Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài thơ: Bài ca Côn Sơn - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm: Bài thơ: Bài ca Côn Sơn

Bài thơ: Bài ca Côn Sơn - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giới thiệu Nội dung tác phẩm, Hoàn cảnh sáng tác nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 7, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 7.

Nội dung bài thơ: Bài ca Côn Sơn

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Côn Sơn có đá rêu phơi,

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.

Trong ghềnh thông mọc như nêm,

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

Trong rừng có trúc bóng râm,

Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

I. Đôi nét về tác giả Nguyễn Trãi (1380 - 1442)

- Hiệu là Ức Trai

- Quê quán:

  • Quê gốc ở thôn Chi Ngại, xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương
  • Sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội)

- Xuất thân: Nguyễn Trãi có cha là Nguyễn Phi Khanh, con rể của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, nhà Trần - có truyền thống học hành, khoa bảng.

- Cuộc đời:

  • Nguyễn Trãi tham gia dự thi, thi đỗ Thái học sinh năm 1400 rồi làm quan dưới triều Hồ với chức Ngự sử đài chính chưởng
  • Khi quân Minh lật đổ triều Hồ, ông tích cực tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo.
  • Khi cuộc khởi nghĩa thành công, Nguyễn Trãi trở thành khai quốc công thần của triều Hậu Lê.
  • Ông tiếp tục phục vụ dưới triều đại vua Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông với chức vụ Nhập nội hành khiển và Thừa chỉ
  • Năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị kết án tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên.
  • Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống giải oan và ra chiếu ân xá cho ông

- Sự nghiệp văn chương

  • Nguyễn Trãi là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam.
  • Ông đế lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú, trong đó có “Bình ngô đại cáo”, “Ức Trai thi tập”, “Quốc âm thi tập”, “Quân trung từ mệnh tập”

- Nguyễn Trãi là 1 trong 14 anh hùng dân tộc Việt Nam

- Năm 1980, ông trở thành người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới.

II. Đôi nét về tác phẩm Bài ca Côn Sơn

Bài ca Côn Sơn - Nguyễn Trãi

1. Hoàn cảnh ra đời

- “Bài ca Côn Sơn” (Côn Sơn ca) có nhiều khả năng được sáng tác trong thời gian ông bị chèn ép, đành phải cáo quan về sống ở Côn Sơn.

2. Thể loại

- Bản dịch thơ được in trong sách giáo khoa được viết bằng thể thơ lục bát (bản gốc do tác giả viết bằng thể thơ khác)

- Đặc điểm thể thơ lục bát:

  • Bài thơ được tạo nên từ nhiều cặp câu thơ không hạn chế số lượng, mỗi cặp câu thơ gồm 1 câu 6 chữ và 1 câu 8 chữ có vần với nhau (câu 6 đứng trước câu 8)
  • Chữ cuối câu 6 vần với tiếng thứ 6 của câu 8, chữ cuối câu 8 phái trên vần với chữ cuối câu 6 phía dưới

3. Ngôn ngữ

- Nguyên tác được viết bằng chữ Hán.

4. Phương thức biểu đạt

- PTBĐ tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

5. Giá trị nội dung

Với hình ảnh nhân vật “ta” giữa cảnh tượng Côn Sơn nên thơ, hấp dẫn, đoạn thơ cho thấy sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi

6. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng đại từ nhân xưng “ta”

- Đan xen các chi tiết, các câu thơ tả cảnh và tả người

- Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ (ta, Côn Sơn, như)

- Giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái

- Bản dịch theo thể thơ lục bát với ngôn ngữ trong sáng, sinh động, hấp dẫn

III. Dàn ý phân tích tác phẩm Bài ca Côn Sơn

Bài ca Côn Sơn - Nguyễn Trãi

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi (những nét khái quát về cuộc đời, các tác phẩm chính,…)

- Giới thiệu khái quát về bài thơ “Bài ca Côn Sơn” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

2. Thân bài

a. Khung cảnh thiên nhiên ở Côn Sơn

- Thiên nhiên núi rừng ở Côn Sơn được nhà thơ chọn ra những đặc điểm tiêu biểu nhất, đặc sắc nhất để diễn tả - đây là bút pháp quen thuộc trong các tác phẩm thơ trung đại:

  • Tiếng suối chảy rì rầm
  • Những tảng đá với rêu xanh phủ kín
  • Rừng thông mọc dày
  • Rừng trúc xanh mát

→ Tất cả xây dựng nên một chốn thiên nhiên rộng lớn, xanh mát, nguyên sơ, chưa có dấu chân người, tràn đầy hấp dẫn

- Nhà thơ sử dụng nhiều hình ảnh so sánh để tô đạm vẻ đẹp thiên nhiên trong tâm tưởng của mình:

  • So sánh tiếng suối nghe hay, trầm bổng, du dương như tiếng đàn
  • So sánh tảng đá phủ rêu xanh như những chiếc đệm, chiếc chiếu êm vẫn hay ngồi
  • So sánh những cây thông mọc dày đặc như là được nêm

→ Trong con mắt của tác giả, thiên nhiên hoang sơ cũng trở nên đầy hấp dẫn, lý thú, đẹp đẽ và nên thơ.

→ Đứng giữa thiên nhiên ấy, mở lòng mình ra, tác giả cảm nhận như đang hưởng thụ cuộc sống tuyệt vời với nhạc điệu, chiếu mềm, bóng mát do thiên nhiên ban tặng.

- Bài thơ sử dụng biện pháp điệp từ xen kẽ (Côn Sơn ta - Côn Sơn - ta) tạo cảm giác hòa quyện, đan xen, khó tách rời giữa con người và thiên nhiên.

→ Thiên nhiên như một người bạn tri âm, tri kỉ của nhà thơ.

b. Hình ảnh con người giữa cảnh vật thiên nhiên Côn Sơn

- Đại từ nhân xưng "ta" được lặp lại nhiều lần trong suốt bài thơ → Khẳng định sự hiện diện của con người - tuy nhỏ bé - nhưng vẫn làm chủ, chiếm hữu được thiên nhiên.

- Rất nhiều các động từ được sử dụng để làm rõ thêm sự chế ngự, làm chủ thiên nhiên của hình ảnh con người:

  • Lắng nghe tiếng suối
  • Ngồi lên đá rêu phơi
  • Tìm nơi bóng mát để nằm
  • Ngâm thơ nhàn

→ Tất cả thể hiện tâm thế nhàn nhã, chủ động, làm chủ thiên nhiên của nhân vật trữ tình

→ Nhân vật trữ tình thả hồn mình, sống cuộc sống thanh cao, hòa mình vào giữa khung cảnh thiên nhiên Côn Sơn.

→ Ca ngợi mối quan hệ hào hợp, tri kỉ giữa con người và thiên nhiên

III. Kết bài

- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

  • Nội dung: vẻ đẹp hấp dẫn, nên thơ của thiên nhiên Côn Sơn và tâm hồn, nhân cách thanh cao, sống hòa hợp với thiên nhiên của Nguyễn Trãi
  • Nghệ thuật: điệp từ, so sánh, giọng thơ nhẹ nhàng, êm đềm, bản dịch bằng thể thơ lục bát với ngôn ngữ trong sáng, sinh động,…

......................................

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Bài thơ: Bài ca Côn Sơn - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 2 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh.

Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Tài liệu tham khảo:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
15
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Ngữ văn 7 KNTT

    Xem thêm