Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 trường THCS Cao Viên, Hà Nội

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Ngữ Văn dưới đây là Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2015 trường THCS Cao Viên, Hà Nội có đáp án kèm theo. Đề thi học kì 2 lớp 9 môn văn có đáp án này sẽ giúp các bạn học sinh tự ôn luyện và hệ thống lại kiến thức, chuẩn bị tốt cho các bài thi giữa kì 2, cuối kì 2 lớp 9, ôn thi vào lớp 10 các trường THPT. Mời các bạn tham khảo.

Đề kiểm tra học kì II môn Toán lớp 9 - Sở GD và ĐT Đà Nẵng

Đề kiểm tra học kì II lớp 9 môn tiếng Anh - Trường THCS Phan Chu Trinh, Khánh Hòa

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2015 trường THCS Kim Thư, Hà Nội

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn năm 2017 của phòng GD&ĐT Quận Tây Hồ – Hà Nội

Bằng một đoạn văn viết theo cách lập luận diễn dịch khoảng 12 câu, em hãy làm rõ tâm trạng, cảm xúc của tác giả trong đoạn thơ trên. Trong đoạn, có sử dụng phép nối và một câu ghép (gạch chân và chỉ rõ)

Phần 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

“Chúng tôi bị bom vùi luôn.Có khi bò trên cao điểm về chỉ có hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng hóa lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó chúng tôi gọi nhau là những con quỷ mắt đen.”

1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?

2. Chúng tôi được nói tới ở đây là những ai? Nụ cười và những lời đùa gọi nhau của nhân vật thể hiện vẻ đẹp nào ở họ?

3. Câu văn “Những lúc đó chúng tôi gọi nhau là những con quỷ mắt đen” gợi cho em liên tưởng đến câu thơ nào trong tác phẩm Bài thơ về Tiểu Đội Xe Không Kính của Phạm Tiến ?

Phần 2

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân . . . ”

Trích Viếng lăng Bác-Viễn Phương

1: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ thứ 2.

2: Bằng một đoạn văn viết theo cách lập luận diễn dịch khoảng 12 câu, em hãy làm rõ tâm trạng, cảm xúc của tác giả trong đoạn thơ trên. Trong đoạn, có sử dụng phép nối và một câu ghép (gạch chân và chỉ rõ)

Phần 3: Đọc kỹ câu chuyện dưới đây và viết một bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em qua nội dung câu chuyện.

CỔ TÍCH VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA NGƯỜI MẸ

Ngày xưa, khi tạo ra người mẹ đầu tiên trên thế gian, ông Trời đã làm việc miệt mài nhiều ngày liền, quên ăn quên ngủ mà vẫn chưa xong việc. Thấy vậy, một vị thần bèn hỏi:

– Tại sao ngài lại mất quá nhiều thời giờ cho tạo vật này?

Ông Trời đáp:

– Ngươi thấy đấy. Đây là một tạo vật cực kỳ phức tạp gồm hơn 200 bộ phận có thể thay thế nhau và cực kỳ bền bỉ, nhưng lại không phải là gỗ đá vô tri vô giác. Tạo vật này có thể sống bằng nước lã và thức ăn thừa của con, nhưng lại đủ sức ôm ấp trong vòng tay nhiều đứa con cùng một lúc. Nụ hôn của nó có thể chữa lành mọi vết thương, từ vết trầy trên đầu gối cho tới một trái tim tan nát. Ngoài ra, ta định ban cho tạo vật này có thể có 3 đôi mắt.

Vị thần nọ ngạc nhiên:

– Vậy thì ngài sẽ vi phạm các tiêu chuẩn về con người do chính ngài đặt ra trước đây – vị thần nói.

Ông Trời gật đầu thở dài:

– Đành vậy. Sinh vật này là vật ta tâm đắc nhất trong những gì ta đã tạo ra, nên ta dành mọi sự ưu ái cho nó. Nó có một đôi mắt nhìn xuyên qua cánh cửa đóng kín và biết được lũ trẻ đang làm gì. Đôi mắt thứ hai ở sau gáy để nhìn thấy mọi điều mà ai cũng nghĩ là không thể biết được. Đôi mắt thứ ba nằm trên trán để nhìn thấu ruột gan của những đứa con lầm lạc. Và đôi mắt này sẽ nói cho những đứa con đó biết rằng mẹ chúng luôn hiểu, thương yêu và sẵn sàng tha thứ cho mọi lỗi lầm của chúng, dù bà không hề nói ra.

Vị thần nọ sờ vào tạo vật mà ông Trời đang bỏ công cho ra đời và kêu lên:

– Tại sao nó lại mềm mại đến thế?

Ông Trời đáp: “Vậy là ngươi chưa biết hết. Tạo vật này rất cứng cỏi. Ngươi không thể tưởng tượng nổi những khổ đau mà tạo vật này sẽ phải chịu đựng và những công việc mà nó phải hoàn tất trong cuộc đời.”
Vị thần dường như phát hiện ra điều gì, bèn đưa tay sờ lên má người mẹ đang được ông Trời tạo ra.

– Ồ, thưa ngài. Hình như ngài để rớt cái gì ở đây.

– Không phải. Đó là những giọt nước mắt đấy – ông Trời thở dài.

– Nước mắt để làm gì, thưa ngài – vị thần hỏi.

