Soạn bài Ôn tập cuối học kì 1 - Ôn tập kiến thức lớp 9 Kết nối tri thức
Soạn Văn 9 Kết nối tri thức Ôn tập cuối học kì 1 - Ôn tập kiến thức
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Câu 1 trang 142 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Xem lại văn bản đọc chính trong 5 bài học ở học kì I, lập bảng vào vở theo mẫu sau và ghi các thông tin cơ bản:
Đang cập nhật...
Câu 2 trang 142 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Nêu sự khác biệt giữa thể loại truyện truyền kì và truyện thơ Nôm trên một số tiêu chí: chữ viết được sử dụng, các loại nhân vật được miêu tả, đặc điểm ngôn ngữ.
Trả lời:
Tiêu chí | Truyện truyền kì | Truyện thơ Nôm |
Chữ viết được sử dụng | - Chủ yếu được sáng tác bằng chữ Hán - Đến đầu thế kỉ XX, truyện truyền kì được các nhà văn Việt Nam sáng tác bằng chữ quốc ngữ | - Sáng tác tác bằng chữ Nôm |
Các loại nhân vật được miêu tả | - Nhân vật của truyện truyền kì gồm ba nhóm: thần tiên, người trần, yêu quái | - Nhân vật trong truyện thơ Nôm là con người, chủ yếu là trai tài, gái sắc nhưng thường gặp trắc trở trong cuộc sống |
Đặc điểm ngôn ngữ | - Ngôn ngữ của truyện truyền kì là ngôn ngữ văn xuôi - Sử dụng nhiều điển tích, điển cố | - Ngôn ngữ truyện thơ Nôm là ngôn ngữ thơ (chủ yếu là lục bát) - Ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân nhưng cũng giàu tính ước lệ, sử dụng nhiều điển tích, điển cố |
Câu 3 trang 142 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Không khí lịch sử, bối cảnh xã hội xuất hiện trong một số truyện truyền kì hoặc truyện thơ Nôm có giúp ích gì cho việc đọc hiểu tác phẩm không? Vì sao?
Trả lời:
- Không khí lịch sử, bối cảnh xã hội xuất hiện trong một số truyện truyền kì hoặc truyện thơ Nôm rất có ích cho việc đọc hiểu tác phẩm
- Bởi vì: nó giúp người đọc có cơ sở để đánh giá về giá trị hiện thực của tá phẩm, chẳng hạn như:
- Trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) có chi tiết Trương Sinh phải ra trận nhiều năm. Chi tiết này ứng với lúc bấy giờ triều đình triệu tập binh lính đối phó với sự quấy rối của giặc Chiêm
- Trong truyện Dế Chọi của Bồ Tùng Linh: bối cảnh nhà Minh đời vua Tuyên Đức trên dưới lũng loạn, khiến đời sống nhân dân khổ cực, xuất hiện nạn mua quan bán tước
Câu 4 trang 142 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Trong học kì I, em đã được học những kiến thức tiếng Việt mới nào? Nêu những khái niệm cần nắm vững để giải quyết bài tập ở các bài học.
Trả lời:
Kiến thức tiếng Việt | Khái niệm cần nắm vững |
Điển tích, điển cố | - Điển tích là câu chuyện trong sách xưa, được dẫn lại một cách cô đúc trong văn bản của các tác giả đời sau. - Điển cố là sự việc hay câu chữ trong sách xưa, được dẫn lại trong văn bản của các tác giả đời sau. |
Biện pháp tu từ chơi chữ | - Chơi chữ là biện pháp tu từ vận dụng những đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa hoặc quy tắc kết hợp từ ngữ một cách khéo léo, sáng tạo nhằm đem lại những liên tưởng bất ngờ, thú vị cho người đọc (người nghe). |
Biện pháp tu từ điệp thanh | - Điệp thanh là biện pháp tu từ ngữ âm, tạo nên bằng cách lặp lại thanh điệu cùng loại (thanh bằng hoặc thanh trắc) để làm tăng tính nhạc, nâng cao hiệu quả diễn đạt. |
Biện pháp tu từ điệp vần | - Điệp vần là biện pháp tu từ ngữ âm, sử dụng những âm tiết có vần giống nhau nhằm tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng, tăng tính nhạc để biểu đạt cảm xúc của người viết (người nói), đồng thời gây ấn tượng thẩm mĩ cho người đọc (người nghe). |
Cách dẫn trực tiếp | - Cách dẫn trực tiếp là sử dụng nguyên văn từ ngữ, câu, đoạn… của một văn bản gốc vào bài viết, bài nói. Trong bài viết, phần dẫn trực tiếp cần được đặt trong dấu ngoặc kép. |
Cách dẫn gián tiếp | - Cách dẫn gián tiếp là sử dụng ý tưởng của người khác và diễn đạt lại theo cách của mình. Tuy được diễn đạt lại nhưng ý tưởng trong văn bản gốc cần được thể hiện một cách trung thành. Trong bài viết, phần dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép. |
Câu rút gọn | - Câu rút gọn là câu có thành phần câu (thường là thành phần chính) bị tỉnh lược. Việc tỉnh lược chủ yếu do phương châm tiết kiệm trong việc sử dụng ngôn ngữ, nhất là khi nói (lược bỏ những thông tin đã biết hoặc bị coi là lặp, thừa), hoặc do dụng ý của người sử dụng (không muốn nêu rõ sự vật, sự việc nào đó trong câu). |
Câu đặc biệt | - Câu đặc biệt là câu không được cấu tạo theo mô hình câu hai thành phần, thường dùng để gọi - đáp; nhấn mạnh cảm xúc; liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng; xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc. |
Câu 5 trang 142 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Qua việc thực hiện các bài viết trong học kì I, em hãy nêu những điểm khác nhau trong việc sử dụng lí lẽ và bằng chứng ở kiểu bài nghị luận xã hội và kiểu bài nghị luận văn học.
Trả lời:
Điểm khác nhau | Kiểu bài nghị luận xã hội | Kiểu bài nghị luận văn học |
Sử dụng lí lẽ | - Lí lẽ là kiến giải của người viết về các vấn đề, sự việc trong đời sống | - Lí lẽ là kiến giải của người viết về các vấn đê trong lĩnh vực văn học:
|
Sử dụng bằng chứng | - Bằng chứng là con người, sự việc xảy ra trong đời sống, mang tính xác thực, có thể kiểm chứng | - Bằng chứng là các sự kiện, câu thơ, câu văn, nhân vật... trong tác phẩm văn học và ý kiến của các nhà nghiên cứu về tác phẩm |
Câu 6 trang 142 Ngữ Văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức: Nêu những nét giống nhau và khác nhau giữa kiểu bài trình bày ý kiến về một vấn đề và kiểu bài thảo luận về một vấn đề (lấy ví dụ từ các bài nói và nghe đã được thực hiện ở học kì I để minh họa).
Trả lời:
Kiểu bài trình bày ý kiến về một vấn đề | Kiểu bài thảo luận về một vấn đề | |
Giống nhau | - Cùng làm sáng tỏ bản chất của vấn đề, thể hiện quan điểm của người nói về vấn đề. Từ đó cho thấy được ý nghĩa của vấn đề đó đối với cuộc sống. | |
Khác nhau | - Cá nhân người nói thực hiện toàn bộ bài nói, thể hiện cách nhìn vấn đề của cá nhân - Người nghe theo dõi nội dung bài nói, trao đổi lại | - Mọi cá nhân luân phiên nhau phát biểu ý kiến - Người nghe đồng thời là người nói, có quyền nêu ý kiến theo lượt lời của mình |