Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập học kì 2 GDCD 7 Cánh diều

Đề cương ôn thi GDCD 7 học kì 2 

Đề cương ôn tập học kì 2 GDCD 7 Cánh diều khái quát kiến thức được học trong học kì 2 GDCD 7 sách Cánh diều, kèm bài tập trắc nghiệm và tự luận cho các em tham khảo luyện tập. Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 7 môn Giáo dục công dân bao gồm nhiều câu hỏi và bài tập hay, bám sát chương trình học giúp các em ôn tập hiệu quả trước kì thi. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HKII

MÔN GDCD 7

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Bài 8: Bạo lực học đường

- Nêu được các biểu hiện của bạo lực học đường.

- Nêu được nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường.

Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.

- Biết cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường.

Bài 10: Tệ nạn xã hội

- Nêu được khái niệm tệ nạn xã hội và các loại tệ nạn xã hội phổ biến.

- Giải thích được nguyên hân, hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình, xã hội,

Bài 11: Thực hiện phòng chống tệ nạn xã hội

- Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

- Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Nêu được khái niệm và vai trò của gia đình, quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình

B. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Nhân vật nào dưới đây đã thể hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Bà N dùng thẻ nạp game để dụ dỗ trẻ em vận chuyển ma túy hộ mình.

B. Bạn T rủ các bạn trong lớp cùng chơi cá cược bóng đá.

C. Bạn S rủ các bạn cùng lớp chơi đánh bài ăn tiền.

D. H kiên quyết từ chối khi được một bạn cùng lớp rủ hút thuốc lá điện tử.

Câu 2. Tệ nạn xã hội nào dưới đây học sinh thường dễ mắc phải?

A. Cờ bạc, ma túy, mại dâm.

B. Mại dâm, nghiện rượu bia, cờ bạc.

C. Hút thuốc, nghiện game, đua xe.

D. Mê tín dị đoan, cờ bạc, mại dâm.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phải là biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội?

A. Sống giản dị, trong sáng, lành mạnh.

B. Tìm hiểu, nhận thức được tác hại của tệ nạn xã hội.

C. Lo làm ăn, phát triển kinh tế hơn việc giáo dục con cái.

D. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.

Câu 4. Tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau được gọi là

A. họ hàng.

B. gia đình.

C. họ tộc.

D. hàng xóm.

Câu 5. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình được thể hiện rõ nhất trong văn bản luật nào?

A. Luật Trẻ em.

B. Luật Giáo dục.

C. Luật Lao động.

D. Luật Hôn nhân và gia đình. Câu

6. Trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ:

A. Phân biệt đối xử giữa các con.

B. Tôn trọng, tạo điều kiện để con phát huy các sở trường.

C. Ép buộc con lựa chọn nghề nghiệp theo mong muốn cha mẹ.

D. Buộc con chưa thành niên tham gia lao động kiếm sống.

Câu 7. Pháp luật nghiêm cấm lôi kéo trẻ em

A. tham gia câu lạc bộ thiếu nhi.

B. học tập theo những tấm gương tiêu biểu.

C. sử dụng các văn hoá phẩm đồi truỵ.

D. vui chơi, giải trí lành mạnh.

Câu 8. Tất cả những hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội thì sẽ bị xử lý theo

A. quy ước của làng xã.

C. hương ước của làng xã.

B. quy định của pháp luật.

D. cảm tính của chính quyền.

Câu 9. Hành vi dưới đây thể hiện đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bố mẹ với con cái trong gia đình?

A. Tự ý đọc nhật kí của con.

C. Đánh mắng khi con bị điểm thấp.

B. Chăm sóc khi con bị ốm.

D. Chỉ tôn trọng ý kiến của con trai.

Câu 10. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, bố mẹ có quyền và nghĩa vụ:

A. bênh vực con trong mọi trường hợp.

B. đáp ứng mọi nhu cầu của con về vật chất.

C. thoả mãn mọi nhu cầu về tinh thần của con.

D. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.

II. PHẦN TỰ LUẬN.

Câu 11. Nêu vai trò của gia đình đối với sự phát triển của mỗi người và đối với xã hội?

Câu 12: Trong phòng, chống tệ nạn xã hội, công dân có trách nhiệm như thế nào?

Câu 13. Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

“Thuốc lá điện tử hiện nay len lỏi nhanh vào trường học. Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đang nhắm vào thanh thiếu niên thông qua hình ảnh, phong cách tạo gu thẩm mỹ, xu hướng của giới trẻ, bán hàng qua mạng (bán qua ứng dụng điện thoại thông minh, quảng cáo và mua bán trên internet), sử dụng nhiều hương vị, thiết kế sành điệu, bắt mắt (thỏi son, USB, kẹo...) là hình thức mà giới trẻ thường sử dụng, ưa thích. Các chuyên gia cảnh báo các loại thuốc lá thế hệ mới, thuốc lá điện tử đang tấn công giới trẻ gây nên nhiều hệ lụy cho sức khỏe không khác gì thuốc lá thông thường. Đặc biệt, một số loại thuốc lá điện tử còn được cho thêm ma túy tổng hợp thế hệ mới để lôi kéo, đầu độc giới trẻ…” (Tổng hợp từ Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế và trang thông tin Trung tâm Y tế quận 10 TP.HCM)

Em hãy viết một đoạn văn ngắn (8 – 10 dòng) nêu hiểu biết của bản thân về tác hại của thuốc lá điện tử đối với học sinh, đồng thời rút ra bài học cho bản thân trong việc phòng, chống các loại thuốc lá, chất gây nghiện nói chung?

Câu 14. Tình huống

“T là một học sinh có học lực khá. Khi bố mẹ ly hôn, T thấy buồn bã, chán nản nên thường xuyên bỏ học đi chơi điện tử. T giao du với nhóm bạn xấu, trong đó có B. B rủ T dùng thử ma túy đá. Với suy nghĩ sử dụng vài lần thì sẽ không sao, giúp mau quên chuyện buồn. nên T đã làm theo và kết cục là T đã trở thành người nghiện ma túy.”

a. Nguyên nhân dẫn đến việc T sa vào tệ nạn xã hội trong tình huống trên?

b. Em hãy chia sẻ những giải pháp để giúp bạn T thoát khỏi tệ nạn ma túy?

Câu 15: Cho tình huống sau:

Nam đã dùng tiền học phí bố mẹ cho tháng này để chơi trò chơi điện tử. Nam rất lo lắng, không biết làm thế nào khi đã quá ngày đóng học phí. Một người chơi cùng dụ dỗ Nam mang một túi nhỏ đựng ma tuý đi giao và hứa sẽ cho tiền đóng học phí, chơi điện tử. Nam nghĩ: “Dù sao cũng chỉ làm có một lần, còn hơn là về nhà bị bố mẹ mắng”. Nhưng Nam vẫn còn phân vân, chưa thể quyết định.

a. Em có nhận xét gì về suy nghĩ của bạn Nam?

b. Nếu là bạn của Nam, em sẽ làm gì trong tình huống trên?

---Hết---

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 7 môn GDCD

    Xem thêm