Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập Ngữ Văn lớp 9 học kì 2 năm 2025

Đề cương ôn tập Ngữ Văn lớp 9 học kì 2 năm 2025 bộ 3 sách mới Chân trời sáng tạo, Cánh diều, Kết nối tri thức. Tài liệu được biên soạn theo cấu trúc mới 2025, khái quát kiến thức được học môn Ngữ văn học kì 2, kèm bài tập vận dụng, giúp các em ôn tập, rèn luyện các dạng bài chuẩn bị cho kì thi cuối kì 2 lớp 9 sắp tới đạt kết quả cao. 

1. Đề cương Văn 9 học kì 2 sách Cánh diều

A. KIẾN THỨC

I. VĂN BẢN VĂN HỌC

1. Nội dung:

- Văn bản thông tin

- Thơ tám chữ và thơ tự do

2. Yêu cầu:

- Nắm được đặc điểm, kĩ năng đọc hiểu các văn bản đã học.

- Nắm được kĩ năng tạo lập văn bản phân tích tác phẩm.

II. TIẾNG VIỆT

Kiến thức

- Câu rút gọn và câu đặc biệt trong thực hành giao tiếp

- Các biện pháp tu từ.

Yêu cầu

- Nhận diện, phân tích tác dụng

III. TẬP LÀM VĂN

1. Phân tích/ cảm nhận đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện hoặc thơ

2. Nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết.

Yêu cầu: Nắm vững cách viết và viết được đoạn văn nghị luận về tác phẩm văn học (cảm nhận về nhân vật, chi tiết nghệ thuật, nội dung, chủ đề...) và vấn đề xã hội.

B. MỘT SỐ DẠNG BÀI CỤ THỂ

Đề 1:

ĐỌC HIỂU (6,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Tưng bừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội

Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội diễn ra từ 1-10 đến 10-10-2010. Trong những ngày Đại lễ, người dân Thủ đô và các du khách thập phương được đắm chìm trong không khí linh thiêng, hào hoa của đất Thăng Long xưa, đồng thời cảm nhận nét hiện đại, mạnh mẽ của Hà Nội ngày nay.

Ngày khai mạc được tổ chức trọng thể vào sáng 1-10-2010 tại Vườn hoa Lý Thái Tổ và đường Đinh Tiên Hoàng, xung quanh hồ Hoàn Kiếm.

Ngày khai mạc mở màn cho trên 50 hoạt động khác nhau trong 10 ngày Đại lễ. Có thể kể tới các hoạt động văn hoá nghệ thuật như: “Đêm Hồ Gươm lung linh và trình diễn áo dài truyền thống”, biểu diễn các điệu múa cổ Thăng Long - Hà Nội, biểu diễn Âm nhạc của các nghệ sỹ nổi tiếng Việt Nam, biểu diễn của các đoàn nghệ thuật quốc tế tại các sân khấu ngoài trời, Chương trình Lễ hội đường phố của Tuổi trẻ Thủ đô và cả nước tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám ...

Hoạt động trưng bày hiện vật lịch sử 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội tại Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, số 9 và 18 Hoàng Diệu khai mạc ngày 2-10. Kế tiếp đó, trong 10 ngày Đại lễ có nhiều triển lãm như: Triển lãm các trận đánh và chiến dịch nổi tiếng trong lịch sử quân sự Việt Nam, Triển lãm và Liên hoan thư pháp Thăng Long - Hà Nội tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Triển lãm Những tấm lòng với Thăng Long Hà Nội tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị ...

Trong dịp Đại lễ còn có Liên hoan ẩm thực Hà thành tại Công viên nước Hồ Tây, Liên hoan nghệ thuật Diều - Hà Nội tại Quảng trường Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Liên hoan Du lịch quốc tế Thăng Long - Hà Nội tại Thiên đường Bảo Sơn...

Nhiều công trình trọng điểm chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội cũng sẽ được khánh thành trong dịp này. Tổ chức Kỷ lục Guinness đã trao Bằng chứng nhận “Bức tranh gắn gốm lớn nhất thế giới” cho “Con đường gốm sứ”.

