Bảng tổng kết các biện pháp tu từ
Bảng tổng kết các biện pháp tu từ
STT | Phép tu từ | Khái niệm | Đặc điểm / cấu tạo / tác dụng | Phân loại | Ví dụ | ||||
1 | So sánh | Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. | + Mô hình của phép so sánh:
- A: sự vật, sự việc được so sánh - B: sự vật, sự việc dùng để so sánh - Từ chỉ phương tiện so sánh - Từ so sánh: như, giống như, như là... | Có hai kiểu so sánh: - So sánh ngang bằng - So sánh không ngang bằng | |||||
2 | Nhân hóa | Là gọi tả con vật, cây cối, đồ vật … bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người; biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. | Có ba kiểu nhân hóa: - Dùng từ ngữ vốn gọi con người để gọi vật - Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật - Trò chuyện, xưng hô với vật như với người. | ||||||
3 | Ẩn dụ | Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. | Bốn kiểu ẩn dụ: - Ẩn dụ hình thức - Ẩn dụ cách thức - Ẩn dụ phẩm chất - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác | ||||||
4 | Hoán dụ | Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên gọi của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. | Bốn kiểu hoán dụ thường gặp: - Lấy bộ phận để gọi toàn thể - Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng - Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật - Lấy cái cụ thể để gọi cái trìu tượng | ||||||
5 | Điệp ngữ | Là lặp đi, lặp lại từ ngữ hoặc cả một câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh | Điệp ngữ có nhiều dạng: - Điệp ngữ cách quãng - Điệp ngữ nối tiếp - Điệp ngữ vòng (ĐN chuyển tiếp) | ||||||
6 | Liệt kê | Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. | * Theo cấu tạo có hai kiểu liệt kê: - Liệt kê theo từng cặp - Liệt kê không theo từng cặp * Theo ý nghĩa có hai kiểu liệt kê: - Liệt kê tăng tiến - Liệt kê không tăng tiến | ||||||
7 | Tương phản | Là cách sử dụng từ ngữ trái nghĩa, đối lập nhau để tạo hiệu quả diễn đạt | |||||||
8 | Chơi chữ | Là cách lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,… làm câu văn hấp dẫn và thú vị. | Thường được sử dụng hàng ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong văn thơ trào phúng, câu đố… | Các lối chơi chữ thường gặp: - Dùng từ ngữ đồng âm - Dùng lối nói trại âm (gần âm) - Dùng cách điệp âm - Dùng lối nói lái - Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa. | |||||
9 | Câu hỏi tu từ | Là cách sử dụng câu hỏi nhưng không có câu trả lời nhằm biểu thị một ý nghĩa nào đó trong diễn đạt | Ý nghĩa biểu thị của câu hỏi tu từ: - Gợi lên băn khoăn, suy nghĩ cho người nghe, người đọc | ||||||
10 | Nói quá | Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. | Ví dụ: buồn nẫu ruột, mệt đứt hơi, ngã vỡ mặt, khóc như mưa, nói rã cả họng, lo sốt vó, vắt chân lên cổ,... | ||||||
11 | Nói giảm, nói tránh | Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. | Các cách thực hiện: - Sử dụng từ đồng nghĩa Hán Việt - Sử dụng hiện tượng chuyển nghĩa qua hình thức ẩn dụ, hoán dụ - Phủ định từ trái nghĩa - Tỉnh lược | VD: chết => từ trần Đàn bà -> phụ nữ VD: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi” Vd: xấu -> chưa được đẹp… | |||||
12 | Lựa chọn trật tự từ trong câu | Trong câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách sắp xếp đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói cần biết lựa chọn trật tự từ thích hớp với yêu cầu giao tiếp. | Tác dụng của trật tự từ trong câu: - Thể hiện thứ thự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm. (thú bậc, thứ tự trước sau của hoạt động, trình tự quan sát…) - Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật hiện tượng. - Liên kết câu với những câu khác trong văn bản - Đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm của lời nói. |
.......................................................................