Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương lớp 9 Cánh Diều

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Đọc hiểu Chuyện người con gái Nam Xương lớp 9

Câu 1 trang 5 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Nhân vật Vũ Thị Thiết và Trương Sinh được giới thiệu như thế nào?

Trả lời:

Nhân vật Vũ Thị Thiết và Trương Sinh được giới thiệu như sau:

- Vũ Thị Thiết:

  • quê quán: Nam Xương
  • tính cách: thùy mị, nết na
  • ngoại hình: tư dung tốt đẹp

- Trương Sinh:

  • quê quán: cùng quê với Vũ Thị Thiết
  • tính cách: có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá mức, thất học

Câu 2 trang 6 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Vũ Thị Thiết muốn nhắn gửi điều gì với chồng qua lời tiễn đưa này?

Trả lời:

Qua lời tiễn đưa, Vũ Thị Thiết muốn nhắn gửi tới chồng rằng: cô chằng mong chồng được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên

→ Từ lời tiễn đưa ấy, thể hiện Vũ Thị Thiết chỉ quan tâm đến bình an của chồng, chỉ mong anh trở về nhà là đủ, không mong cầu chàng lập chiến công hay đạt thành tựu nào to lớn

Câu 3 trang 7 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Tình huống bất ngờ nào xuất hiện?

Trả lời:

Tình huống bất ngờ xuất hiện là: Hết hạn đi lính, Trương Sinh trở về đoàn tụ với gia đình. Tuy nhiên, khi anh dẫn con ra thăm mộ mẹ, thì bé Đản buột miệng nói "Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không như cha tôi trước kia chỉ im thin thít...". Chính câu nói đó đã dấy lên trong lòng Trương Sinh sự nghi ngờ và ghen tuông, dẫn đến bi kịch của nàng Vũ Nương/

Câu 4 trang 7 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Vũ Thị Thiết đã có những lời nói nào khi bị chồng nghi ngờ?

Trả lời;

Khi bị chồng nghi ngờ, Vũ Thị Thiết đã nói rằng:

"Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phần từng đã nguôi lòng. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp."

Câu 5 trang 8 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Chú ý các chi tiết kì ảo trong phần (3).

Trả lời:

Các chi tiết kì ảo trong phần 3:

  • Phan Lang nằm mơ thấy có người đến xin mình thả con rùa xanh vừa bắt được lúc ban ngày (đó chính là hóa thân của Linh Phi)
  • Đẻ đền đáp ơn tha mạng đó, Linh Phi đã đón Phan Lang xuống Thủy Cung dảo chơi
  • Ở Thủy Cung, Phan Lang gặp được người cùng làng là Vũ Nương (vốn đã nhảy sông tự vẫn)
  • Vũ Nương hiện về minh oan cho bản thân ở bến sống, ngồi trên kiệu hoa

Câu 6 trang 9 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Vũ Nương là ai? Chi tiết nào không có thật?

Trả lời:

- Vũ Nương chính là nàng Vũ Thị Thiết

- Chi tiết không có thật liên quan đến cuộc đời của nàng: “Các nàng tiên trong cung nước thương tôi vô tội, rẽ một đường nước cho tôi thoát chết, nếu không thì đã vùi vào bụng cá, còn đâu mà gặp ông.”

Câu 7 trang 10 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Truyện kết thúc như thế nào?

Trả lời:

Câu chuyện kết thúc như sau:

Phan Lang trở về từ động của Linh Phi đã tìm gặp Trương Sinh, nhắn anh lập đàn giải oan cho vợ ở bến Hoàng Giang. Vũ Nương đã ngồi trên chiếc kiệu hoa, xuất hiện giữa dòng sông, lúc ẩn, lúc hiện để trò chuyện với chồng và minh oan cho bản thân. Sau đó trở về chốn thủy cung.

Trả lời câu hỏi Chuyện người con gái Nam Xương lớp 9

Câu 1 trang 10 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Tóm tắt văn bản chuyện Người con gái Nam Xương.