Các Bộ ngành, địa phương cũng tưng bừng tổ chức các hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội như: Liên hoan Xiếc, Múa rối quốc tế, Triển lãm ảnh nghệ thuật quốc tế; Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng và triển lãm ảnh về Các vùng kinh đô". tại Phú Thọ; Lễ hội Cố đô Hoa Lư tại Ninh Bình; Lễ hội Làng Sen tại Nghệ An; Festival Tây Sơn - Bình Định và Liên hoan Võ cổ truyền Quốc tế tại Bình Định... Bên cạnh đó, hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội cũng được tổ chức tại một số địa điểm ở nước ngoài.

Sự kiện quan trọng trong dịp Đại lễ là Lễ Mít tinh, Diễu binh, Diễu hành diễn ra sáng 10-10 tại Quảng trường Ba Đình. Đây là chương trình mít tinh, diễu binh diễu hành cấp quốc gia quy mô lớn nhất từ trước tới nay với sự tham gia của 31.000 người.

Khép lại 10 ngày Đại lễ, Đêm hội văn hoá nghệ thuật kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình là đêm nghệ thuật hoành tráng được chốt lại bằng màn bắn pháo hoa nghệ thuật.

(Theo thegioidisan.vn)

Câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?

Câu 2. Theo đoạn trích, sự kiện nào được tổ chức mang tầm quốc gia, có quy mô lớn và số người tham gia đông nhất từ trước tới nay?

Câu 3. Nội dung chính được đề cập trong phần sa pô (đoạn văn in đậm) của văn bản là gì?

Câu 4. Câu văn sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Trong dịp Đại lễ còn có Liên hoan ẩm thực Hà thành tại Công viên nước Hồ Tây, Liên hoan nghệ thuật Diều - Hà Nội tại Quảng trường Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Liên hoan Du lịch quốc tế Thăng Long - Hà Nội tại Thiên đường Bảo Sơn...

Câu 5. Từ “đại lễ” trong văn bản có nghĩa là gì?

Câu 6. Các sự việc được thuật lại theo trình tự chủ yếu nào?

Câu 7. Các sự kiện được đề cập đến trong văn bản khơi gợi những tình cảm chủ yếu nào từ phía người đọc?

Câu 8. Chỉ ra những hoạt động trong dịp Đại lễ cho thấy sự tri ân của nhân dân ta đối với tổ

tiên.

Câu 9. Theo anh/ chị, đất nước ta tổ chức đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội nhằm những mục đích gì?

VIẾT (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Qua sự kiện Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa nét đẹp truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Câu 2 (4,0 điểm): Viết bài văn khoảng 400 chữ, cảm nhận về bài thơ sau:

XUÂN XƯA CÓ MẸ

[1] Xuân chợt đến cho mai vàng rợp ngõ

Nắng dịu dàng muôn hoa cỏ đưa hương

Ngắm bạn bè khoe áo mới trên đường

Con giận dỗi thu mình trong góc tối

Mẹ vỗ về lệ mặn ướt đôi môi.

 

[2] Đau đớn quá mẹ rời xa con vội

Mất mẹ rồi con khóc mấy xuân qua

Còn đâu nữa để vòi quà áo Tết

Để bàn tay mẹ vuốt ve trìu mến

Để ngụp lặn trong lòng mẹ mông mênh.

 

[3] Mùa xuân nữa lại về trên dương thế

Con chạnh lòng nhớ mẹ thuở xuân xưa

Một nén hương trong đêm đón giao thừa

Con thức trắng lặng nghe lòng hiu quạnh

Con không mẹ như buồm trắng mong manh.

(Lê Thị Kiều Nga, tập san Lương Thế Vinh 1995)

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về tham khảo đầy đủ

2. Đề cương Văn 9 học kì 2 sách Kết nối tri thức

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

1. Văn bản:

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện trinh thám như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.

- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ. Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.

- Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản; mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề; phân biệt được cách trình bày vấn đề khách quan (chỉ đưa thông tin) và cách trình bày chủ quan (thể hiện tình cảm, quan điểm của người viết).

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử, tác dụng của các trình bày thông tin trong văn bản (trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, các đối tượng phân loại, so sánh và đối chiếu,…).

- Vận dụng được một số hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để đọc hiểu văn bản văn học.

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của bài phỏng vấn; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

a. Truyện trinh thám

Các yếu tố

Kiến thức

1. Khái niệm

Truyện trinh thám là loại tác phẩm truyện viết về quá trình điều tra vụ án, thường có những sự việc bí ẩn, bất ngờ. Quá trình phá án của người điều tra dựa trên yếu tố quan trọng là sự suy luận lô-gíc. Vụ án thường được làm sáng tỏ ở phần kết thúc truyện.

