Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương lớp 9 Kết nối tri thức

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

A. Trước khi đọc Chuyện người con gái Nam Xương

Câu 1 trang 10 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Em biết gì về vị thế của người phụ nữ Việt Nam trong thời phong kiến?

Trả lời:

HS trả lời dựa trên hiểu biết của bản thân.

Gợi ý:

- Người phụ nữ Việt Nam trong thời phong kiến bị kìm kẹp bởi các quy tắc, lễ giáo của triều đại phong kiến, như phụ nữ phải có đủ tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) và tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh).

- Người phụ nữ hoàn toàn không có tiếng nói trong xã hội và gia đình, không được tự ý quyết định hạnh phúc của cuộc đời mình. Lúc nào người phụ nữ cũng phải tuân theo sắp đặt, mệnh lệnh của những người đàn ông khác trong gia đình.

Câu 2 trang 10 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Em có ấn tượng sâu sắc với tác phẩm nào viết về người phụ nữ? Hãy chia sẻ ấn tượng đó của em.

Trả lời:

HS nêu tác phẩm có nhân vật là phụ nữ mà em ấn tượng.

Gợi ý:

- Tác phẩm viết về người phụ nữ ấn tượng: truyện ngắn Tức nước vỡ bờ (trích tiểu thuyết Tắt Đèn) của nhà văn Ngô Tất Tố

- Điều khiến em ấn tượng về tác phẩm này: chị Dậu tuy là một người phụ nữ bình thường nhưng có thể làm mọi điều vì gia đình. Chị tất bật làm việc, chạy vạy từ sớm đến khuya để lo từng bữa cơm cho cả nhà. Khi tên lính, cai lệ xấu xa đến nhà đánh đập chồng chị, thì chị đã dám vùng lên, dùng sức lực của một người phụ nữ để đánh trả chúng nhằm bảo vệ chồng mình. Em rất ấn tượng về phẩm chất đảm đang, chịu khó, yêu thương và hi sinh cho chồng con của chị Dậu, cùng với đó là sự khâm phục, ngưỡng mộ về sức sống tiềm tàng bên trong chị.

B. Đọc văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

Theo dõi trang 10 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Những chi tiết giới thiệu nhân vật Vũ Thị Thiết và Trương Sinh.

Trả lời:

Các chi tiết giới thiệu nhân vật:

- Vũ Thị Thiết:

  • Quê quán: người con gái quê ở Nam Xương
  • Tính cách: tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp

- Trương Sinh:

  • Quê quán: sống ở trong làng
  • Tính cách: có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá mức

Dự đoán trang 11 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Theo em, kết cục của cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương sẽ như thế nào?

Trả lời:

- Em dự đoán sau khi Trương Sinh đi lính trở về, cuộc sống hôn nhân của hai vợ chồng sẽ gặp biến cố.

- Bởi vì Trương Sinh có tính đa nghi, lại rời khỏi nhà một thời gian dài, dễ nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực.

Theo dõi trang 12 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Trương Sinh có thái độ và hành động như thế nào sau khi nghe những lời nói của con?

Trả lời:

Khi nghe con kể chuyện, Trương Sinh đã có:

- Thái độ, suy nghĩ: lập tức nghĩ rằng vợ hư (ngoại tình), mối nghi ngờ đó ngày càng sâu, không gỡ ra được.

- Hành động: la um lên cho hả giận, không chịu tin vợ, lấy chuyện bóng gió này nọ để mắng nhiếc và đánh đuổi vợ

Đối chiếu trang 13 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Kết cục cuộc hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh có đúng như dự đoán của em không?

Trả lời:

HS đối chiếu với câu trả lời ở phần Dự đoán.

Suy luận trang 13 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Câu chuyện sẽ như thế nào nếu không xuất hiện nhân vật Phan Lang?

Trả lời:

Nếu không có Phan Lang, Trương Sinh sẽ không thể biết được vợ mình đã được cứu và hiện đang ở đâu để có thể lập đàn giải oan cho vợ và có cơ hội gặp vợ một lần nữa.

Theo dõi trang 14 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Điều gì khiến Vũ Nương muốn tìm về gặp chồng?

Trả lời:

Vũ Nương muốn tìm về gặp chồng để được giãi bày nỗi oan khuất, lấy lại sự trong sạch cho bản thân.

C. Trả lời câu hỏi Chuyện người con gái Nam Xương

Câu 1 trang 16 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Trình bày cốt truyện và nêu bố cục của tác phẩm

Trả lời:

Cốt truyện Chuyện người con gái Nam Xương:

