Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ lớp 9 Cánh Diều

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Đọc hiểu Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ lớp 9

Câu hỏi: Chú ý cách diễn tả nỗi nhớ của người chinh phụ.

Trả lời:

Bày tỏ nỗi nhớ thương chồng, nỗi buồn tủi, cô đơn, trống trải khi xa chồng một cách ý nhị, ẩn dụ qua các hình ảnh, biểu tượng (gió đông, nghìn vàng) và cả điển tích (non Yên).

Câu hỏi: Nỗi lòng người chinh phụ đã được biểu hiện thế nào qua việc tả cảnh?

Trả lời:

Người chinh phụ mượn khung cảnh thiên nhiên hoang tàn, héo úa (bổ mòn gốc liễu, xẻ héo cành ngô) để khắc họa nỗi lòng cô dơn, trống vắng, lạnh lẽo của bản thân

Câu hỏi: Hình ảnh gắn bó giữa "hoa" và "nguyệt" thể hiện điều gì?

Trả lời:

Hình ảnh gắn bó giữa "hoa" và "nguyệt" thể hiện khát vọng được đoàn tụ, gần gũi với chồng của người chinh phụ

Trả lời câu hỏi Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ lớp 9

Câu 1 trang 23 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Xác định bố cục của đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ; cho biết nội dung chính của từng phần.

Trả lời:

Phần 18 dòng thơ đầu
  • Khắc họa nỗi nhớ thương người chồng đang chinh chiến nơi xa của người chinh phụ
Phần 2Từ dòng thơ 9 đến dòng thơ 14
  • Nỗi lòng cô đơn, trống vắng, buồn bã, lạnh lẽo của người chinh phụ
Phần 36 dòng thơ cuối
  • Khát vọng được đoàn tụ với chồng, được hưởng niềm hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ

Câu 2 trang 23 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Đoạn trích được viết theo thể thơ nào? Chỉ ra sự phù hợp của thể thơ ấy trong việc thể hiện nội dung đề tài ở văn bản này.

Trả lời:

- Đoạn trích được viết theo thể thơ: song thất lục bát

- Sự phù hợp của thể thơ này trong việc thể hiện nội dung, đề tài ở văn bản này là: Thể thơ này gồm nhiều khổ thơ, mỗi khổ thơ là sự kết hợp giữa hai câu thơ thất ngôn và hai câu thơ lục bát:

  • Thể thất ngôn: viết theo quy tắc, khuôn mẫu cứng nhắc của thể thơ Đường Luật đại diện cho những quy chuẩn, định kiến của xã hội phong kiến áp đặt lên người chinh phụ, khiến cô không thể bộc bạch trực tiếp những khát vọng của mình
  • Thể lục bát: là thể thơ dân gian, đậm chất trữ tình, giúp người chinh phụ gián tiếp thể hiện thế giới nội tâm, tỏ bày những nhớ nhung, mong ngóng của người phụ nữ dành cho chồng ở nơi xa

→ Cả 2 yếu tố kết hợp với nhau tạo nên sự hòa hợp về ý thơ, bối cảnh của thân phận người phụ nữ phong kiến có chồng đi chinh chiến nơi xa.

Câu 3 trang 23 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Nỗi lòng người chinh phụ được thể hiện như thế nào? Đâu là nguyên nhân dẫn đến tâm trạng ấy?

Trả lời:

- Nỗi lòng của người chinh phụ:

  • Sự cô đơn, trống vắng, lạnh lẽo, hoang tàn trong trái tim vì xa cách chồng quá lâu (thể hiện qua hình ảnh thiên nhiên được khắc họa khắc nghiệt, tàn lụi như bổ mòn gốc liễu, xẻ héo cành ngô)
  • Khát vọng, mong ngóng được đoàn tụ cùng chồng, được tận hưởng niềm hạnh phúc lứa đôi như bao đôi uyên ương khác (thể hiện hình ảnh hoa, nguyệt)

- Nguyên nhân dẫn đến tâm trạng ấy: do chiến tranh gây ra sự chia cắt gia đình, khi chồng cô phải đi lính ở một nơi xa

Câu 4 trang 23 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Hãy phân tích mối quan hệ giữa cảnh vật và tâm trạng của người chinh phụ trong phần cuối (từ dòng 9 đến dòng 20).

