Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn Văn 9: Tổng kết phần tập làm văn

Soạn Văn Tổng kết phần tập làm văn

Soạn Văn 9: Tổng kết phần tập làm văn được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các bạn học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Soạn Văn: Tổng kết phần tập làm văn

I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS

Câu 1 (trang 170 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Các kiểu văn đã cho khác nhau ở hai điểm chính: Phương thức biểu đạt và hình thức thể hiện. Cụ thể:

- Tự sự: Trình bày sự việc dưới dạng bản tin, tác phẩm...

- Miêu tả: Tái hiện đặc điểm của đối tượng trong các bài văn tả.

- Thuyết minh: Cần trình bày những đối tượng thuyết minh cần làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan.

- Nghị luận: Bày tỏ quan điểm người viết bằng hình thức các bài cáo, hịch, lời phát biểu hay tranh luận...

- Biểu cảm: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc qua các thư từ, tác phẩm văn chương.

- Điều hành: Văn bản mang tính chất hành chính – công vụ, dạng đơn từ, báo cáo...

Câu 2 (trang 170 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Mỗi kiểu văn bản phù hợp với mục đích riêng, phù hợp với những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Vì thế, không thể thay thế các kiểu văn bản cho nhau.

Câu 3 (trang 170 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Trong văn bản cụ thể, các phương thức biểu đạt có thể kết hợp với nhau để tạo ra hiệu quả giao tiếp cao nhất. Sự kết hợp sẽ phát huy được thế mạnh của từng phương thức trong những mục đích, nội dung cụ thể.

Câu 4 (trang 170 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

a. Các thể loại văn học đã học: Thơ, truyện dài, kí, tiểu thuyết chương hồi, truyện ngắn, ca dao, dân ca, câu đố, phóng sự ,...

b. Mỗi thể loại riêng có một phương thức biểu đạt nhất định, phù hợp với đặc điểm.

Ví dụ:

- Truyện ngắn có phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự (kể lại các sự việc)...

- Thơ có phương thức chủ yếu là biểu cảm.

c. Trong các tác phầm như thơ, truyện, kịch có thể sử dụng yếu tố nghị luận. Yếu tố nghị luận là yếu tố phụ, làm cho đoạn văn, thơ thêm tính triết lí.

Ví dụ: Trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán, Nguyễn Du đã vận dụng phương thức nghị luận qua lời lập luận gỡ tội của Hoạn Thư: Là đàn bà nên ghen tuông là chuyện bình thường; Hoạn Thư từng tha khi Kiều trốn khỏi gác; đều là nạn nhân chế độ đa thê => Lập luận chặt chẽ, logic, khiến Kiều không thể xử phạt.

Câu 5 (trang 171 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

* Giống: Yếu tố tự sự (kể chuyện) giữ vai trò chủ đạo.

* Khác:

- Kiểu văn bản tự sự làm cơ sở của thể loại văn học tự sự.

- Thể loại văn học tự sự là “môi trường” cho kiểu văn bản xuất hiện, đòi hỏi phải có cốt truyện, đa dạng về loại hình (Truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút...)

- Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn học tự sự thể hiện ở: Cốt truyện, nhân vật, tình huống...

Câu 6 (trang 171 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

a. Kiểu văn biểu cảm và thể loại văn học trữ tình:

- Giống: Yếu tố cảm xúc, tình cảm giữ vai trò chủ đạo.

- Khác:

+ Văn bản biểu cảm: Bày tỏ cảm xúc về một đối tượng (văn xuôi)

+ Tác phầm trữ tình: Đời sống cảm xúc của chủ thể thông qua hình tượng nghệ thuật (thơ).

b. Đặc điểm của thể loại văn học trữ tình:

- Bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp thông qua nhân vật trữ tình.

- Tác phẩm trữ tình thường ngắn gọn, lời văn tràn đầy tính biểu cảm.

Câu 7 (trang 171 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Các tác phẩm nghị luận vẫn cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự. Tuy nhiên, các yếu tố đó chỉ là các yếu tố phụ, có tác dụng giúp cho tác phẩm nghị luận sinh động, thuyết phục hơn.

II. Phần Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn THCS

Câu 1 (trang 171 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Phần Văn và Tập làm văn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nắm vững những kiến thức, kĩ năng của phần Tập làm văn sẽ giúp cho quá trình đọc – hiểu tốt, dễ dàng hơn và ngược lại.

Câu 2 (trang 171 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Nắm được những nội dung của phần Tiếng Việt có thể vận dụng được các kĩ năng về từ ngữ, câu, đoạn để khai thác nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong các văn bản (hoặc đoạn trích) cũng như để viết và tránh các lỗi câu khi viết tập làm văn.

Câu 3 (trang 171 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Ý nghĩa các phương thức biểu đạt:

- Phương thức miêu tả, tự sự giúp làm các bài văn sinh động, hấp dẫn.

- Yếu tố nghị luận, thuyết minh: Giúp bài văn logic, tạo sức thuyết phục.

- Biểu cảm: Tạo cảm xúc sâu sắc, chân thực hơn khi làm văn.

III. Các kiểu văn bản trọng tâm

* Văn bản thuyết minh:

- Mục đích biểu đạt: Cung cấp tri thức khách quan, chính xác.

- Chuẩn bị: Hiểu biết về đối tượng, vấn đề thuyết minh.

- Các phương pháp thường dùng: Nêu khái niệm, đưa số liệu, dẫn chứng...

- Ngôn ngữ: Chính xác, khách quan, đơn nghĩa.

* Văn bản tự sự:

- Mục đích biểu đạt: Kể lại sự việc, con người, cuộc sống...

- Các yếu tố tạo thành: Sự kiện và nhân vật.

- Văn bản tự sự thường kết hợp các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm để bài văn trở nên sinh động, sâu sắc hơn.

- Ngôn ngữ: Trần thuật, giàu hình ảnh và biểu cảm.

* Văn bản nghị luận:

- Mục đích biểu đạt: bàn luận, thuyết phục người đọc tin theo cái đúng, cái tốt.

- Yếu tố tạo thành: Luận điểm, luận cứ, luận chứng.

- Yêu cầu: Luận điểm, luận cứ, luận chứng ngắn gọn, chính xác, hợp lí, khoa học.

- Dàn bài chung của bài nghị luận một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề tư tưởng đạo lí:

Mở bài: Nêu vấn đề.

Thân bài:

* Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống:

+ Trình bày thực trạng, mô tả hiện tượng.

+ Phân tích nguyên nhân, tác hại của hiện tượng.

+ Bình luận về hiện tượng.

+ Đề xuất giải pháp.

* Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:

+ Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn.

+ Phân tích, chứng minh mặt đúng, mặt sai.

+ Bình luận, đánh giá, mở rộng vấn đề.

+ Rút ra bài học nhận thức và hành động.

Kết bài: Khẳng định vấn đề/ hiện tượng và nêu suy nghĩ của em.

- Dàn bài chung của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) hoặc về một bài thơ, đoạn thơ:

Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, đưa ra nhận định chung.

Thân bài:

Phân tích về nội dung tư tưởng, hình tượng nhân vật, nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.

Kết bài: Đánh giá về tác phẩm, ý nghĩa vấn đề nghị luận.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Dưới đây là bài soạn Tổng kết phần tập làm văn bản đầy đủ nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 9: Tổng kết phần tập làm văn

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 2 lớp 9 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 9 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Sách mới

    Xem thêm