Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý

Soạn bài: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 9. Mời các bạn tải bài soạn bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý dưới đây để chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

Dàn ý chi tiết bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí

1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: dẫn dắt câu nói, dẫn dắt vào nội dung.

(Học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy vào năng lực của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích khái niệm

Đối với đề bài có câu nói: trích dẫn câu nói, phân tích từ khóa và chốt lại nội dung câu nói.

Đối với đề bài không có trích dẫn câu nói (ví dụ: bàn về tính kiên trì): phân tích từ khóa quan trọng.

→ Rút ra ý nghĩa, bài học từ câu nói.

b. Phân tích

Phần phân tích trả lời cho câu hỏi: tại sao? (ví dụ: tại sao có chí thì nên?) hoặc nêu biểu hiện của vấn đề, từ đó rút ráy nghĩa, vai trò của vấn đề nghị luận.

(Lưu ý: học sinh đảm bảo trả lời từ 2 - 3 ý trở lên).

c. Chứng minh

- Học sinh tự lấy dẫn chứng cho bài làm văn của mình (2 dẫn chứng):

Dẫn chứng từ nhân vật (văn học, lịch sử, khoa học xã hội…)

Dẫn chứng từ thực tế đời sống: những tấm gương tiêu biểu từ đời sống.

d. Phản đề

Lật ngược vấn đề:

Đối với đề bài phân tích xuôi (ví dụ: bàn luận về ý kiến: “có chí thì nên”) thì phản biện ngược (những người không có chí thì sẽ…).

Đối với đề bài phân tích ngược (ví dụ: “cái giá của việc đánh mất chữ tín”) thì phản biện xuôi (giữ “chữ tín” sẽ giúp chúng ta có được những gì?)

3. Kết bài

Bài học nhận thức và phương hướng hành động.

Tóm tắt lại vấn đề (kết lại ý nghĩa của văn bản).

Liên hệ bản thân.

Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý

I. Kiến thức cơ bản

Thực hiện các yêu cầu sau đây để hiểu thế nào là một bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

1. Đọc văn bản sau và cho biết nó bàn về vấn đề gì.

Tri thức là sức mạnh

Nhà khoa học người Anh Phơ-răng-xít Bê-cơn (thế kỉ XVI – XVII) đã nói một câu nổi tiếng: "Tri thức là sức mạnh". Sau này Lê-nin, một người thầy của cách mạng vô sản thế giới, lại nói cụ thể hơn: "Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh". Đó là một tư tưởng rất sâu sắc. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu được tư tưởng ấy.

Tri thức đúng là sức mạnh. Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10 000 đô la. Nhiều người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-mét-xơ ghi: "Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9 999 đô la.". Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không?

Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng. Bác Hồ của chúng ta sau chuyến đi Pháp năm 1946 trở về đã thu hút được nhiều nhà tri thức Việt Nam danh tiếng đi theo kháng chiến như kĩ sư Trần Đại Nghĩa, tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên, các bác sĩ Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, nhà toán học Tạ Quang Bửu,... Các nhà trí thức ấy đã đem tri thức của mình mà xây dựng các ngành quân giới, giáo dục, y tế,... góp phần to lớn đưa cuộc kháng chiến đến thành công. Trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, các giáo sư Đàm Trung Đồn, Vũ Đình Cự đã huy động tri thức góp phần phá huỷ lôi nổ chậm của địch, khai thông bến cảng. Và ngày nay, các nhà khoa học nông nghiệp như Bùi Huy Đáp, Vũ Tuyên Hoàng,... đã lai tạo giống lúa mới, góp phần tăng sản lượng nông nghiệp, làm cho nước ta không chỉ có đủ lương thực mà còn trở thành một trong những nước đứng hàng đầu về xuất khẩu gạo thế giới.

Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức. Họ coi mục đích của việc học chỉ là để có mảnh bằng mong sau này tìm việc kiếm ăn hoặc thăng quan tiến chức. Họ không biết rằng, muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế giới cần phải có biết bao nhiêu nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh vực!