Hiện nay, thể loại truyện trinh thám có vị trí quan trọng trong đời sống văn học.

2. Không gian

Không gian của truyện trinh thám là không gian hiện trường - nơi xảy ra vụ án, cũng là nơi người điều tra nghiên cứu để tìm thủ phạm.

- Các vụ án có thể diễn ra ở những không gian rộng (khu rừng, hang động, góc phố,...) hoặc không gian nhỏ hẹp (căn phòng, bàn ăn,...).

- Không gian hiện trường được khắc hoạ chi tiết, cụ thể và gắn liền với dấu hiệu bằng chứng phạm tội.

3. Thời gian

Thời gian trong truyện trinh thám thường được giới thiệu ở phần đầu tác phẩm với thông tin cụ thể về tháng, năm hay tình huống mà người điều tra tiếp nhận vụ án.

=> Tác dụng: Tạo nên tính chân thực cho câu chuyện.

- Truyện trinh thám thường xây dựng tình huống người điều tra chịu áp lực chạy đua với thời gian để tìm ra kẻ phạm tội. Điều này tạo ra sự căng thẳng, hấp dẫn cho người đọc đồng thời cho thấy tài năng của người điều tra.

4. Cốt truyện

- Cốt truyện trong truyện trinh thám gồm một chuỗi sự kiện mà sự kiện trung tâm là vụ án và hành trình phá án của người điều tra.

- Tác phẩm thường bắt đầu bằng một bí ẩn được đặt ra - thực chất là một vụ án phức tạp, có nhiều tình tiết dường như không thể giải thích được; sau đó là hành trình giải mã của người điều tra và cuối cùng bí ẩn được làm sáng tỏ.

5. Hệ thống nhân vật

Hệ thống nhân vật trong truyện trinh thám thường gồm người điều tra, nạn nhân, nghi phạm, thủ phạm.

- Người điều tra là nhân vật chính trong tác phẩm, có thể là nhà điều tra chuyên nghiệp như thám tử, cảnh sát, thanh tra,... hoặc nhà điều tra nghiệp dư. Người điều tra trong truyện trinh thám có tố chất đặc biệt. Đó là sự dũng cảm, ưa mạo hiểm, vốn kiến thức phong phú, trí thông minh vượt trội, tài quan sát và suy luận,... đặc biệt là phẩm chất trung thực, luôn đặt sự thật lên trên hết nhằm bảo vệ lẽ phải và công lí.

6. Các chi tiết

Truyện trinh thám có những chi tiết thể hiện sự bí ẩn, li kì của vụ án và những bất ngờ của cuộc điều tra.

- Những chi tiết về khung cảnh, không gian, thời gian xảy ra sự việc; chân dung, cử chỉ, hành động, lời nói,... của nhân vật thường có dấu hiệu của bằng chứng hoặc manh mối quan trọng trong quá trình điều tra.

7. Ngôi kể

Câu chuyện trong truyện trinh thám được kể theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba.

- Ở ngôi thứ nhất, câu chuyện thường được kể lại qua lời của người điều tra hoặc lời một người bạn của người điều tra - nhân vật chứng kiến toàn bộ quá trình giải mã vụ án. Điều này giúp câu chuyện trở nên chân thực, đáng tin, bất ngờ và kịch tính hơn.

b. Thơ sáu chữ, bảy chữ, tám chữ

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Thơ sáu chữ, bảy chữ, tám chữ là những thể thơ được xác định dựa vào số chữ (tiếng) trong mỗi dòng thơ. Các dòng thơ thường được ngắt nhịp một cách linh hoạt.

2. Đặc điểm chung

Bài thơ sáu chữ, bảy chữ, tám chữ có số lượng dòng không hạn chế; có thể chia khổ hoặc không; thường sử dụng vần chân, gieo vần liền hoặc vần cách.

c. Thông tin khách quan và ý kiến chủ quan

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm “Phân biệt thông tin khác quan và ý kiến chủ quan”

Phân biệt thông tin khách quan và ý kiến chủ quan của người viết là yêu cầu quan trọng đối với việc đọc hiểu văn bản nghị luận. Nó giúp người đọc kiểm tra, đánh giá được độ tin cậy, thuyết phục của lập luận và từng bước phát triển tư duy phản biện.

