Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 42 lớp 9 Cánh Diều Tập 1

Soạn văn 9 Tập 1 trang 42 Cánh Diều

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 42 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Ghép các điển cố, điển tích (in đậm) ở bên A với nguồn gốc và nghĩa nêu ở bên B:

A. Điển cố, điểm tích

B. Nguồn gốc, nghĩa

a) Giường kia treo cũng hững hờ, (Nguyễn Khuyến)

1) Điển tích, lấy từ chuyện xưa bên Trung Quốc: “Vua Vũ Hán Đế kén phò mã, cho công chúa ngồi trên lầu ném quả cầu xuống, ai cướp được thì được làm phò mã”. Câu thơ mượn chuyện này để ngụ ý: Cha mẹ Thuý Kiều mong muốn gả con vào nơi xứng đáng.

b) Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn (Nguyễn Khuyến)

2) Điển tích, dẫn theo chuyện xưa: “Trần Phồn thời hậu Hán (Trung Quốc) sắm chiếc giường giành riêng cho người bạn thân là Từ Trĩ. Khi bạn đến chơi thì mang giường xuống, khi bạn về thì lại treo cất đi.”.

c) Một hai nghiêng nước nghiêng thành/ Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai (Nguyễn Du)

3) Điển tích, lấy từ chuyện xưa: “Tương truyền Bá Nha và Chung Tử Kỳ là hai người bạn tri âm, sống vào thời Xuân Thu, Chiến Quốc (Trung Quốc xưa). Bá Nha chơi đàn giỏi. Tử Kỳ nghe tiếng đàn của Bá Nha mà như hiểu tâm can của bạn. Sau khi Tử Kỳ chết, bá Nha đập bỏ đàn vì cho rằng trên đời không còn ai hiểu được tiếng đàn của mình nữa.”.

d) Nuôi con những ước về sau,/ Trao tơ phải lứa, gieo cầu đáng nơi. (Nguyễn Du)

4) Điển cố, lấy từ bài ca của Lý Diên Niên (Trung Quốc): “Nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc” (Ngoảnh lại một cái làm xiêu thành trì của người, ngoảnh lại cái nữa làm xiêu nước của người.). Câu thơ mượn từ ngữ của bài thơ xưa để diễn tả vẻ đẹp của Thuý Kiều.

Trả lời:

Ghép như sau:

a) – 2)b) – 3)c) – 4)d) – 1)

Câu 2 trang 42 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Dựa vào chú thích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, giải thích nguồn gốc và ý nghĩa của các điển cố, điển tích (in đậm) trong những câu dưới đây:

a) Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

b) Bấy lâu nghe tiếng má đào
Mắt xanh chẳng để ai vào đó không?

Trả lời:

Nguồn gốcÝ nghĩa
Điển cố: bể dâu

Xuất phát từ tác phẩm "Thần tiên truyện" của Cát Hồng ở Trung Quốc:

"Bể rộng hóa nương dâu"

Chỉ sự thay đổi vô cùng to lớn, đến mức không thể nhận ra sau một thời gian dài
Điển tích: mắt xanh

Xuất phát từ chuyện xưa kể về Nguyễn Tịch (sống ở thời nhà Tần).

  • Khi tiếp khách, nếu gặp người đáng kính trọng thì ông nhìn bằng mắt xanh (lòng đen hướng về người đó).
  • Còn gặp kẻ đáng khinh thì nhìn bằng mắt trắng (hướng lòng đen đi chỗ khác nên còn toàn lòng trắng)
Chỉ cách nhìn người tinh tường, sắc sảo của Thúy Kiều (nhận ra kẻ tiểu nhân hay người đáng kính)

Câu 3 trang 43 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Tìm trong sách, báo (hoặc trên Internet) câu chuyện Tái Ông thất mã (Tái Ông mất ngựa). Viết một đoạn văn (khoảng 10-12 dòng) kể lại chuyện đó và nêu ý nghĩa của điển tích “ngựa Tái Ông”.

Đang cập nhật...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm

    Soạn văn 9 Cánh Diều

    Xem thêm