Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Quê hương lớp 9 Cánh Diều

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Đọc hiểu Quê hương lớp 9 Cánh Diều

Câu 1 trang 37 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Ai là người bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ?

Trả lời:

Tác giả (nhân vật trữ tình) là người bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ?

Câu 2 trang 37 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Xác định vần và nhịp của các dòng thơ.

Trả lời:

Xác định vần và nhịp của các dòng thơ trong bài như sau:

- Nhịp thơ:

  • Các câu 1, 2, 4-9, 11, 16, 17, 19 ngắt nhịp 3/5
  • Các câu 3, 10, 12, 15, 18, 20 ngắt nhịp 3/2/3

- Gieo vần: bài thơ chủ yếu gieo vần chân:

  • Câu 2 và câu 3 (sông - hồng)
  • Câu 4 và câu 5 (cá - mã)
  • Câu 6 và câu 7 (giang - làng)
  • Câu 12 và câu 13 (trắng - nắng)
  • Câu 14 và câu 15 (xăm - nằm)

Câu 3 trang 37 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Chú ý các từ ngữ khắc họa hình ảnh con người và con thuyền.

Trả lời:

Các từ ngữ khắc họa hình ảnh con người và con thuyền là;

  • Hình ảnh con người: bơi thuyền đi đánh cá, phăng mái chèo mạnh mẽ, ồn ào, tấp nập đón ghe về, làn da ngăm rám nắng, thân hình nồng thở vị xa xăm
  • Con thuyền: nhẹ hăng như con tuấn mã, trương to như mảnh hồn làng, im bến mỏi trở về nằm, chất muối thấm dần trong thớ vỏ

Câu 4 trang 38 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Xa quê hương, tác giả nhớ những gì?

Trả lời:

Xa quê hương, tác giả nhớ:

  • Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
  • con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
  • cái mùi nồng mặn

Trả lời câu hỏi Quê hương lớp 9 Cánh Diều

Câu 1 trang 38 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Xác định bố cục của bài thơ Quê hương và nêu nội dung chính của mỗi phần.

Trả lời:

Phần 12 dòng đầu- Giới thiệu chung về "làng tôi"
Phần 26 dòng tiếp theo- Miêu tả cảnh thuyền chài ra khơi đánh cá
Phần 38 dòng tiếp theo- Miêu tả cảnh thuyền cá trở về bến
Phần 44 dòng còn lại- Bày tỏ nỗi nhớ làng của tác giả

Câu 2 trang 38 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Nêu cảm hứng chủ đạo của tác giả thể hiện trong bài thơ. Cảm hứng đó được thể hiện rõ nhất ở câu hoặc đoạn thơ nào trong bài?

Trả lời:

- Cảm hứng chủ đạo tác giả thể hiện trong bài thơ là: nỗi nhớ quê hương (làng chài)

- Cảm hứng đó thể hiện rõ nhất ở các câu thơ trong đoạn thơ cuối:

  • Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
  • Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

Câu 3 trang 38 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Cảnh những con thuyền ra khơi và cảnh đón thuyền cá về bến được tác giả miêu tả như thế nào? Hình ảnh người dân và cuộc sống làng chài được thể hiện trong hai cảnh này có nét gì nổi bật?

Trả lời:

- Cảnh những con thuyền ra khơi và cảnh đón thuyền cá về bến được tác giả miêu tả như sau:

(1) Cảnh đoàn thuyền ra khơi:

"Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..."

  • Thời gian: sớm mai
  • Không gian: trời trong (trời cao và rộng, không có nhiều mây), gió nhẹ, nhuốm màu hồng của bình minh
  • Con người: những trai tráng khỏe mạnh, phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
  • Con thuyền: nhẹ, hăng như con tuấn mã, cánh buồm trương to rướn thân trắng bao la thâu góp gió

→ Tác giả đã sử dụng bút pháp miêu tả kết hợp sử dụng nhiều hình ảnh so sánh và các động từ mạnh gợi tả động tác và trạng thái mạnh mẽ (hăng, phăng, vượt, rướn)

→ Từ đó, tái hiện phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, bức tranh lao động đầy nhiệt huyết và tràn trề sức sống. Đồng thời, tác giả đã tô đậm, làm sống dậy biểu tượng của linh hồn làng chài - cành buồm trên con thuyền, từ đó nhấn mạnh sự lớn lao, thiêng liêng và thơ mộng của nó

(2) Cảnh đón thuyền cá trở về:

"Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ."

  • Thời gian: ngày hôm sau
  • Không gian: bến
  • Con người: ồn ào, tấp nập đón ghe về, làn da ngăm rám nắng, thân hình nồng thở vị xa xăm
  • Con thuyền: im, trở về nằm, nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ

→ Tác giả tiếp tục sử dụng biện pháp miêu tả kết hợp bút pháp lãng mạn hóa, đồng thời sử dụng nhiều hình ảnh độc đáo, gợi cảm.

→ Từ đó, tác giả đã: Khắc họa bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sức sống. Với bầu không khí ồn ào, tấp nập, đông vui, với những chiếc ghe đầy cá, với những con cá tươi ngon thân bạc trắng, với lời cảm ơn chân thành với thiên nhiên đã sóng yên biển lặng để những ngư dân có thể bội thu trở về

- Hình ảnh người dân và cuộc sống làng chài được thể hiện trong hai cảnh trên:

  • Khắc họa hình ảnh người dân làng chài có tầm vóc phi thường
  • Con thuyền - phương tiện lao động giống như có linh hồn - một linh hồn tinh tế

Câu 4 trang 38 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Nêu cảm nhận của em về bốn dòng thơ cuối. Từ đó, hãy phát biểu chủ đề và nêu tư tưởng của tác giả.

Đang cập nhật...

Câu 5 trang 38 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ Quê hương? Vì sao? Chỉ ra điểm giống và khác nhau nổi bật nhất giữa bài thơ Quê hương với một bài thơ khác viết cùng đề tài mà em biết.

Đang cập nhật...

Câu 6 trang 38 Ngữ Văn 9 Tập 2 Cánh Diều: Bài thơ khơi gợi trong em tình cảm gì đối với nơi em đã sinh ra và lớn lên?

Đang cập nhật...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn văn 9 Cánh Diều

    Xem thêm