– Để bộc lộ niềm vui, nỗi buồn, sự thất vọng, đau đớn, đơn độc và cả lòng tự hào những thứ mà người mẹ nào cũng sẽ trải qua.

Hướng dẫn chấm đề thi học kì 2 lớp 9 môn văn:

1: Tác phẩm Những Ngôi Sao Xa Xôi

– Tác giả Lê Minh Khuê

– Hoàn cảnh sáng tác năm 1971 cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt

2:– Chúng tôi đã nói tới trong đoạn trích là ba cô gái Nho, Thao, Phương Định

– Qua đoạn trích ta thấy được TINH THẦN LẠC QUAN của những cô gái thanh niên xung phong

3:Gợi liên tưởng đến câu thơ “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”

Phần 2.1: Biện pháp tu từ được sử dụng là ẩn dụ 0.5 điểm

– Hiệu quả: vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ như mặt trời vừa thể hiện được sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác 1.0 điểm

2. Học sinh viết đoạn văn

– Lòng tôn kính của nhà thơ toàn toàn thể nhân dân với chủ tịch Hồ Chí Minh

– Lòng Thương nhớ vô tận của dòng người vào lăng viếng Bác

Phần 3

– Nội dung : học sinh trình bày suy nghĩ của bản thân nhưng cần bám sát trọng tâm

– Cảm nhận về sự vĩ đại của người mẹ qua các đức tính nhân hậu, tình yêu thương, sẻ chia , bao dung

– Bộc lộ cảm xúc cá nhân về người mẹ hiểu được tình yêu thương vô bờ bến và cả những lo lắng của mẹ. Biiết cần phải làm gì trong cuộc sống và học tập tu dưỡng như thế nào để Mẹ yên tâm

– Hình thức : trình bày đúng hình thức một bài văn ngắn có bố cục rõ ràng có kết hợp các phương thức biểu đạt, diễn đạt rõ ý

Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2015 trường THCS Cao Viên, Hà Nội

PHÒNG GD & ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS CAO VIÊN

ĐỀ THI KSCL GIỮA HKII
MÔN NGỮ VĂN 9
Năm học 2014 - 2015
(Thời gian: 90 phút)

Phần I. (3đ)

Cho đoạn văn sau:

“Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích cho xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng”.

  1. Chỉ ra nội dung chính của đoạn văn trên? (1đ)
  2. Từ đó em hãy viết đoạn văn triển khai nội dung sau: “Sự cần thiết phải chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay.” (2đ)

Phần II. (7đ)

Cho câu thơ sau:

“Ta làm con chim hót

...................................

  1. Chép tiếp 7 câu còn lại để hoàn thiện đoạn thơ. Nêu tên tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh ra đời của bài thơ có đoạn thơ trên? (2đ)
  2. Giải thích nhan đề bài thơ? (1đ)
  3. Bằng một đoạn văn T-P-H khoảng 10-12 câu, có sử dụng một phép thế, thành phần biệt lập, trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên? (3,5đ)
  4. Trong chương trình Ngữ Văn 9 cũng có văn bản nói về những con người «lặng lẽ dâng cho đời». Nêu tên văn bản đó cùng tên tác giả? (0,5đ)

-HẾT-

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9

Phần I. (3đ)

  1. Nội dung đoạn văn: Cái mạnh của người Việt Nam là sự thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng lại bị hạn chế bởi những lỗ hổng về kiến thức cơ bản và khả năng thực hành, sáng tạo. (1đ)
  2. Viết đoạn văn:

- Đúng hình thức (0,5đ)

- Nội dung triển khai câu chủ đề(1,5đ): Sự cần thiết phải chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay.

  • Lớp trẻ Việt Nam phải nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam qua đoạn văn trên để rèn thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.
  • Hs khái quát được yêu cầu của nền kinh tế mới...
  • Hs nói được những mục tiêu rèn luyện theo suy nghĩ riêng của mình (hoặc dựa theo sự chuẩn bị mà tác giả Vũ Khoan nói trong tác phẩm là được).
  • Khuyến khích những hs có quan điểm riêng...

Phần II. (7đ)

1.

  • Chép đúng 7 câu còn lại được (0,5đ)
  • Tác giả: Thanh Hải (0,5đ)
  • Tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ (0,5đ)
  • Hoàn cảnh ra đời: 11/1980, trước một tháng khi nhà thơ qua đời. (0,5đ)

2. Giải thích đúng nhan đề (1đ)

  • Hình ảnh «Mùa xuân nho nhỏ» là một sáng tạo độc đáo, một phát hiện mới của nhà thơ. Mùa xuân là khái niệm trừu tượng, vô hình được đặt bên cạnh tính từ nho nhỏ làm cho hình ảnh mùa xuân trở nên hữu hình, cụ thể,... Hình ảnh «Mùa xuân nho nhỏ» là biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.
  • Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân với cộng đồng.
  • Thể hiện ước nguyện của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung. Đó cũng là chủ đề của bài thơ mà nhà thơ muốn gửi gắm.

3. Viết đoạn văn (3,5đ)

  • Hình thức đúng đoạn văn, đoạn văn T-P-H (0,5đ)
  • Sử dụng phép thế (0.25đ)
  • Sử dụng thành phần biệt lập (0,25đ)
  • Nội dung (2,5đ)

4.

  • Tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa (0,25đ)
  • Tác giả: Nguyễn Thành Long (0,25đ)
Chia sẻ, đánh giá bài viết
58
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn

    Xem thêm