Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích lớp 9 Cánh Diều

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

A. Đọc hiểu Kiều ở lầu Ngưng Bích

Câu 1 trang 44 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Chú ý việc sử dụng từ ngữ để diến tả hoàn cảnh của Kiều.

Trả lời:

Các từ ngữ được sử dụng để diễn tả hoàn cảnh của Kiều:

- Không gian trước mắt Thúy Kiều (trước lầu Ngưng Bích)

  • rộng lớn, mênh mông ("non xa", "trăng gần", "bát ngát")
  • cao, xa, tách biệt với thế gian, chơi vơi vô định ở trên lầu cao
  • hiu quạnh, ngổn ngang, khô cằn ("cát vàng cồn nọ", "bụi hồng dặm kia")

- Thời gian: "mây sớm đèn khuya" - lặp đi lặp lại một cách tẻ nhạt, nhàm chán, không có ý nghĩa

- Tình cảnh: bị giam cầm trên lầu cao, tách biệt với cuộc sống bình yên ("khóa xuân")

Câu 2 trang 44 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Chú ý biện pháp tả cảnh ngụ tình.

Trả lời:

- Điệp từ "buồn trông" thể hiện nỗi niềm, góc nhìn chứa đầy nỗi buồn đau của chủ thể trữ tình

- Cảnh vật nhuốm màu u buồn:

  • "cửa bể chiều hôm" - thời gian đoàn tụ với gia đình, làm nổi bật tình cảnh cô đơn của nhân vật
  • "nội cỏ rầu rầu" - cảnh vật u buồn, sầu muộn - thể hiện nội tâm buồn bã của nhân vật

Câu 3 trang 44 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Dự cảm tương lai được thể hiện qua hình ảnh nào?

Trả lời:

Dự cảm tương lai được thể hiện qua hình ảnh:

“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

→ Cảnh vật với gió bão, sóng lớn ước lệ cho cuộc đời đầy những sóng gió bủa vây và tương lai không yên ổn phía trước của Kiều

B. Trả lời câu hỏi Kiều ở lầu Ngưng Bích

Câu 1 trang 45 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có thể chia làm mấy phần? Trình bày nội dung chính của mỗi phần?

Trả lời:

- Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có thể chia làm 3 phần

- Nội dung chính của mỗi phần là:

Phần 1Từ đầu đến "như chia tấm lòng"Miêu tả tâm trạng cô đơn, buồn tủi của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích
Phần 2Tiếp theo đến "đã vừa người ôm"Thể hiện nỗi nhớ của Thúy Kiều đối với người yêu (Kim Trọng) và cha mẹ khi bị giam ở lầu Ngưng Bích
Phần 3Phần còn lạiMiêu tả nỗi buồn lo, cảm giác vô vọng về thân phận và tương lai của Thúy Kiều

Câu 2 trang 45 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Khung cảnh được miêu tả ở sáu dòng thơ đầu có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tâm trạng Thuý Kiều?

Trả lời:

Khung cảnh thiên nhiên trong 6 dòng thơ đầuTâm trạng của Thúy Kiều 

- Từ chiếc lầu chơ vơ giữa trời, Thúy Kiều phóng tầm mắt ra khung cảnh xung quanh mình. Khung cảnh đó được miêu tả bằng nghệ thuật ước lệ tượng trưng và thủ pháp đối xứng:

  • "non xa" - "trăng gần"
  • "cồn nọ" - "dặm kia"
→ Làm nổi bật sự xa lạ, tĩnh mịch, lạnh lẽo của Thúy Kiều, dường như nỗi cô đơn đang bủa vây cô đã hữu hình, trở thành nhà tù vây khốn cô lại

- Cảnh thiên nhiên trước mắt Thúy Kiều được khắc họa gai góc, hưng tợn, dường như muốn hăm dọa con người: "cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia"

- Không gian xung quanh tĩnh lặng, vô hồn, không có sự xuất hiện của con người, không có bất kì thức gì quen thuộc

→ Khiến nỗi lo âu, bất an, hãi hùng và bế tắc trong tâm trí Thúy Kiều ngày càng lớn lên, lấn át hết mọi thứ
- Thời gian được nhắc đến là "chiều hôm" - khoảng khắc đoàn tụ của các gia đình→ Khắc họa sự bẽ bàng, ngao ngán, cô đơn, trống trải trước hiện thực của Thúy Kiều
⇒ Tiểu kết: Qua 6 dòng thơ đầu, tác giả đã miêu tả cảnh vật thiên nhiên xung quanh lầu Ngưng Bích để khắc họa thé giới nội tâm với những trăn trở, thao thức, lo sợ, bất an khó diễn tả thành lời đang chất chứa, ngồn ngộn trong trái tim nàng Thúy Kiều

Câu 3 trang 45 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Thuý Kiều lần lượt nhớ những ai? Theo em, trình tự nỗi nhớ đó có hợp lí không? Vì sao?

Trả lời:

- Thuý Kiều lần lượt nhớ tới:

(1) Kịm Trọng: người tình mà nàng đã thề nguyền dưới đêm trăng, cùng nàng có nhiều kỉ niệm gắn bó và có lẽ bây giờ đang xót thương, bất lực khi nhận ra nàng đã phải bán mình cứu gia đình

(2) Cha mẹ: tuổi đã cao nhưng không được ở gần báo hiếu cha mẹ, tưởng tượng hình ảnh cha mẹ tựa cửa mong mình trở về trong tuyệt vọn mà đau xót khôn nguôi

- Trình tự của nỗi nhớ trên rất hợp lí. Bởi vì:

  • Thúy Kiều đã bán mình kiếm tiền chuộc cha mẹ và em trai - tức là nàng đã làm trong bổn phận con cái, đã thể hiện được tình yêu thương của mình dành cho người thân, đã hết lòng vì gia đình. → Nên nàng yên tâm phần nào về bố mẹ
  • Còn Kim Trọng, Thúy Kiều đã thấy hứa với chàng, không giữ trọn lời hẹn ước, không kịp gặp chàng lần cuối để giải thích, nhắn nhú. → Nên nàng cảm thấy có lỗi với Kim Trọng

⇒ Do đó, Thúy Kiều nhớ về Kim Trọng (người mình có lỗi) trước khi nhớ đến bố mẹ (người mà bản thân đã hi sinh để báo vệ) là rất phù hợp với đặc điểm tính cách luôn yêu thương, hi sinh hết lòng vì người khác của nàng

Câu 4 trang 45 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Theo em, tám dòng thơ từ dòng 7 đến dòng 14 trong đoạn trích là lời của ai? Vì sao em biết điều đó? Những lời này có tác dụng gì trong việc thể hiện nội tâm nhân vật?

Đang cập nhật...

Câu 5 trang 45 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Kiều ở lầu Ngưng Bích được coi là một trong những đoạn trích thể hiện tài năng của Nguyễn Du trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Hãy phân tích tám dòng cuối để làm sáng rõ điều đó.

Đang cập nhật...

Câu 6 trang 45 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Dựa vào 14 dòng thơ đầu, em hãy chuyển thành một đoạn văn xuôi.

Đang cập nhật...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm

    Soạn văn 9 Cánh Diều

    Xem thêm