2. Cách phân biệt

Thông tin khách quan thường được thể hiện ở dạng bản tin, số liệu thống kê, phát hiện của các nhà nghiên cứu, kết quả thí nghiệm,...

Ý kiến chủ quan thường được đánh dấu bằng những cách diễn đạt như: tôi nghĩ, tôi tin, tôi cảm thấy, theo quan điểm của tôi, chúng tôi cần,..; hoặc các từ ngữ thể hiện cảm xúc, tình cảm, nhận xét như: thích, ghét, thú vị, rất đáng ghi nhận, thật sự có giá trị,...

d. Văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

- Văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh thuộc loại văn bản thuyết minh.

- Văn bản được viết ra nhằm đưa đến cho người đọc những thông tin khái quát về một cảnh quan đáng du ngoạn, thưởng lãm.

- Cảnh quan được đề cập thường có sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp vốn có của thiên nhiên (thắng cảnh) và vẻ đẹp của các công trình nhân tạo, trong đó phổ biến là loại công trình phục vụ cho hoạt động tín ngưỡng (danh lam).

2. Yêu cầu chung

Văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh có thể được triển khai theo nhiều cách khác nhau. Tuy vậy, việc tạo lập mọi văn bản thuộc kiểu này đều phải đảm bảo các yêu cầu chính:

- Nêu được vị trí không gian và quá trình hình thành cảnh quan;

- Miêu tả được cấu trúc và vẻ đẹp của cảnh quan; đánh giá được ý nghĩa của cảnh quan đối với đời sống con người;

- Phối hợp hiệu quả phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ khi thể hiện tất cả nội dung trên.

II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP MINH HỌA

1. Dạng 1: Đọc – hiểu

Bài tập 1. Đọc kĩ ngữ liệu dưới đây, sau đó trả lời các câu hỏi:

Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.

Tôi xin chia sẻ với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời.

Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện. J.K.Rowling, tác giả của “Harry Potter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nổi tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”.

Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.

(Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 39,40)

Câu 1. Chỉ ra mặt tích cực của thất bại mà “người thành công luôn dùng” được nêu trong đoạn trích.

Câu 2. Theo anh/ chị, “suy nghĩ tích cực về thất bại” được nói đến trong đoạn trích được hiểu là gì?

Câu 3. Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng gì?

Câu 4. Anh/ chị có cho rằng trong cuộc sống thất bại luôn “là cái cớ để ta chần chừ” không? Vì sao?

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ tài liệu

3. Đề cương Văn 9 học kì 2 sách Chân trời sáng tạo

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

1. Văn bản:

- Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản. Liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội.

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện trinh thám như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.

- Nhận biết và phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật, lời đối thoại và lời độc thoại trong văn bản truyện. Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát như: vần, nhịp, số chữ, số dòng trong một khổ thơ; sự khác biệt so với thơ lục bát.

- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc.

- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản. Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: xung đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại. Phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của văn bản văn học. Bước đầu tiên phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.

- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản đã học mang lại.

a. Ý tưởng, thông điệp của văn bản

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Ý tưởng là những suy nghĩ, dự định, mục tiêu của người viết. Ý tưởng thường nảy sinh qua quá trình người viết trải nghiệm, quan sát, khám phá, trăn trở trước cuộc sống, từ đó thôi thúc ý định viết.

Thông điệp là những ý tưởng quan trọng (bài học, tư tưởng, cách ứng xử,...) được gửi gắm trong văn bản.

2. Quá trình hình thành ý tưởng, thông điệp của văn bản

Thông thường, từ ý tưởng ban đầu, người viết sẽ phát triển thành thông điệp, qua đó tác động đến suy nghĩ, hành động của người đọc.

b. Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội trong việc đọc hiểu văn bản

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội là hoàn cảnh, điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội tại thời điểm văn bản ra đời giúp cho việc đọc hiểu văn bản được sâu sắc hơn; là bối cảnh tại thời điểm người đọc đọc văn bản, tác động đến cách hiểu, cách suy nghĩ, cảm xúc của người đọc.

2. Tác dụng

Khi đọc văn bản, việc liên hệ với bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội giúp người đọc hiểu thêm về mục đích viết và nội dung (bao gồm ý tưởng và thông điệp) của văn bản.

c. Truyện trinh thám

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Truyện trinh thám là thể loại truyện kể lại quá trình tìm kiếm sự thật về một vụ án. Dựa vào những manh mối ban đầu, người điều tra (thám tử, cảnh sát,...) từng bước khám phá sự thật.

