Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh Chi tiết

Trả lời câu hỏi Sơn Tinh Thủy Tinh lớp 9 Kết nối tri thức

Câu 1 trang 27 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về cốt truyện, cách kể chuyện giữa truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh với bài thơ cùng tên của Nguyễn Nhược Pháp.

Trả lời:

Tác phẩmTruyền thuyết Sơn Tinh, Thủy TinhBài thơ Sơn Tinh, Thủy Tinh
Điểm giống

- Có chung cốt truyện và nội dung (cùng chung về hệ thống nhân vật, sự kiện chính, diễn biến)

- Cùng có chung các chi tiết tiết kì ảo để thể hiện phép thuật phi thường của hai nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh khi đến kén rể và khi giao tranh với nhau

Điểm khác- Là sáng tác dân gian, lưu truyền theo phương thức truyền miệng, mang tính tập thể- Là sáng tác của Nguyễn Nhược pháp, là sáng tạo cá nhân của tác giả và mạng đậm phong cách sáng tác của ông
- Thể loại: truyền thuyết, kể lại bằng hình thức văn xuôi- Thể loại: thơ, kể chuyện bằng thơ
- Ra đời dựa trên trí tưởng tượng và các lý giải của nhân dân thời xưa về hiện tượng mùa lũ lụt và khát vọng chế ngự thiên tai của nhân dân- Ra đời dựa trên cơ sở là câu chuyện truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, có tính chất sáng tạo lại

Câu 2 trang 27 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Phép thuật của Sơn Tinh và Thủy Tinh thể hiện cụ thể như thế nào? Theo em người kể chuyện có bộc lộ thái độ thiên vị đối với nhân vật nào không? Dựa vào đâu em kết luận như vậy?

Trả lời:

Phép thuật của Sơn Tinh và Thủy tinh được thể hiện cụ thể như sau:

- Sơn Tinh: phi bạch hổ, niệm chú đầy đất vù lên cao, tay vẫy hùm voi báo, đạp long đất núi...

- Thủy Tinh: cưỡi lưng rồng uy nghi, bắt quyết hô mưa to gió lớn, giậm chân rung khắp làng gần quanh

Thái độ của người kể chuyện:

Người kể chuyện không bộc lộ thái độ thiên vị với nhân vật nào cả, mà thể hiện cái nhìn công bằng với cả hai người

Em kết luận như vậy dựa vào:

- Những câu thơ miêu tả tài phép của Sơn Tinh và Thủy Tinh → Mỗi nhân vật đều có tài năng, thần thái oai phong, mạnh mẽ, hoàn toàn ngang hàng nhau, không ai lép vế ai

- Những câu thơ kết thúc tác phẩm → Cho thấy cái nhìn bao dung của nhà thơ rằng do Thủy Tinh quá yêu Mị Nương nên mới có hành động lầm lỡ, chứ không hề có ý trách móc về hành động của nhân vật này.

Câu 3 trang 27 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Liệt kê những chi tiết miêu tả Mị Nương. Những chi tiết đó giúp em hình dung thế nào về nhân vật?

Trả lời:

Liệt kê những chi tiết miêu tả Mị Nương:

- Con vua Hùng Vương thứ mười tám

- xinh đẹp như tiên, tóc xanh, viền má hây hây đỏ, miệng bé thắm như san hô, tay trắng nõn, hai chân nhỏ

- bao người mê nên làm thơ ca ngợi

Những chi tiết đó giúp em hình dung về nhân vật như sau:

Mị Nương là người con gái có ngoại hình xinh đẹp tuyệt trần lại có tính cách nết na, đáng yêu, nền nã

→ Vừa đẹp người vừa đẹp nết

Câu 4 trang 27 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Cảnh giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh được nhà thơ miêu tả bằng những chi tiết nào? Phân tích một chi tiết gây ấn tượng mạnh đối với em.

Đang cập nhật...

Câu 5 trang 27 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Tính chất kì ảo thể hiện như thế nào trong câu chuyện được kể bằng thơ? Cách miêu tả những yếu tố kì ảo có gì đặc sắc?

Đang cập nhật...

Câu 6 trang 27 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Theo em, điều gì làm nên sức hấp dẫn của bài thơ Sơn Tinh - Thủy Tinh? Vì sao?

Đang cập nhật...

Đánh giá bài viết
2 8
Sắp xếp theo

    Soạn văn 9 Kết nối tri thức

    Xem thêm