Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay lớp 9 Kết nối tri thức

Soạn văn 9 tập 1 trang 82 kết nối tri thức

Các bước Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay:

Bước 1. Trước khi thảo luận

- Gợi ý đề tài thảo luận: sự xung đột giữa các thế hệ trong gia đình, bạo lực học đường, “ném đá” tập thể trên mạng xã hội, sử dụng ngôn ngữ dung tục trong giao tiếp với bạn bè,…

- Chuẩn bị nội dung thảo luận bằng cách trả lời một số câu hỏi như:

  • Lí do lựa chọn vấn đề để trình bày là gì?
  • Có thể dùng những lí lẽ, bằng chứng nào để thuyết phục người nghe đồng tình với ý kiến của mình về vấn đề được bàn luận?
  • Cần đưa ra những hướng giải quyết nào cho vấn đề?
  • Việc bàn luận về vấn đề có ý nghĩa như thế nào?

Bước 2. Trình bày bài nói

- Mở đầu: giới thiệu vấn đề, có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp bằng cách chia sẻ một trải nghiệm cá nhân hay kể lại một câu chuyện.

- Triển khai:

  • Nêu ngắn gọn lí do lựa chọn vấn đề.
  • Trình bày ý kiến về vấn đề. Chú ý sử dụng các lí lẽ và bằng chứng làm cơ sở cho ý kiến của mình, ưu tiên những trải nghiệm cá nhân và những sự thật mà người nghe có thể kiểm chứng được.
  • Nêu giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề.
  • Sử dụng ngôn ngữ cơ thể và điều chỉnh ngữ điệu nói cho phù hợp với nội dung trình bày.

- Kết thúc: khẳng định ý nghĩa của việc bàn luận vấn đề.

Bước 3. Sau khi nói

Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:

Người nóiNgười nghe

Trao đổi về bài nói với tinh thần xây dựng và tôn trọng:

- Nêu câu hỏi về những điểm còn băn khoăn xoay quanh vấn đề.

- Bày tỏ sự đồng tình, chia sẻ hoặc đưa ra ý kiến phản biện quan điểm của người nói (đặc biệt là những ý kiến liên quan đến cách giải quyết vấn đề).

- Nhận xét, đánh giá về nội dung và cách trình bày bài nói.

Tiếp thu và phản hồi ý kiến của người nghe với thái độ lịch sự và tinh thần cầu thị:

- Làm rõ những vấn đề mà người nghe yêu cầu giải thích.

- Trao đổi về những ý kiến mà người nghe nêu lên nhằm chia sẻ hoặc phản biện.

- Lắng nghe ý kiến nhận xét, đánh giá của người nghe để rút kinh nghiệm, hoàn thiện kĩ năng chuẩn bị và trình bày bài nói.

- Trao đổi, rút kinh nghiệm về cách sử dụng kết hợp ngôn ngữ nói, ngôn ngữ cơ thể (nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,…) và các phương tiện hỗ trợ; cách tổ chức, điều hành buổi thảo luận.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn văn 9 Kết nối tri thức

    Xem thêm