Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Củng cố mở rộng lớp 9 trang 59 Tập 1 Kết nối tri thức

Soạn Văn 9 Tập 1 trang 59 Kết nối tri thức

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 59 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Những nỗi niềm xúc cảm của người chinh phụ (Chinh phụ ngâm) và khách tha hương (Tiếng đàn mưa) có điểm chung nào không? Vì sao?

Trả lời:

- Những nỗi niềm xúc cảm của người chinh phụ (Chinh phụ ngâm) và khách tha hương (Tiếng đàn mưa) có hai điểm chung:

  • nỗi nhớ, mong chờ, ngóng đợi, hướng về một nơi xa
  • nỗi buồn thương, tự đau xót cho chính thân phận mình

- Bởi vì:

Cảm xúc nhớ mong, trông ngóngCảm xúc buồn thương, tự đau xót cho phận mình
Người chinh phụ (Chinh phụ ngâm)- Nhớ mong khắc khoải về người chồng đang chinh chiến ở một vùng đất xa lạ với nhiều nguy hiểm, không biết có ngày về hay không- Nhớ mong về quê hương nơi mình đã rời đi rất lâu rồi, đến nay chưa có cơ hội được trở về
Người khách tha hương (Tiếng đàn mưa)- Tự thương xót cho số phận cô đơn của bản thân, khi phải cô đơn mòn mỏi một mình ở quê nhà chờ chồng- Tự buồn thương cho thân phận phải lang bạt nơi đất khách quê người, chưa có cơ hội trở về nhà thăm lại người thân

Câu 2 trang 59 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Điều gì khiến thể thơ song thất lục bát có thế mạnh khi thể hiện những nỗi niềm, xúc cảm, những khát vọng riêng tư của con người?

Trả lời:

Điều khiến thể thơ song thất lục bát có thế mạnh khi thể hiện những nỗi niềm, xúc cảm, những khát vọng riêng tư của con người là:

  • Song thất lục bát là thể thơ giàu nhạc tính, nhịp điệu nên rất phù hợp để bộc bạch tình cảm của con người
  • Thể thơ song thất lục bát có sự xuất hiện của các cặp thơ lục bát - thể thơ dân gian mang đậm nét trữ tình, nên có khả năng giúp chủ thể bộc bạch những khát vọng riêng tư của bản thân

Câu 3 trang 60 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Tìm đọc một tác phẩm thơ song thất lục bát có nội dung đề cập tới thân phận người phụ nữ. Thân phận người phụ nữ trong các tác phẩm đó có điểm gì giống nhau với thân phận người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm?

Trả lời:

Gợi ý:

- Một tác phẩm thơ song thất lục bát có nội dung đề cập tới thân phận người phụ nữ: "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều.

  • Nội dung của tác phẩm "Cung oán ngâm khúc": Đây là lời oán than của một cung nữ sống trong hậu cung trong xã hội phong kiến. Cô từng được nhà vua yêu thương, nhưng sau đó bị lãng quên, lạnh nhạt, phải sống những ngày tháng bị giam cầm trong cung cấm với nỗi cô đơn, dày vò. Cô luôn khao khát được thoát khỏi lồng giam này, trở về quê nhà xưa cũ nhưng chẳng thể làm được. Cũng có lúc cô mong mỏi được nhà vua một lần yêu thương, quay lại thăm hỏi nhưng cũng chẳng thể như ý. Vì thế, cả tuổi xuân của cô cứ thế chôn vùi trong sự cô đơn và nỗi tuyệt vọng bên trong nhà giam khổng lồ.

- Điểm giống nhau giữa người cung nữ trong "Cung oan ngâm khúc" và người chinh phụ trong "Chinh phụ ngâm" là:

  • Cùng sống trong sự cô đơn, lạnh lẽo chốn khuê phòng, không có người thương ở bên. Một mình mòn mỏi nhìn thời gian trôi qua, mong chờ sự trở lại của người thương trong vô cọng. Họ cứ hi vọng rồi thất vọng, nhìn tuổi xuân của bản thân trôi qua mà chẳng biết bao giờ mới có được hạnh phúc
    • Người cung nữ mong cầu hạnh phúc, muốn được nhà vua yêu thương thêm một lần nhưng mãi cũng chỉ là hi vọng vô ích, không thể thành hiện thực
    • Người chinh phụ chờ chồng trở về, nhưng chẳng biết đến bao giờ và cũng không biết liệu chồng có bình an trở về được không, liệu nếu trở về thì người chồng có thay lòng đổi dạ hay không
  • Cùng không thể lựa chọn cuộc sống cho chính bản thân mình, có số phận hoàn toàn lệ thuộc vào người chồng của mình, sống phận tầm gửi:
    • Người cung nữ không có được tình yêu của nhà vua, đành chấp nhận cả đời chôn vùi thanh xuân trong cung cấm, không thể thoát ra được, cũng chẳng thể làm gì để tìm kiếm hạnh phúc cho bản thân mình
    • Người chinh phụ một mình ngồi trong khuê phòng chờ chồng trong mòn mỏi, không thể rời đi, gặp mặt hay làm điều gì khác, bởi cần phải tuân thủ những lễ giáo phong kiến dành cho người phụ nữ đã có chồng

Câu 4 trang 60 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Chọn phân tích một tác phẩm thơ song thất lục bát mà em yêu thích.

Trả lời:

HS tham khảo các bài văn mẫu hay sau đây:

1. Phân tích Khóc Dương Khuê

  1. Dàn ý chi tiêt: Lập dàn ý Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học Thơ song thất lục bát Khóc Dương Khuê
  2. Văn mẫu: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học Thơ song thất lục bát Khóc Dương Khuê

2. Phân tích Nỗi niềm chinh phụ

  1. Dàn ý chi tiết: Lập dàn ý Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học Thơ song thất lục bát: Nỗi niềm chinh phụ
  2. Văn mẫu Dài: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học Thơ song thất lục bát Nỗi niềm chinh phụ
  3. Văn mẫu Ngắn gọn: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học Thơ song thất lục bát Nỗi niềm chinh phụ Ngắn nhất

3. Phân tích Tiếng đàn mưa

  1. Dàn ý chi tiết: Lập dàn ý Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học Thơ song thất lục bát Tiếng đàn mưa
  2. Văn mẫu Dài: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học Thơ song thất lục bát Tiếng đàn mưa
  3. Văn mẫu Ngắn gọn: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học Thơ song thất lục bát Tiếng đàn mưa Ngắn nhất
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn văn 9 Kết nối tri thức

    Xem thêm