Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi học kì 2 GDCD 7 Chân trời sáng tạo năm 2025

Bộ đề thi học kì 2 GDCD 7 sách Chân trời sáng tạo năm 2025 bao gồm 1 đề thi cấu trúc mới và 3 đề thi cấu trúc cũ, có đầy đủ đáp án và bảng ma trận, là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề và ôn luyện cho học sinh. Đề thi GDCD 7 học kì 2 bao gồm nhiều câu hỏi và bài tập hay, bám sát chương trình học giúp các em ôn tập hiệu quả trước kì thi. 

1. Đề thi học kì 2 GDCD 7 Chân trời sáng tạo cấu trúc mới năm 2025

Ma trận đề thi

TT

Bài học

Mức độ đánh giá

Tổng

Tỉ lệ % điểm

TNKQ

Tự luận

 

 

Nhiều lựa chọn

Đúng - Sai

 

Biết

Hiểu

VD

Biết

Hiểu

VD

Biết

Hiểu

VD

Biết

Hiểu

VD

 

1

 

Bài 8: Phòng chống bạo lực học đường.

 

C1 (I)

 

 

 

1a

(I)

1b

(II)

1c,1d

(III)

 

 

 

2

1

2

12,5%

2

 

Bài 9: Quản lí tiền.

C2 (II)

C3 (I)

 

 

 

2a

(I)

2b

(II)

2c,2d

(III)

 

 

 

3

1

2

15%

3

Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả, phòng chống tệ nạn xã hội.

C4 (I)

C5 (II)

C6 (II)

C7 (III)

 

 

 

3a

(I)

3b

(II)

3c,3d

(III)

 

 

1C

(III)

5

1

3

30%

4

Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.

C8 (I)

C9 (I)

C10 (I)

C11 (I)

C12 (I)

 

 

4a

(I)

4b

(I)

4c,4d

(III)

 

1C

(II)

 

6

2

2

42,5%

Tổng số câu

12

 

 

4 ý

4 ý

8 ý

 

1

1

16

5

9

30

Tổng số điểm

3,0

 

 

1,0

1,0

2,0

 

2,0

1,0

4,0

3,0

3,0

10

Tỉ lệ %

30

40

30

40

30

30

100

ĐỀ BÀI

Câu 1: Việc phòng, chống bao lực học đường được quy định trong văn bản pháp luật nào dưới đây?

A. Bộ luật hình sự năm 2015.

B. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

C. Bộ luật lao động năm 2020.

D. Bộ luật tố tụng hình dân năm 2015.

Câu 2: T còn là học sinh và thường được bố mẹ cho rất nhiều tiền tiêu vặt, nhưng cứ đến giữa tháng là T đã tiêu hết số tiền đó nhanh như vậy. Theo em, một trong những nguyên nhân nào khiến T tiêu hết số tiền đó nhanh như vậy?

A. Vì T chưa biết chi tiêu hợp lí.

B. Vì T mua toàn đồ không cần thiết.

C Vì T mua sắm không kiểm soát.

D. Vì T mua sắm mà không suy nghĩ.

Câu 3: Khi ai đó hỏi vay tiền, mọi người suy nghĩ gì?

A. Bạn bè khó khăn, nhất định phải giúp đỡ.

B. Cho vay ngay và không cần trả.

C. Hỏi bạn vay làm gì? Nếu lí do hợp lí mới cho vay.

D. Không cho vay.

Câu 4: Nhân vật nào dưới đây đã thể hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. L rủ G tham gia đánh bạc.

B. H kiên quyết từ chối khi được các bạn cùng lớp rủ đi xem đánh nhau.

C. T tham gia cá độ bóng đá.

D. Bạn S rủ các bạn đi giao ma túy cùng mình.

Câu 5: Lựa chọn nào sau đây không phải là tác hại của tệ nạn ma túy?

A. Làm rối loạn trật tự xã hội.

B. Là một nguyên nhân lây truyền HIV-AIDS.

C. Giữ gìn an ninh trật tự xã hội.

D. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.

