Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn Sở GD&ĐT Thái Bình năm 2020 - 2021
Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn Sở GD&ĐT Thái Bình năm 2021
Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn Sở GD&ĐT Thái Bình năm 2020 - 2021 được VnDoc sưu tầm và đăng tải xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Đây là đề kiểm tra học kì 2 lớp 9 môn Văn dành cho các bạn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng giải đề thi. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Đáp án đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn tỉnh Thái Bình năm 2021
Dưới đây là gợi ý đáp án các bạn học sinh tham khảo
Phần I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1. Nghị luận
Câu 2. đoạn trích đề cập đến vai trò, giá trị của mỗi con người trong cuộc sống
Câu 3. Điệp cấu trúc "bạn có thể không... nhưng..." - cấu trúc mà mệnh đề sau phủ định mệnh đề trước trong 1 câu văn, giúp nhấn mạnh, khẳng định sự tồn tại của những vẻ đẹp, giá trị tồn tại của con người trong bất kì hoàn cảnh, trường hợp, đối tượng nào.
Câu 4. Giúp em nhìn nhận, đào sâu vào chính mình, tìm kiếm những ưu điểm, giá trị vốn có của bản thân một cách khách quan, từ đó nhận ra được những gì mà mình có để có thêm tự tin, năng lượng tích cực để rèn luyện, phát triển bản thân
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1
Dàn ý
1. Mở đoạn: giới thiệu về vấn đề cần bàn luận: giá trị của lao động đối với con người
2. Bàn luận:
- Giải thích: Lao động là gì?
- Các hoạt động lao động: lao động trí óc, lao động tay chân…
- Vai trò, giá trị của lao động:
+ Tạo ra của cải, vật chất phục vụ cho đời sống của con người, xã hội, giúp cuộc sống được đầy đủ, thoải mái, tiện nghi…
+ Lao động giúp các phát kiến, phát minh được tạo ra nhiều hơn, giúp xã hội không ngừng phát triển và tiến bộ hơn
+ Giúp con người được hoạt động, được làm việc, nhờ vậy phát triển về tư duy, cơ thể, trình độ…
- Phản đề:
+ Một số người không hiểu được giá trị của lao động nên lười biếng, không lao động hết mình
+ Một số người dồn hết thời gian, sức lực cho lao động, đến bỏ quên sức khỏe và những giá trị khác của đời sống
--> Cần thay đổi, khắc phục
- Liên hệ bản thân:
+ Bản thân em làm những việc mà mình có thể làm được, không lười biếng (công việc nhà, dọn vệ sinh lớp học…)
+ Học tập, rèn luyện tốt để sau này có thể lao động tốt, cống hiến nhiều cho xã hội
3. Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề vừa bàn luận: lao động có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người.
Câu 2:
Dàn ý
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
2. Thân bài
a. Khổ thơ thứ nhất
Vẻ đẹp mùa xuân qua cảm nhận của tác giả:
Bông hoa tím biếc, con chim chiền chiện hót vang trời, tác giả cô đọng giọng hót của con chiền chiện thành giọt long lanh và giơ tay ra để cảm nhận.
→ Vẻ đẹp mùa xuân qua cách cảm của tác giả trở nên đẹp đẽ, nhiều màu sắc và đáng yêu, đáng mến.
b. Khổ thơ thứ hai
Ở khổ thơ này, tác giả cảm nhận về vẻ đẹp của con người lao động:
Hình ảnh con người lao động trong mùa xuân gắn liền với với màu xanh của chồi lộc, một màu sắc tràn đầy sức sống, cả đất trời như được sinh sôi nảy nở.
c. Khổ thơ thứ ba
Sau khi cảm nhận về mùa xuân của thiên nhiên và con người, tác giả cảm nhận về mùa xuân của cả đất nước.
Đất nước tuy còn nhiều gian lao, khổ cực nhưng vẫn hướng về phía trước với niềm phấn khởi, hào hứng.
d. Ba khổ thơ cuối - Ước nguyện của nhà thơ
Ước muốn của tác giả: trở thành con chim, làm cành hoa để nhập vào bản hòa tấu chung của đất nước, của dân tộc một giai điệu trầm ấm.
Khao khát cống hiến của tác giả: muốn được dâng hiến tuổi trẻ của mình cho đất nước dù là khi còn trẻ hay lúc về già.
Tâm trạng của tác giả vào mùa xuân: hát vang câu hát Nam ai, Nam bình để hòa chung không khí vui vẻ cho cả dân tộc.
3. Kết bài
Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Đề thi học kì 2 Văn 9
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI BÌNH | ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) |
Phần I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.
[...] Bản thân mỗi chúng ta là giá trị có sẵn. Nếu bạn muốn có một cơ sở để xây dựng lòng tự tin thì hãy bắt đầu từ đó, từ chính bản thân mình.
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân,
NXB Hội Nhà văn, 2016, tr. 51)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. (0,5 điểm) Đoạn trích đề cập đến nội dung gì?
Câu 3. (1,0 điểm) Nêu hiệu quả của phép điệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 4. (1,0 điểm) Lời khuyên “Nếu bạn muốn có một cơ sở để xây dựng lòng tự tin thì hãy bắt đầu từ đó, từ chính bản thân mình” có ý nghĩa gì với em?
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của lao động đối với con người.
Câu 2. (5,0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cử đi lên phía trước.
(Trích Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải, Ngữ văn 9, Tập hai
— HẾT —