  1. Vũ Nương (người con gái thùy mị, nết na), lấy chồng cùng làng là Trương Sinh (ít học, có tính đa nghi)
  2. Trương Sinh phải đi lính đánh giặc Chiêm, để vợ (đang mang thai) ở nhà với mẹ già
  3. Vũ Nương một mình sinh con, hết lòng chăm sóc mẹ chồng, khi mẹ mất lo liệu đám tang chu đáo
  4. Khi Trương Sinh đi lính trở về, vì nghe lời nói ngây thơ của con mà sinh lòng nghi ngờ vợ
  5. Mặc kệ lời can ngăn của làng xóm, Trương Sinh vẫn mắng nhiếc và đánh đuổi vợ đi
  6. Không thể tự minh oan cho mình, Vũ Nương nhảy sông tự tử ở bến Hoàng Giang và được Linh Phi cứu giúp
  7. Ở dưới cung nước, Vũ Nương gặp lại Phan Lang (người cùng làng), được anh khuyên nhủ hãy trở về gặp chồng
  8. Được Linh Phi trợ giúp và nhờ Phan Lang truyền lời cho Trương Sinh, Vũ Nương trở về gặp chồng trên bến Hoàng Giang
  9. Nàng đứng giữa dòng nước nói vọng vào để chồng hiểu nỗi oan của mình rồi biến mất

Bố cục của Chuyện người con gái Nam Xương:

Phần

Giới hạn

Nội dung

Phần 1

Từ đầu đến "lo liệu như đối với cha mẹ để mình"

Giới thiệu về hai nhân vật Vũ Nương và Trương Sinh, cùng cuộc sống của Vũ Nương khi chồng đi lính

Phần 2

Từ "Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói" đến "nhưng việc trót đi quá rồi"

Vũ Nương bị chồng nghi oan nhưng không thể tự minh oan cho mình nên phải nhảy sông tự trầm

Phần 3

Phần còn lại

Cuộc gặp gỡ tình cờ của Phan Lang và Vũ Nương ở động của Linh Phi. Nhờ Phan Lang truyền lời và Linh Phi giúp đỡ, Vũ Nương được trở về trên sông gặp Trương Sinh để giải tỏa nỗi oan khuất.

Câu 2 trang 16 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Ở phần đầu tác phẩm, Nguyễn Dữ đã làm nổi bật những nét gì ở nhân vật Vũ Nương và Trương Sinh? Lời người kể chuyện có vai trò như thế nào trong việc khắc họa nhân vật?

Trả lời:

Ở phần đầu tác phẩm, Nguyễn Dữ đã làm nổi bật những đặc điểm sau:

- Vũ Nương: tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp, giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải thất hòa

- Trương Sinh: có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức, tuy con nhà hào phù nhưng không có học nên phải ghi tên trong sổ lính đi vào loại đầu

Vai trò của người kể chuyện trong việc khắc họa nhân vật:

- lời người kể chuyện giúp khắc họa hoàn toàn các đặc điểm tính cách, bản chất của nhân vật

- lời người kể chuyện còn thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả đối với Vũ Nương và thái độ phê phán đối với nhân vật Trương Sinh

Câu 3 trang 16 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Phân tích lời than của nhân vật Vũ Nương trước khi gieo mình xuống sông để làm rõ các khía cạnh:

a) Nỗi đau đớn của nhân vật.

b) Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong truyện truyền kì.

Trả lời:

a) Nỗi đau đớn của nhân vật:

- Lời than của Vũ Nương là lời nguyền của nàng với thần sông để giãi bày nỗi niềm của bản thân trước khi tự trầm mình (điều mà chồng nàng nhất quyết không chịu tin:

  • nỗi niềm xót xa vì bản thân sống thủy chung, trong trắng, sắt son một lòng nhưng bị chồng nghi ngờ, không tin tưởng
  • nỗi niềm của người phụ nữ khát khao được sống ấm êm, hạnh phúc với chồng con - điều nàng mong đợi suốt bao năm xa chồng

→ Một người với khát khao sống hạnh phúc, lại phải ôm nỗi uất nghẹn khi bị nghi ngờ, phủ định để trầm mình bên sông

→ Khắc họa nỗi oan của Vũ Nương chỉ có trời đất, thần linh mới có thể thấu tỏ, làm chứng cho nàng

→ Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến: lời nói của nàng không có giá trị, sự trong sạch của nàng hoàn toàn do người chồng phán định, nàng không thể tự minh oan, tự cứu lấy mình, chỉ có thể lấy cái chết tự chứng minh

b) Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong truyện truyền kì: lời than của Vũ Nương sử dụng nhiều điển tích, điển cố nổi tiếng

Câu 4 trang 16 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Cho biết nguyên nhân gây ra bi kịch của Vũ Nương. Nguyên nhân nào là chủ yếu.

Trả lời:

Nguyên nhân trực tiếp:

- Cái bóng trên bức tường (Vũ Nương thường nói với con đây là cha của con)

- Câu nói ngây thơ của người con ("Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít") thổi bùng lên ngọn lửa ghen tuông trong lòng Trương Sinh

- Tính cách của Trương Sinh vốn đa nghi, ghen tuông, hồ đồ, gia trưởng, thô bạo lại ít học, không biết suy nghĩ, tìm hiểu vấn đề

Nguyên nhân gián tiếp:

- Cuộc hôn nhân không bình đẳng khiến Vũ Nương không có tiếng nói, sống lệ thuộc vào chồng (vì Vũ Nương là con kẻ khó được Trương Sinh là con nhà khá giả mua về bằng trăm lạng vàng)

- Những lễ giáo phong kiến và chế độ nam quyền khiến phụ nữ không có quyền bình đẳng, không có khả năng tự bảo vệ, tự minh oan cho bản thân

- Cuộc chiến tranh phi nghĩa khiến người chồng xa vợ nhiều năm, gây nên nguồn cơn của sự nghi ngờ

→ Các nguyên nhân đều có vai trò quan trọng, góp phần dẫn đến bi kịch của Vũ Nương. HS tự lựa chọn 1 nguyên nhân được xem là chủ yếu và lập luận để bảo vệ ý kiến đó.