Câu 6: Khi một người bạn rủ em vào quán chơi điện tử ăn tiền. Em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Đồng ý vào chơi cùng bạn.

B. Chỉ xem bạn chơi chứ mình không chơi.

C. Khuyên bạn không nên chơi vì đó cũng là một hình thức đánh bạc.

D. Đồng ý và rủ thêm các bạn khác trong lớp cùng tham gia.

Câu 7: Những tệ nạn xã hội nào sau đây được coi là con đường ngắn nhất làm lây lan HIV/AIDS?

A. Cờ bạc.

B. Ma túy và mại dâm.

C. Rượu chè.

D. Thuốc lá.

Câu 8: Gia đình là gì?

A. Là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và/hoặc quan hệ giáo dục.

B. Là những người có quan hệ huyết thống, trong quan hệ với nhau.

C. Là những người vốn không có sự liên hệ về máu mủ, nhưng lại gắn kết với nhau vì có chung một đặc điểm tính cách, có thể hoà hợp với nhau và sẵn sàng chia sẽ với nhau mọi thứ.

D. Là những người không cùng huyết thống nhưng có quan hệ mật thiết với nhau.

Câu 9: Câu ca dao dưới đây khuyên chúng ta điều gì?

Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

A. Ghi nhớ công ơn dưỡng dục của cha mẹ.

B. Trân trọng mối quan hệ bạn bè.

C. Trân trọng tình nghĩa anh em.

D. Trân trọng tình làng nghĩa xóm.

Câu 10: Theo quy định, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ:

A. Khác nhau.

B. Ngang nhau.

C. Chăm sóc nhau.

D. Giúp đữ nhau.

Câu 11: Đối với các hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà chúng ta cần phải làm gì?

A. Lên án, phê phán, tố cáo.

B. Bắt chước.

C. Cổ động.

D. Mặc kệ.

Câu 12: Theo Điều 34 Luật hôn nhân và Gia đình quy định:

A. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú.

B. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con

C. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên

D. B, C đúng

II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI (4 ĐIỂM)

Câu 1. Đọc tình huống sau:

Hùng là học sinh lớp 8, thường xuyên bị một nhóm học sinh lớp trên chặn đường sau giờ học để xin tiền. Nếu Hùng không đưa tiền, nhóm này sẽ đe dọa và hành hung Hùng. Hùng rất sợ hãi và không dám nói chuyện này với ai. Hùng bắt đầu cảm thấy lo lắng, mất tập trung trong học tập và không muốn đến trường. Hùng luôn tìm cách tránh mặt nhóm học sinh đó.

Theo em, đâu là đáp án đúng, đâu là đáp án sai về tình huống trên:

a) Hùng đang là nạn nhân của bạo lực học đường dưới hình thức tống tiền và đe dọa.

b) Hùng nên im lặng và chịu đựng để tránh bị trả thù.

c) Hùng nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ thầy cô giáo, gia đình hoặc bạn bè tin cậy.

d) Hành vi của nhóm học sinh lớp trên là hành vi bình thường giữa các học sinh.

Câu 2 Đọc tình huống sau:

An được bố mẹ cho 100.000 đồng tiền tiêu vặt mỗi tuần. An rất thích chơi game online và thường dùng hết số tiền này vào việc nạp thẻ game. Đến cuối tuần, An lại phải xin thêm tiền bố mẹ để mua đồ dùng học tập. An thường xuyên cảm thấy thiếu tiền và không bao giờ tiết kiệm được đồng nào.

Theo em, đâu là đáp án đúng, đâu là đáp án sai về tình huống trên:

a) An đang quản lý tiền hiệu quả bằng cách chi tiêu hết số tiền được cho.

b) Việc An không tiết kiệm cho thấy An chưa biết cách quản lý tiền.

c) An nên lập kế hoạch chi tiêu hợp lý, phân bổ tiền cho các khoản cần thiết như học tập và tiết kiệm.

d) Việc chơi game online là cách tốt để An giải trí và không ảnh hưởng đến việc quản lý tiền.