Trả lời:

Trong phần cuối (từ dòng 9 đến dòng 20), tác giả đã sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình để khắc họa hai bức tranh thiên nhiên sau:

  • Bức tranh thiên nhiên thứ nhất (từ dòng 9 đến dòng 16): được khắc họa với nét thê lương, ảm đạm, phản ánh tâm trạng đầy lo lắng, day dứt, trăn trở của người chinh phụ khi chồng đang chinh chiến ở nơi xa:

→ Thể hiện mối quan hệ tương đồng, thân thiết giữa con người và thiên nhiên, khi lòng người chinh phụ đau xót, thì thiên nhiên cũng nhuốm màu xót xa, đau khổ

  • Bức tranh thiên nhiên thứ 2 (từ dòng 17 đến dòng 20): khắc họa cảnh thiên nhiên sum vầy, hạnh phúc, trọn vẹn bên nhau (nguyệt - hoa quấn quýt với nhau) từ đó khắc họa khao khát về hạnh phúc lứa đôi, được sum vầy, đoàn tụ với chồng của người chinh phụ

→ Nhưng sự lồng ghép kia chỉ là những mơ mộng, mong ước không thể thành hiện thực, nên bỗng trở thành bi kịch, gieo nên nỗi vô vọng trong lòng người chinh phụ

Câu 5 trang 23 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Phân tích tác dụng các biện pháp tu từ, nhịp điệu của thể song thất lục bát trong văn bản Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.

Trả lời:

- Ngôn từ mà tác giả sử dụng mang tính chất cổ kính, trang nghiêm, lại giàu sức biểu cảm, giúp bộc lộ những cảm xúc, nỗi niềm sâu kín và riêng tư không biết giãy bày ra sao của người chinh phụ

→ Từ đó, tạo nên các hình ảnh sang trọng, đẹp đẽ cho bài thơ, gợi lên nét buồn và sự đồng cảm trong người đọc

- Biện pháp tu từ:

  • Biện pháp so sánh (nghìn vàng - tấm lòng, nỗi nhớ chàng - trời cao, sương như búa, tuyết dừa cưa, hoa - nguyệt...) → Các hình ảnh so sánh đều mang tính biểu cảm mạnh mẽ, giúp diễn tả tài tình và sâu sắc thế giới nội tâm của người chinh phụ (một thế giới vốn xa lạ và bí ẩn, khó đoán)
  • Biện pháp điệp từ, điệp ngữ nối câu trước và câu sau → Tạo sự triền miên không dứt của những cảm xúc, suy tư trong lòng người chinh phụ, đồng thời góp phần tạo nên nhịp điệu buồn bã, sầu muộn, triền miên cho đoạn thơ
  • Biện pháp đối (đối hai dòng thơ 7 chữ với nhau) → Giúp nhịp điệu bài thơ thêm phong phú, đồng thời giúp việc diễn tả nội tâm nhân vật thêm sâu sắc, sinh động hơn

Câu 6 trang 23 Ngữ Văn 9 Tập 1 Cánh Diều: Đoạn trích gợi cho em suy nghĩ như thế nào về số phận những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh phi nghĩa?

Trả lời:

HS trả lời dựa trên suy nghĩ cá nhân.

Gợi ý:

  • Những cuộc chiến tranh luôn đem đến chết chóc, đau thương và chia li. Nhưng cuộc chiến tranh phi nghĩa còn khiến cho những chết chóc, chia li, mất mát đó trở nên vô nghĩa.
  • Người chồng ra trận không biết ngày về, người vợ trẻ tuổi ở nhà chờ mong mòn mỏi trong vô vọng, thiếu thốn và khổ đau cả về tinh thần lẫn vật chất, khi gia đình không có người đàn ông bảo vệ và gánh vác

→ Bài thơ là lời nói cảm thông với số phận bất hạnh của những người phụ nữ có chồng tham gia chiến tranh, đồng thời là sự tố cáo đanh thép với những cuộc chiến tranh phi nghĩa

Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ lớp 9 Ngắn nhất

>> HS tham khảo bài soạn Ngắn hơn tại đây Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ lớp 9 Ngắn nhất

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn văn 9 Cánh Diều

    Xem thêm