Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu chuyện chú Dê

Câu chuyện chú Dê là tài liệu đọc hiểu văn bản do VnDoc trích từ đề thi khảo sát chất lượng lớp 9 THCS của Sở GD&ĐT Hưng Yên gửi đến các em học sinh nhằm giúp các em có đáp án chi tiết với đề đọc hiểu văn bản này cũng như có thêm tài liệu phục vụ quá trình ôn thi vào 10 của mình.

Đọc hiểu Câu chuyện chú Dê bao gồm phần đề bài trích từ đề thi khảo sát chất lượng lớp 9 THCS của Sở GD&ĐT Hưng Yên môn Ngữ Văn cũng như phần gợi ý đáp án giúp các em có thể so sánh với đáp án của mình và biết lỗi để sửa sai.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10.

Đọc hiểu Câu chuyện chú Dê

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Câu chuyện chú Dê

Buổi sớm nọ, một chú Dê đừng lảng vảng ngoài vườn rau, chú ta muốn ăn cải trong vườn nhưng vì bỏ rào cao nên không thể vào được (1). Lúc ấy, trời vờn tối, mặt trời vừa ló dạng ở đằng đông. (2). Chú Dê nhìn thấy cái bóng của mình dài thật dài (3). Chú ta chợt nghĩ “Ôi, mình cao thế này ư (4)? Thế thì mình có thể ăn quả trên cây rồi, cần gì phải ăn những cây cải dưới đất nữa" (5). Ở đằng xa có một vườn táo (6). Các cây táo trĩu nặng những quả táo ửng hồng (7). Chú Dê hăm hở chạy đến đó (8). Khi đến nơi thì trời đã trưa, lúc này mặt trời lên đến đỉnh đầu (9). Bóng chú Dê trở thành một cái bóng nhỏ sát chân chú (10). "Ôi, thì ra mình bể nhỏ đến thế làm sao mình ăn quả trên cây được, thôi đành trở về ăn cải trong vườn thôi" (11). Chú ta buồn bã quay lại nơi vườn cải (12). Khi đến nơi, mặt trời đã xuống phía tây, cái bóng của chủ lại trải dài thật dài (13). "Sao mình lại trở về đây làm gì nhỉ (14)? Mình cao thế này thì ăn những quả táo trên cây đâu thành vấn đề (15)?" - Chú ta phiền não, lẩm bẩm (16).

(Nguồn http://thuvienbinhthuan.com.vn/moi-ngay-mot-cau-chuyen)

Câu 1: Chỉ ra một phép liên kết hình thức được thực hiện giữa các câu (2), (3) và (4). Chỉ ra từ ngữ làm phương tiện liên kết đó.

Câu 2: Theo văn bản, trong “Buổi sớm nọ” điều gì khiến chú Dê không thể ăn cải trong vườn?

Câu 3: Ghi lại một câu văn có chứa lời dẫn trực tiếp và chuyển nó thành lời dẫn gián tiếp.

Câu 4: Vì sao cuối câu chuyện, chú Dê phiền não, lẩm bẩm?

Câu 5: Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho mình?

Đáp án Câu chuyện chú Dê Đọc hiểu

Câu 1:

Phép liên kết hình thức được thực hiện giữa các câu (2), (3) và (4): Phép thế.

Từ ngữ làm phương tiện liên kết đó: từ “Chú Dê” ở câu (3) được thay thế bằng từ “Chú ta” ở câu (4).

Câu 2:

Theo văn bản, trong “Buổi sớm nọ” điều khiến chú Dê không thể ăn cải trong vườn đó là hàng rào cao nên chú không thể vào được.

Câu 3:

Câu văn có chứa lời dẫn trực tiếp: Chú Dê nhìn thấy cái bóng của mình dài thật dài. Chú ta chợt nghĩ “Ôi, mình cao thế này ư? Thế thì mình có thể ăn quả trên cây rồi, cần gì phải ăn những cây cải dưới đất nữa".

Chuyển thành lời dẫn gián tiếp: Chú Dê nhìn thấy cái bóng của mình dài thật dài và nghĩ rằng mình rất cao, có thể ăn quả ở trên cây mà không cần ăn cây cải dưới đất nữa.

Câu 4:

Cuối câu chuyện, chú Dê phiền não, lẩm bẩm vì chú nghĩ quyết định quay trở lại của mình là sai lầm và mình đáng lẽ đã ăn được quả ở trên cây.

Câu 5:

Bài học được rút ra: Chúng ta không nên để những yếu tố ngoại cảnh tác động đến bản thân cũng như có cách nhìn, cách đánh giá đúng về năng lực của mình trong cuộc sống; kiên định theo đuổi mục tiêu mà bản thân mình đã đề ra.

---------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em bài Đọc hiểu Câu chuyện chú Dê. Để có kết quả cao hơn trong học tập, mời các em học sinh tham khảo thêm các chuyên mục Tóm tắt tác phẩm lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Mở bài - Kết bài hay lớp 9, Lý thuyết Ngữ Văn 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập thật tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
18
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Sách mới

    Xem thêm