Câu 3

Tùng là học sinh lớp 9, bị một nhóm bạn xấu rủ rê tham gia cá độ bóng đá qua mạng. Ban đầu, Tùng chỉ chơi cho vui với số tiền nhỏ, nhưng sau đó Tùng bị cuốn vào và thua lỗ ngày càng nhiều. Để có tiền chơi tiếp, Tùng đã nói dối xin tiền bố mẹ và thậm chí còn trộm cắp tiền của gia đình.

Theo em, đâu là đáp án đúng, đâu là đáp án sai về tình huống trên:

a) Hành vi cá độ bóng đá của Tùng là vi phạm pháp luật và thuộc tệ nạn xã hội.

b) Tùng nên tiếp tục chơi cá độ để gỡ lại số tiền đã mất.

c) Học sinh cần tránh xa các hình thức cờ bạc, cá độ dưới mọi hình thức.

d) Cá độ bóng đá chỉ là trò chơi giải trí và không gây hại.

Câu 4

Bố mẹ của Lan thường xuyên đi công tác xa, Lan ở nhà với bà nội. Bà nội đã lớn tuổi, sức khỏe yếu. Lan luôn cố gắng giúp đỡ bà những công việc nhà, chăm sóc bà khi ốm đau và thường xuyên tâm sự, trò chuyện với bà để bà vui vẻ.

Theo em, đâu là đáp án đúng, đâu là đáp án sai về tình huống trên:

a) Lan đang thực hiện tốt nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng ông bà.

b) Vì bố mẹ đi vắng nên Lan không cần phải chăm sóc bà nội.

c) Việc Lan tâm sự, trò chuyện với bà nội thể hiện sự kính trọng và yêu quý bà.

d) Nghĩa vụ chăm sóc ông bà chỉ thuộc về bố mẹ Lan.

III. TỰ LUẬN

Câu 1 (2.0 điểm). Cho tình huống: Trường của C tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma tuý cho mọi người. Tuy nhiên, C lại cho rằng việc tuyên truyền phòng, chống ma tuý là trách nhiệm của người lớn, học sinh không cần tham gia.

Vận dụng kiến thức đã học ở Bài 11 - Phòng, chống tệ nạn xã hội, em hãy cho biết:

a) Em có đồng tình với suy nghĩ của C không? Vì sao?

b) Nếu là bạn của C, em sẽ làm thể nào để giúp C hiểu được trách nhiệm của mình trong phòng, chống tệ nạn xã hội?

Câu 2 (2.0 điểm). Từ kiến thức đã học ở Bài 12 - Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình, em hãy nhận xét việc làm của nhân vật trong các tình huống dưới đây:

a) Bác Khanh là công nhân còn vợ bác làm nghề buôn bán tự do. Hai con trai bác (đang học lớp 7 và lớp 9) khi ở lớp hay gây gổ đánh nhau với các bạn, lúc ở nhà thì thường đi chơi, không giúp đỡ bố mẹ việc nhà.

Xem đáp án trong file tải

2. Đề thi học kì 2 GDCD 7 CTST cấu trúc cũ

Đề kiểm tra cuối. học kì II, lớp 7

Môn: Giáo dục công dân lớp 7

Ngày kiểm tra: …………………..

Thời gian làm bài: 45 phút

Họ và tên :...........................................................; Lớp............

Phần I - Trắc nghiệm khách quan (3 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)

Câu 1. Một trong những biểu hiện của bạo lực học đường là?

A. đánh đập.

B. quan tâm.

C. sẻ chia.

D. cảm thông.

Câu 2. Việc phòng, chống bạo lực học đường được quy định trong văn bản pháp luật nào dưới đây?

A. Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

B. Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

C. Bộ Luật Lao động năm 2020.

D. Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

Câu 3. Biết cách quản lí tiền giúp chúng ta chủ động:

A. trong lao động.

B. làm những gì mình thích.

C. trong cuộc sống và có nhiều cơ hội phát triển.

D. tìm kiếm việc làm.

Câu 4. Đâu không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả?

A. Giúp con người có một cơ thể khỏe mạnh.

B. Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai.

C. Đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra.

D. Có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.

Câu 5. Những hiện tượng có tính tiêu cực, biểu hiện thông qua hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là:

A. tệ nạn xã hội.

B. vi phạm đạo đức.

C. vi phạm quy chế.

D. vi phạm pháp luật.

Câu 6. Những tệ nạn xã hội nào sau đây được coi là con đường ngắn nhất làm lây lan HIV/AIDS?

A. Cờ bạc, mê tín dị đoan.

B. Rượu chè, ma túy.

C. Thuốc lá, mại dâm.

D. Ma túy và mại dâm.

Câu 7: Nhân vật nào dưới đây đã thể hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Bà N dùng bánh kẹo để dụ dỗ trẻ em vận chuyển ma túy hộ mình.

B. H kiên quyết từ chối khi được các bạn cùng lớp rủ đi xem bói.

C. Bạn L rủ các bạn trong lớp cùng chơi cá cược bóng đá.

D. Bạn S rủ các bạn cùng lớp chơi đánh bài ăn tiền.

Câu 8: Em không tán thành với ý kiến nào dưới đây?

A. Tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả tiêu cực trên nhiều mặt đời sống xã hội.

B. Tích cực học tập, lao động tập thể sẽ giúp chúng ta tránh xa được tệ nạn xã hội.

C. Trẻ em mắc tệ nạn xã hội sẽ ảnh hưởng không tốt đến tương lai của bản thân.

D. Ma túy và mại dâm không phải là con đường lây nhiễm căn bệnh HIV/AIDS

Câu 9. Những người gắn bó với nhau do hôn nhân, có mối quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình được gọi là gì?

A. huyết thống.

B. người thân.

C. gia đình.

D. tình yêu.

Câu 10. Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của gia đình?

A. Gia đình là tế bào của xã hội.

B. Gia đình là nơi nuôi dưỡng và giáo dục con, cháu.

C. Gia đình là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho cá nhân.

D. Gia đình là cơ quan phòng, chống tệ nạn xã hội.

D. Con cái với bố mẹ.

Câu 11. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nghiêm cấm hành vi nào dưới đây giữa con cái với cha mẹ?

A. Yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ.

B. Chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ.

C. Ngược đãi và xúc phạm cha mẹ.

D. Giúp đỡ cha mẹ những công việc gia đình.

Câu 12: Bố và mẹ bất đồng trong quan điểm nuôi dạy con theo cách dạy của Nhật Bản và Việt Nam, ép con phải học theo những thứ mà bố mẹ thích. Việc làm đó nói lên điều gì?

A. Bố mẹ không tôn trọng ý kiến của con.

B. Bố mẹ không tôn trọng con.

C. Bố mẹ vi phạm pháp luật.

D. Bố mẹ không có nhận thức đúng đắn.

Phần II - Tự luận (7.0 điểm)

Câu 1 (3.0 điểm). Cho tình huống: Trường của C tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma tuý cho mọi người. Tuy nhiên, C lại cho rằng việc tuyên truyền phòng, chống ma tuý là trách nhiệm của người lớn, học sinh không cần tham gia.

Vận dụng kiến thức đã học ở Bài 9 - Phòng, chống tệ nạn xã hội, em hãy cho biết:

Em có đồng tình với suy nghĩ của C không? Vì sao?

Nếu là bạn của C, em sẽ làm thể nào để giúp C hiểu được trách nhiệm của mình trong phòng, chống tệ nạn xã hội?