Câu 5 trang 16 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Trong tác phẩm, nhân vật Phan Lang được khắc họa ở những không gian, thời gian nào? Nhân vật này có vai trò gì trong truyện?

Trả lời:

- Trong tác phẩm, nhân vật Phan Lang được khắc họa ở những không gian, thời gian sau:

Không gian, thời gian thựcKhông gian, thời gian ảo

- Nơi Phan Lang sinh sống và làm nghề - cùng làng với Vũ Nương và Trương Sinh

- Thể hiện qua cuộc trò chuyện với Vũ Nương đã nhắc đến nhà cửa, cây cối, phần mộ tổ tiên của Vũ Nương

- Động rùa (cung nước) của Linh Phi.

- Thể hiện qua sự việc Phan Lang dạt vào động rùa của Linh Phi, được đãi tiệc và gặp lại Vũ Nương, được sử giả Xích Hỗn rẽ nước đưa về trần gian

- Vai trò của nhân vật Phan Lang trong câu chuyện: Phan Lang đóng vai trò là cầu nối:

  • Giữa hai nhân vật (Trương Sinh và Vũ Nương): Anh đã đem theo tín vật của Vũ Nương về trần gian giao cho Trương Sinh và truyền lời đến Trương Sinh mong muốn được lập đàn giải oan của Vũ Nương
  • Giữa hai cõi (thực và ảo): vốn là người sống trên trần gian, may mắn cứu được Linh Phi (lúc hóa thân thành rùa), nên khi rơi xuống biển được đưa xuống động rùa, sau đó lại được trở về trần gian - là người duy nhất có thể tồn tại đi lại giữa 2 thế giới này

Câu 6 trang 16 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Hình ảnh Vũ Nương hiện về khi Trương Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang được tác giả miêu tả qua những chi tiết nào? Theo em, đoạn kết có màu sắc kì ảo này có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?

Trả lời:

- Hình ảnh Vũ Nương hiện về khi Trương Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang được tác giả miêu tả qua những chi tiết sau:

  • Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện; nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào
  • bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến mất

- Đoạn kết có màu sắc kì ảo này có tác dụng như sau:

  • Thể hiện được sự sáng tạo của tác giả (không tạo kết thúc có hậu: vợ chồng vượt qua mọi chuyện để đoàn tụ bên nhau như các câu chuyện cổ tích thường gặp)
  • Tạo nên màu sắc lung linh, kì ảo thu hút người đọc, tạo nét hấp dẫn đặc trưng cho thể loại truyền kì ảo
  • Thể hiện được khát vọng về sự công bằng, hạnh phúc của nhân dân (người trong sạch sẽ được minh oan, lấy lại công bằng cho bản thân)
  • Tạo sự trăn trở, nuối tiếc, dư âm cho người đọc (về sự ra đi của Vũ Nương, về sự tan tác của gia đình, về tương lai của bé Đản), từ đó khiến người đọc nhớ mãi về câu chuyện này

Câu 7 trang 16 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Nêu chủ đề tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và trình bày suy nghĩ của em về chủ đề đó.

Trả lời:

- Chủ đề của tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”: Mượn câu chuyện về cuộc đời bất hạnh của nàng Vũ Nương để

  • Bày tỏ niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt, bất công, tù túng, không thể tự quyết định số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
  • Thể hiện sự trân trọng, quý mến vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ xưa
  • Lên án, tố cáo, vạch trần bộ mặt xấu xa của chế độ "trọng nam khinh nữ" của xã hội phong kiến - nguyên nhân gián tiếp gây ra bi kịch của người phụ nữ

- Suy nghĩ của em về chủ đề: Chủ đề của tác phẩm mang đậm tính nhân đạo và thể hiện được sự tiến bộ trong tư tưởng của tác giả. Điều này được thể hiện rõ nét khi tác phẩm này được sáng tác bởi một tác giả nam sinh ra và lớn lên trong chế độ nam quyền. Nên việc ông ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữa và tỏ lòng thương tiếc cho số phận của họ là một hành động giàu tính nhân văn.

D. Viết kết nối với đọc Chuyện người con gái Nam Xương

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết “cái bóng” trong truyện.

Trả lời:

HS tham khảo các đoạn văn mẫu hay tại đây: Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết “cái bóng” trong truyện

E. Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương ngắn nhất

HS tham khảo bài soạn Ngắn hơn tại đây: Soạn Văn 9 Ngắn nhất: Chuyện người con gái Nam Xương

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn văn 9 Kết nối tri thức

    Xem thêm