một số bài có tính chất văn học.

2. Cách sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh

- Các biện pháp nghệ thuật ở đây thường là các hình thức kể chuyện, tự thuật, đối thoại (hỏi – đáp) theo lối ẩn dụ, nhân hóa, hư cấu.

Ví dụ: hóa thân thành cây lúa để tự thuyết minh về nó, kể một câu chuyện hư cấu như “Ngọc Hoàng xử tội Ruồi xanh”.

- Ta có thể dùng lối vè, diễn ca để thuyết minh về sự vật cho dễ nhớ, ngắn gọn và ấn tượng.

Ví dụ: “O tròn như quả trứng gà, Ô thời đội mũ, Ơ thời thêm râu”.

- Cần lưu ý rằng không phải văn bản thuyết minh nào cũng có thể áp dụng các yếu tố nghệ thuật. Ví dụ như: các mục trong từ điển, các bản giới thiệu các di tích lịch sử, các tờ thuyết minh đồ dùng,…

- Khi thuyết minh, cần chú ý không sa đà vào các biện pháp nghệ thuật này. Các biện pháp này chỉ có tác dụng bổ trợ, không thay thế được mục tiêu chính của văn bản thuyết minh là cung cấp tri thức khách quan, chính xác về đối tượng.

II. Soạn bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

- Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức khách quan về sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội. Có tính xác thực, khoa học, ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ, sinh động.

- Các phương pháp thuyết minh thường dùng:

+ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.

+ Phương pháp liệt kê.

+ Phương pháp nêu ví dụ.

+ Phương pháp dùng số liệu.

+ Phương pháp so sánh.

+ Phương pháp phân loại, phân tích.

Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Văn bản “Hạ Long – đá và nước”:

- Đối tượng thuyết minh: Đá và nước tạo nên cái đẹp lì lạ của Hạ Long.

- Văn bản cung cấp tri thức khách quan, khoa học, chính xác.

- Phương pháp thuyết minh chủ yếu: Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê.

- Biện pháp nghệ thuật được vận dụng: Tưởng tượng, nhân hóa. Tưởng tượng các cuộc dạo chơi, khơi gợi những cảm giác có thể có, phép nhân hóa tả các đảo.

Luyện tập

 Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

a. - Văn bản có tính chất thuyết minh, thể hiện qua lời cáo trạng và lời bào chữa để nêu lên đặc điểm của ruồi xanh (họ, giống loài, tập tính sinh sống, sinh đẻ, cấu tạo,...)

- Phương pháp thuyết minh sử dụng: Nêu định nghĩa (thuộc họ côn trùng,...), phân loại các loại ruồi, nêu số liệu (số vi khuẩn,...), liệt kê (mắt lưới,...).

b. Nét đặc biệt của văn bản: Thuyết minh về loài ruồi dưới hình thức tự sự, kể lại một phiên tòa xử tội; có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, miêu tả, ẩn dụ.

c. Các biện pháp nghệ thuật làm nổi bật nội dung thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc, cả các bạn đọc nhỏ tuổi.

 Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Đoạn văn này nhằm nói về tập tính của chim cú dưới dạng ngộ nhận thời thơ ấu. Sau này, khi lớn lên và đi học mới có dịp nhận thức lại sự nhầm lẫn cũ. Biện pháp nghệ thuật ở đây chính là lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện

- Phương pháp thuyết minh: Giải thích.

III. Ví dụ về bài văn thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật

Dàn ý Hãy hóa thân thành cây bút bi và thuyết minh về nó

1. Mở bài

Giới thiệu, dẫn dắt vào đề bài: cây bút bi (trực tiếp hoặc gián tiếp).

2. Thân bài

a. Lịch sử hình thành và khái quát chung về cây bút

Bút bi được phát minh do một nhà báo người Hungary có tên Lazso Biro.

Khái quát chung: cây bút có nhiều giá thành khác nhau phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng, rất phổ biến trong xã hội, được con người sử dụng hằng ngày để học tập và làm việc…

b. Thuyết minh chi tiết

Bút bi dài khoảng 20cm, hình trụ thon dài.

Chia thành 2 bộ phận chính: vỏ bút và ruột bút.

Vỏ bút: làm bằng nhựa hoặc kim loại, đơn giản hoặc có nhưng họa tiết bắt mắt.

Ruột bút: bao gồm phần ống mực và đầu bút. Ống mực thuôn dài, làm bằng nhựa dẻo, rỗng bên trong, là nơi để chứa mực. Đầu bút làm bằng kim loại và có gắn một viên bi tròn rất nhỏ (khoảng 0,5 - 1mm) là nơi để mực chảy ra khi ta viết.