2. Nội dung

Truyện phải có: (1) một vụ việc đã xảy ra và thủ phạm còn giấu mặt; (2) một cuộc điều tra được tiến hành chủ yếu bởi các thám tử và/ hoặc nhân vật bị tình nghi là thủ phạm.

3. Không gian

Không gian trong truyện trinh thám là nơi diễn ra hoặc lưu giữ các manh mối về vụ án (dấu vết, tung tích của tội phạm, của nạn nhân hoặc những người liên quan,...). Đó cũng là không gian diễn ra các hoạt động điều tra, khám phá những sự thật về vụ án.

4. Thời gian

Thời gian trong truyện trinh thám là thời gian diễn ra các hoạt động điều tra, từ lúc khởi đầu cuộc điều tra cho đến khi các nhà điều tra chính thức đưa ra bằng chứng, những phân tích, lí giải thuyết phục và kết luận về vụ án. Thời gian này thường có giới hạn trong một vài tuần hoặc vài ngày, thậm chí vài giờ. Điều này mang lại những thách thức cho nhân vật chính trong quá trình khám phá vụ án.

5. Cốt truyện, sự kiện

Cốt truyện của truyện trinh thám xoay quanh quá trình điều tra, làm sáng tỏ vụ án. Những bí mật về thủ phạm được giữ kín đến cùng, tạo nên sự hấp dẫn, khiến người đọc luôn luôn ở trong trạng thái căng thẳng.

6. Chi tiết

Chi tiết trong truyện trinh thám là loại chi tiết gắn với các tình huống có tác dụng gợi mở phán đoán đối với hoạt động điều tra. Mỗi chi tiết ấy như một bằng chứng hoặc một manh mối quan trọng trong quá trình điều tra.

7. Nhân vật

- Truyện trinh thám thường có những kiểu nhân vật quen thuộc: kẻ gây án giấu mặt, nạn nhân, cảnh sát, thám tử,...

- Nhân vật chính là thám tử (chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư) - người có kĩ thuật điều tra vượt trội, đồng thời có khả năng quan sát tinh tường, khả năng phân tích, suy luận, đánh giá sắc bén.

8. Lời người kể chuyện

Trong truyện trinh thám, lời của người kể chuyện (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất) gồm lời kể, miêu tả, phân tích, bình luận thường được kết hợp với lời của các nhân vật khác, nhất là lời của nhân vật thám tử, nhằm tái hiện một cách sinh động, hấp dẫn quá trình điều tra, khám phá vụ án.

9. Lời đối thoại

Lời đối thoại trong truyện trinh thám thường góp phần mở ra các manh mối cho cuộc điều tra.

10. Lời độc thoại nội tâm

Lời độc thoại nội tâm trong truyện trinh thám được sử dụng nhằm thể hiện diễn biến tâm lí của nhân vật, nhất là nhân vật thám tử.

d. Thơ song thất lục bát

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Thơ song thất lục bát là thể thơ gồm cặp song thất (bảy tiếng) và cặp lục bát (sáu - tám tiếng) luân phiên kế tiếp nhau trong toàn bài.

2. Vần

Tiếng cuối của dòng thất đầu tiên hiệp vần với tiếng thứ năm của dòng thất tiếp theo (vần trắc). Tiếng cuối của dòng thất tiếp theo hiệp vần với tiếng cuối của dòng lục (vần bằng). Tiếng cuối của dòng lục hiệp vần với tiếng thứ sáu của dòng bát (vần bằng). Tiếng cuối của dòng bát hiệp vần với tiếng thứ năm của dòng thất kế đó (vần bằng) và cứ thế tiếp tục.

3. Nhịp

Hai dòng thất được ngắt nhịp lẻ, thường là 3/4; dòng lục và dòng bát ngắt nhịp linh hoạt hơn (dòng lục thường ngắt nhịp 2/2/2, dòng bát thường ngắt nhịp 2/2/2/2).

4. Thành tựu

Thành tựu của thể thơ song thất lục bát gắn liền với thể ngâm khúc, tiêu biểu như: Chinh phụ ngâm (nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản diễn Nôm của Phan Huy Ích), Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều), Tự tình khúc (Cao Bá Nhạ),...

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ tài liệu

Chia sẻ, đánh giá bài viết
220
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn

Xem thêm