Trả lời:

HS tham khảo các mẫu tóm tắt hay, đa dạng tại đây Tóm tắt văn bản chuyện Người con gái Nam Xương

Câu 2 trang 10 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Tìm và phân tích các chi tiết mà tác giả đã sáng tạo để khác họa nhân vật Vũ Nương, qua đó, nêu nhận xét, đánh giá của em về số phận, phẩm chất của nhân vật.

Trả lời:

- Tìm và phân tích các chi tiết mà tác giả đã sáng tạo để khác họa nhân vật Vũ Nương như sau:

  • Vũ Nương tên đầy đủ là Vũ Thị Thiết, "người con gái quê ở Nam Xương, tính tình đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp"
  • Do chồng có tính đa nghi nên "Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa"
  • Khi mẹ chồng ốm "Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phần và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơi"
  • Khi mẹ chồng mất "Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình"
  • Khi tiễn chồng ra trận, nàng dăn chồng "Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi", "Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng"

→ Từ các chi tiết trên cho thấy Vũ Nương alf người thùy mị, nết na, yêu chồng, không tham vinh hoa phú quý, hiếu thuận với mẹ chồng

- Nhận xét, đánh giá của em về số phận, phẩm chất của nhân vật: Số phận của Vũ Nương là số phận bi kịch, được khắc họa bởi tình huống bất ngờ: Trương Sinh tin lời thơ ngây của đứa con "Trước đây, thường có một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả". Thực ra đó chỉ là chiếc bóng của Vũ Nương ở trên vách ("ngày thường, ở nhà một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản"). Nhưng Trương Sinh vốn có tính ghen tuông lại ít học, không biết suy nghĩ cẩn thận đã lập tức đổ tội cho vợ rồi chửi đánh, đuổi cô khỏi nhà. Khiến nàng phải tự trầm mình xuống sông.

Câu 3 trang 10 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Chỉ ra biểu hiện và phân tích tác dụng của yếu tố kì ảo trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.

Trả lời:

- Biểu hiện của yếu tố kì ảo trong văn bản: Các chi tiết kì ảo chủ yếu tập trung ở phần (3):

  • Không gian kì ảo - cung điện, đền đài sang trọng ở dưới nước của rừ thần, là nơi ở của vợ vua biển Nam Hải, nơi sinh sống của các nàng tiên.
  • Không gian kì ảo trên gắn liền với một chi tiết kì ảo khác: sau khi nàng Vũ Nương nhảy sông tự vẫn thì bất ngờ được "Các nàng tiên trong cung nước thương nàng vô tội, rẽ một đường nước cho nàng thoát chết"
  • Phan Lang - người cùng làng với Vũ Nương cũng đã được xuống dạo chơi dưới không gian kì ảo đó, vì đã tha mạng cho một chú rùa xanh (hóa thân của Linh Phi)

- Phân tích tác dụng của yếu tố kì ảo trong văn bản:

  • Mở ra những diễn biến mới của câu chuyenj (có liên quan đến các nhân vật, không gian kì ảo), đẩy cốt truyện tiếp tục vận động
  • Giúp tác giả khắc họa số phận, phẩm chất của nhân vật Vũ Nương (số phận bất hạnh khi cô luôn day dứt vè việc bản thân bị hàm oan)
  • Thể hiện tư tưởng nhân đạo của tác giả (cảm thông với những người phụ nữ có số phận kém may mắn; yêu mến, trân trọng những con người có tâm hồn và phẩm chất cao đẹp)

Câu 4 trang 10 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Phân tích tác dụng của sự kết hợp giữa các chi tiết kì ảo và chi tiết đời thực ở một đoạn văn cụ thể trong văn bản.

Đang cập nhật...

Câu 5 trang 10 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Chủ đề của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương là gì?

Đang cập nhật...

Câu 6 trang 10 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Hãy nêu suy nghĩ của em về một vấn đề có ý nghĩa nhân sinh mà truyện đặt ra và liên hệ với cuộc sống ngày nay

Đang cập nhật...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn văn 9 Cánh Diều

    Xem thêm