Dựa vào cấu tạo, có hai loại bút chính: bút bấm vào bút nắp:

- Bút bấm: trong phần ruột bút thường có gắn 1 chiếc lò xo có đàn hồi tốt, phần đầu bút có chức năng bấm để mở hoặc tắt bút khi kết hợp cùng chiếc lò xo.

- Bút nắp: thường không có lò xo, phần đầu bút cấu tạo đơn giản hơn bút bấm và có một chiếc nắp để mở ra đóng vào khi cần hoặc không cần sử dụng.

Giá thành: bút bi đa dạng về chủng loại nên có giá thành khác nhau. Loại phổ thông có giá tiền dao động từ 3000 - 15.000 đồng. Loại cao cấp hơn có giá tiền lên đến hàng trăm nghìn, thậm chí là hàng triệu đồng.

c. Công dụng

Bút bi vô cùng phổ biến trong cuộc sống mà ai ai cũng cần dùng đến và hầu như đều sở hữu. Nó giúp chúng ta ghi chép lại kiến thức, những điều cần thiết… mỗi người học sinh chúng ta trưởng thành đều từ những con chữ được viết bằng bút bi.

3. Kết bài

Khẳng định lại vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của bút bi.

Dàn ý thuyết minh về cây lúa có sử dụng biện pháp nghệ thuật (hóa thân thành cây lúa và thuyết minh về nó)

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào hình ảnh của chính mình: Chúng tôi là lúa một loài cây quen thuộc của làng quê Việt Nam, là người bạn tâm giao, cùng sẻ chia những vui buồn, ước vọng của người nông dân Việt Nam.

2. Thân bài

a. Nguồn gốc

Cây lúa có nguồn gốc từ xa xưa, khi cuộc sống con người cần lương thực cho sinh hoạt thì cây lúa xuất hiện. Chúng tôi là một loại cây trồng cổ có vai trò quan trọng trong đời sống và lịch sử phát triển của hàng triệu, triệu người trên Trái đất từ xa xưa đến nay…

b. Thuyết minh chi tiết

Cây lúa chúng tôi sống chủ yếu là nhờ nguồn nước ngọt, phát triển khi có điều kiện tự nhiên thuận lợi.

Chúng tôi có bộ rễ chùm để dễ dàng hấp thụ nguồn chất dinh dưỡng xung quanh đất. Thân cây mọc thẳng, được nối với nhau nhiều đốt và thân cây rỗng và mền, có thể dùng tay bóp nát một cách dễ dàng.

Khi còn là những thanh niên mạ non, tôi có nhiều nhánh lá và chưa hình thành rõ thân cây. Khi phát triển chúng tôi bắt đầu lớn, đoạn này có thân cây cao, thẳng và bắt đầu trổ bông với những bông sữa non.

Khi những bông sữa có hạt thì là lúc chúng tôi nghiêng mình và những bông lúa cong xuống giống như hình mũi liềm với những bông nặng trĩu hạt báo hiệu một vụ mùa bội thu của người nông dân.

c. Gieo trồng và chăm sóc

Với chúng tôi nguồn nước có vai trò vô cùng quan trọng. Để có một ruộng lúa phát triển thì ta phải đảm bảo luôn có nước trong ruộng. Và nguồn dinh dưỡng cho cây cũng rất cần thiết, nó sẽ đảm bảo cho cây phát triển tốt và mang lại năng suất cao. Thêm vào đó cũng cần đến sự chăm sóc chu đáo của người nông dân bởi chúng tôi rất dễ mắc bệnh và nếu không được chữa kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm.

Chúng tôi khi sinh ra cũng có rất nhiều loại phù hợp với đặc điểm thích nghi ở từng nơi, từ Bắc đến Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ dân tộc kinh đến dân tộc tiểu số.

d. Vai trò của cây lúa

Cây lúa chúng tôi là loài cây đứng thứ hai trên thế giới về số lượng xuất khẩu ở Việt Nam và là nguồn lương thực chính không thể thiếu.

Không chỉ thể thân lúa khi thu hoạch xong còn là nguồn cung cấp thức ăn cho trâu, bò. Và loài người cũng không thể phủ nhận được tầm quan trọng của chúng tôi trong cuộc sống của họ.

3. Kết bài

Khái quát lại vai trò, tầm quan trọng của cây lúa đối với đời sống con người.

-----------------------------

Trên đây VnDoc đã hướng dẫn các bạn Soạn bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học tốt môn Văn lớp 9. Chúc các bạn học tốt và nhớ thường xuyên tương tác với VnDoc.com để nhận được nhiều tài liệu hay nhé

.......................................................................

Ngoài Soạn bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 9, soạn bài 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
47
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Sách mới

    Xem thêm