(Hương Tâm)

Gợi ý: Bài văn bàn về vấn đề vai trò của tri thức và người trí thức trong đời sống xã hội.

2. Nêu bố cục của văn bản Tri thức là sức mạnh và chỉ ra nội dung chính của từng phần.

Gợi ý: Có thể chia văn bản Tri thức là sức mạnh thành 3 phần:

  • Phần mở bài (đoạn mở đầu): đặt vấn đề "tri thức là sức mạnh";
  • Phần thân bài (hai đoạn tiếp): Chứng minh tri thức đúng là sức mạnh trong công việc và khẳng định tri thức là sức mạnh cách mạng.
  • Phần kết bài (đoạn còn lại): Phê phán những người chưa biết quý trọng tri thức và sử dụng tri thức không đúng mục đích.

3. Tìm những câu mang luận điểm chính của bài văn Tri thức là sức mạnh và nhận xét về cách diễn đạt luận điểm của người viết.

Gợi ý:

Các câu mang luận điểm:

  • Các câu trong đoạn mở bài;
  • "Tri thức đúng là sức mạnh." ; "Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi.";
  • "Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng.";
  • "Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức."; "Họ không biết rằng, muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế giới cần phải có biết bao nhiêu nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh vực!".

Các luận điểm được trình bày rõ ràng, thuyết phục, thể hiện được luận điểm chung: Tri thức là sức mạnh.

4. Văn bản Tri thức là sức mạnh chủ yếu sử dụng phép lập luận nào? Nhận xét về sức thuyết phục của phép lập luận ấy trong văn bản.

Gợi ý: Văn bản chủ yếu sử dụng phép lập luận chứng minh. Từ những dẫn chứng cụ thể, người viết khẳng định sự đúng đắn của tư tưởng "Tri thức là sức mạnh" và "Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh", qua đó phê phán những người không biết quý trọng tri thức, sử dụng tri thức sai mục đích và đề cao vai trò của tri thức đối với sự phát triển của đất nước.

5. So sánh đặc điểm của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Từ đó rút ra nhận xét về điểm khác nhau giữa hai dạng bài nghị luận này.

Gợi ý:

  • Bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng cuộc sống: Từ một sự việc, hiện tượng đời sống, người viết nêu ra vấn đề mang ý nghĩa tư tưởng, đạo lí.
  • Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đao lí: Bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích... làm sáng tỏ, một vấn đề tư tưởng, đạo lí, chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của nó; qua đó khẳng định tư tưởng của người viết.

II. Rèn luyện kĩ năng

1. Văn bản dưới đây thuộc loại nghị luận nào?

Thời gian là vàng

Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá trị mà thời gian là vô giá.

Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.

Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.

Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hoá đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.

Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.

Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.

(Phương Liên)

Gợi ý: Văn bản Thời gian là vàng thuộc loại bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

2. Văn bản Thời gian là vàng nghị luận về vấn đề gì? Hãy chỉ ra hệ thống luận điểm chính của bài văn này.

Gợi ý: Văn bản nghị luận về giá trị của thời gian. Giá trị của thời gian được làm rõ qua các luận điểm:

  • Thời gian là sự sống
  • Thời gian là thắng lợi
  • Thời gian là tiền
  • Thời gian là tri thức

3. Trong văn bản Thời gian là vàng, người viết chủ yếu sử dụng phép lập luận nào?

Gợi ý: Người viết sử dụng phép lập luận phân tích và chứng minh.

4. Nhận xét về sức thuyết phục của cách lập luận trong bài văn Thời gian là vàng.

Gợi ý: Người viết đã phân tích giá trị của thời gian thành các luận điểm (Thời gian là sự sống – Thời gian là thắng lợi – Thời gian là tiền – Thời gian là tri thức). Các luận điểm này lại được chứng minh bằng những dẫn chứng từ thực tiễn. Mạch triển khai lập luận của bài văn đơn giản nhưng cô đọng, sáng rõ và chặt chẽ.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Soạn bài rút gọn: Soạn Văn Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý

Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Sách mới

    Xem thêm