Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn Văn 9: Ôn tập làm văn (tiếp theo)

Soạn Văn Ôn tập làm văn (tiếp theo)

Soạn Văn 9: Ôn tập làm văn (tiếp theo) là tài liệu Ngữ văn lớp 9 được VnDoc sưu tầm và tổng hợp, giúp các bạn học sinh lớp 9 tổng hợp kiến thức môn văn nhằm ôn thi học kì 1, ôn thi vào lớp 10 các trường THPT. Chúc các bạn ôn tập tốt và đạt kết quả cao trong các kỳ thi sắp tới.

Soạn Văn: Ôn tập làm văn (tiếp theo)

Câu 7 (trang 220 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Văn bản đã học ở lớp 9 với văn bản tự sự ở lớp dưới:

- Giống: Đều tạo nên một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, dẫn đến kêt thúc nhằm nêu lên một ý nghĩa.

- Khác:

+ Văn bản tự sự ở lớp 6 tồn tại độc lập một phương thức riêng.

+ Văn tự sự ở lớp 8 có sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả nhưng chủ yếu là miêu tả ngoại hình, hành động nhân vật.

+ Đến lớp 9, văn tự sự kết hợp cả lập luận, biểu cảm, miêu tả (cả miêu tả nội tâm).

Câu 8 (trang 220 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

- Văn bản có đủ yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận nhưng vẫn là văn bản tự sự vì: Các yếu tố đó chỉ bổ trợ giúp làm nổi bật phương thức chính là phương thức tự sự.

- Trong thực tế, ít có những văn bản chỉ tồn tại một phương thức biểu đạt duy nhất.

Câu 9 (trang 220 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Soạn Văn 9: Ôn tập làm văn (tiếp theo)

Câu 10 (trang 220 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Bài tập làm văn tự sự của học sinh vẫn phải có đủ ba phần bởi vì học sinh đang trong giai đoạn luyện tập bố cục cơ bản để học tập kĩ năng. Khi có kĩ năng tốt thì mới có thể sáng tạo, thay đổi.

Câu 11 (trang 220 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

- Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn giúp học sinh hiểu rõ hơn đặc điểm nghệ thuật, nội dung tác phẩm, giúp học sinh thực hiện tốt hơn yêu cầu đọc - hiểu các tác phẩm văn học tương ứng.

- Ví dụ: Những đoạn độc thoại, độc thoại nội tâm, miêu tả nội tâm trong tác phẩm Làng của Kim Lân đã giúp người đọc hiểu được tâm trạng, tính cách của nhân vật ông Hai; vai người kể chuyện trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng giúp làm rõ hơn nội dung tư tưởng và làm tăng thêm chất chân thực của tác phẩm.

Câu 12 (trang 220 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

- Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần Đọc - hiểu văn bản và phần Tiếng Việt tương ứng giúp các em hiểu sâu hơn lí thuyết trong việc viết bài văn tự sự, để các em có thể vận dụng sáng tạo cho bài viết của mình.

- Ví dụ: Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long có sự kết hợp các yếu tố trữ tình, bình luận với tự sự.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 1 lớp 9 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 9 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Sách mới

    Xem thêm