Câu 2 (4.0 điểm). Từ kiến thức đã học ở Bài 10 - Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình, em hãy nhận xét việc làm của nhân vật trong các tình huống dưới đây:

a) Bác Khanh là công nhân còn vợ bác làm nghề buôn bán tự do. Hai con trai bác (đang học lớp 7 và lớp 9) khi ở lớp hay gây gổ đánh nhau với các bạn, lúc ở nhà thì thường đi chơi, không giúp đỡ bố mẹ việc nhà.

b) M đang học lớp 7, trước đây bạn rất ngoan, chăm học. Gần đây, cha mẹ bạn đi làm ăn xa, M ở cùng ông bà nội. Được ông bà chiều chuộng, M bắt đầu lười học, hay bỏ học để ở nhà xem phim, quay clip đưa lên mạng,...Trong trường hợp là bạn M em khuyên bạn điều gì?

c) Từ lúc chào đời Lan đã không biết mặt bố, mẹ bị bệnh tâm thần, Lan cứ thế lớn lên trong ngôi nhà xập xệ, dột nát của bà ngoại. Ngay từ những ngày đầu đến trường, cứ hết giờ là em chạy về phụ giúp việc nhà, chăm sóc mẹ. Tuy cuộc sống nhọc nhẵn nhưng Lan chưa bao giờ có ý định bỏ học. Cô giáo chủ nhiệm của Lan cho biết: “Năm nào, Lan cũng đạt danh hiệu Học sinh Giỏi, Cháu ngoan Bác Hồ. Hằng năm, nhà trường đều dành cho Lan suất học bổng, giúp Lan mua sách vở, đồ dùng học tập”.

..............Hết.............

Đáp án đề thi cuối kì 2 GDCD 7

Phần I- Trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm)

Các câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn ( 3,0 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

A

C

A

A

D

B

D

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

C

D

C

A

Phần I- Tự luận (7,0 điểm)

Câu 1 (3.0 điểm)

Yêu cầu

Điểm

 

 

a. Nêu được quan điểm của bản thân về suy nghĩa của C:

- Không đồng tình với suy nghĩ của C.

Giải thích được lí do không đồng tình với suy nghĩa của C.

- Vì phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của tất cả mọi người bbao gồm cả người lớn và trẻ em.

- HS càng nêu cao ý thức tự giác, chủ động,bản lĩnh trước cám dỗ và tích cực tuyên truyền trong việc phòng chống tệ nạn xã hội

 

0.5 điểm 1.5 điểm

b. Đưa ra lời khuyên với C:

- Giải thích với C biết rằng học sinh là lứa tuổi dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội nhất bởi vì thường do thiếu hiểu biết, tâm sinh lí chưa ổn định.

- Học sinh rất cần tham gia các buổi ngoại khóa để hiểu rõ hơn về tệ nạn xã hội và cách phòng tránh, để không mắc tệ nạn xã hội và góp phần ngăn cản những hành vi có ý định vi phạm pháp luật.

 

 

 

1.0 điểm

Câu 2 (4.0 điểm).

Yêu cầu

Điểm

a) Nhận xét việc làm của hai con trai Bác Khanh:

- Hành vi của hai anh em chưa đúng với trách nhiệm của người con trong gia đình: khi ở trường hay đánh nhau với bạn, ở nhà thường đi chơi không giúp đỡ bố mẹ việc nhà.

1.0 điểm

b) Nhận xét được việc làm của M:

- M không nên lười học, nghỉ học như vậy.

- Là bạn M em khuyên bạn không nên lười học, mải chơi mà thực hiện tốt bổn phận của con cháu: chăm ngoan, nghe lời ông bà, cha mẹ không làm điều tổn hại đến danh dự gia đình

1.0 điểm

 

1.0 điểm

c) Nhận xét được việc làm của Lan:

- Lan là người có tinh thần vượt khó là người biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của mình, nỗ lực hết sức để mong muốn đạt được những thành tựu cho riêng mình; Lan là một tấm gương sáng để chúng ta noi theo.

1.0 điểm

........................

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Đề thi học kì 2 lớp 7 môn GDCD

Xem thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
Mã QR Code
Đóng