Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ lớp 9 Cánh Diều
Soạn Văn 9 Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ - Cánh Diều
Đề bài: Hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật mà em cho là đặc sắc nhất của bài thơ “Chiều xuân” (Anh Thơ).
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ là gì?
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ là kĩ năng mà các em đã được hình thành và rèn luyện từ lớp 6, lớp 7, lớp 8 gắn với việc tập làm các thể thơ. Bài học này tiếp tục hướng dẫn các em cách viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ.
Những lưu ý khi Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ
- Đọc kĩ để hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Xác định yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật trong bài thơ để lại cho em cảm xúc, suy nghĩ sâu sắc.
- Viết đoạn văn, trong đó nêu rõ:
- Yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật nào trong bài thơ để lại cho em cảm xúc, suy nghĩ sâu sắc?
- Yếu tố đó được thể hiện qua những dòng thơ hay những hình ảnh, từ ngữ nào? Đó là cảm xúc, suy nghĩ gì? Vì sao em lại có cảm xúc, suy nghĩ đó?
Hướng dẫn các bước Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ
Bước 1: Chuẩn bị
- Xem lại nội dung đọc hiểu bài thơ Chiều xuân của Anh Thơ.
- Xác định một số yếu tố nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Chiều xuân.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho cho đoạn văn bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:
- Yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật nào được em cho là đặc sắc nhất của bài thơ Chiều xuân?
(M: Yếu tố nội dung: Vẻ đẹp chiều xuân bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ, tình yêu làng quê, đất nước sâu sắc và thiết tha.)
- Yếu tố đó được thể hiện qua khổ thơ hoặc dòng thơ nào? Khổ thơ hoặc dòng thơ đó có đặc điểm gì về nội dung hoặc nghệ thuật?
(M: Yếu tố đó thể hiện qua các khổ thơ trong bài thơ, qua nghệ thuật so sánh, nhân hoá.)
- Lập dàn ý cho bài viết bằng cách sắp xếp các ý đã tìm được theo bố cục ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu tên tác giả, tên bài thơ và nêu cảm xúc, suy nghĩ chung của em về một yếu tố đặc sắc nhất (thuộc nội dung hoặc nghệ thuật) của bài thơ.
- Thân bài:
- Trích dẫn khổ thơ hoặc dòng thơ chưa đựng yếu tố đặc sắc nhất.
- Nêu đặc điểm nội dung hoặc nghệ thuật của khổ thơ hoặc dòng thơ đó.
- Nêu cụ thể cảm xúc, suy nghĩ hoặc liên tưởng, tưởng tượng về yếu tố đó.
- Kết bài: Khái quát lại cảm xúc, suy nghĩ cảu em về yếu tố đặc sắc đã nêu.
Bước 3: Viết
- Viết đoạn văn theo dàn ý đã lập. Khi viết, cần sử dụng các từ ngữ, câu văn biểu cảm thể hiện được chính xác, sinh động cảm xúc, suy nghĩ của em.
- Đảm bảo yếu tố hình thức một đoạn văn.