Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Top 4 Đề thi học kì 2 GDCD 7 Kết nối tri thức năm 2024

VnDoc giới thiệu tới các bạn Bộ đề thi học kì 2 GDCD 7 sách Kết nối tri thức. Đề thi GDCD 7 học kì 2 bao gồm 4 đề thi khác nhau, có đầy đủ đáp án và bảng ma trận cho các em tham khảo và luyện tập. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời các bạn tải về để xem toàn bộ 3 đề thi GDCD 7 KNTT.

1. Đề thi GDCD 7 học kì 2 KNTT- Đề 1

Ma trận đề thi

TT

Nội dung/ chủ đề/

bài học

Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Câu TN

Câu TL

Tổng điểm

TN

KQ

TL

TN

KQ

TL

TN

KQ

TL

TN

KQ

TL

1

Nội dung 1:

Phòng, chống bạo lực học đường

1.1

2

2

1.0

1.2

2

2

1.0

2

Nội dung 2:

Quản lý tiền

2.1

3

3

1.5

2.2

1

1

1.0

3

Nội dung 3:

Chủ đề: Phòng chống tệ nạn xã hội.

3.1

1

1

0.5

3.2

1/2

1/2

2.0

3.3

1/2

1/2

1.0

4

Nội dung 4: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.

4.1

3

3

1.5

4.2

1

1

0.5

Tổng câu

8

4

1

1/2

1/2

12

2

10.0

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

100

Tỉ lệ chung

70%

30%

100

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN: GDCD 7

THỜI GIAN: 45 PHÚT.

(Không kể thời gian phát đề)

Phần I. Trắc nghiệm: (6.0 điểm)

Hãy chọn chữ cái đứng trước câu trả lời ở mỗi câu mà em cho là đúng nhất:

Câu 1. Biểu hiện nào sau đây thể hiện bạo lực học đường?

A. Mượn đồ dùng học tập của bạn nhưng quên trả.

B. Véo tai, giật tóc bạn khi không hài lòng.

C. Nhắn tin, gọi điện mượn tiền của người khác.

D. Rủ rê, lôi kéo bạn trốn tiết.

Câu 2. “Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu”. Nội dung trên được qui định trong bộ luật nào?

A. Bộ luật dân sự.

B. Bộ luật hình sự.

C. Pháp lệnh hành chính.

D. Bộ luật lao động.

Câu 3. Quản lí tiền giúp chúng ta

A. chủ động chi tiêu hợp lí.

B. tốn kém thời gian quản lí .

C. có tiền tiêu xài thoải mái.

D. có tiền chơi game.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả?

A. Đầu tư cho tương lai.

B. Rèn luyện tiết kiệm.

C. Dự phòng cho trường hợp khó khăn.

D. Nâng cao thu nhập hàng tháng.

Câu 5. Quản lí tiền hiệu quả giúp chúng ta rèn luyện đức tính

A. chăm chỉ.

B. siêng năng.

C. tiết kiệm.

D. khoan dung.

Câu 6. Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của gia đình?

A. Gia đình là tế bào của xã hội.

B. Gia đình là nơi nuôi dưỡng và giáo dục con, cháu.

C. Gia đình là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho cá nhân.

D. Gia đình là cơ quan phòng, chống tệ nạn xã hội.

Câu 7. Những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật được gọi là gì?

A. huyết thống. B. người thân.

C. gia đình. D. tình yêu.

Câu 8. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nghiêm cấm hành vi nào dưới đây giữa con cái với cha mẹ?

A. Yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ. B. Chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ.

C. Ngược đãi và xúc phạm cha mẹ. D. Giúp đỡ cha mẹ những công việc gia đình.

Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phải là tác hại của bạo lực học đường?

A. Sự sợ hãi của nạn nhân. B. Sự ám ảnh của nạn nhân.

C. Sự nổi loạn của nạn nhân. D. Sự trầm cảm của nạn nhân.

Câu 10. Nguyên nhân khách quan nào góp phần gây ra bạo lực học đường?

A. Sự phát triển của tâm lí lứa tuổi. B. Bản thân thiếu hụt kĩ năng sống.

C. Sự háo thắng của bản thân. D. Thiếu sự quan tâm của gia đình.

Câu 11. Ba mẹ bạn A luôn ép buộc con phải học theo những thứ mà ba mẹ thích. Việc làm đó nói lên điều gì?

A. Ba mẹ vi phạm hành chính. B. Ba mẹ chưa quan tâm đến con cái.

C. Ba mẹ vi phạm pháp luật. D. Ba mẹ không tôn trọng ý kiến của con.

Câu 12. Những tệ nạn xã hội nào sau đây được coi là con đường ngắn nhất làm lây lan HIV/AIDS?

A. Ma túy và mại dâm. B. Hút và nghiện thuốc lá.

C. Mê tín dị đoan. D. Cờ bạc, rượu chè.

Phần II. Tự luận: (4.0 điểm)

Câu 1. (1,0 điểm) Liệt kê các giải pháp quản lý tiền hiệu quả mà em đã thực hiện?

Câu 2. (3,0 điểm) Tình huống: Trường của C tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma tuý cho mọi người. Tuy nhiên, C lại cho rằng việc tuyên truyền phòng, chống ma tuý là trách nhiệm của người lớn, học sinh không cần tham gia?

Hỏi:

a. Em có đồng tình với suy nghĩ của C không? Vì sao?

b. Nếu là bạn của C, em sẽ làm thể nào để giúp C hiểu được trách nhiệm của mình trong phòng, chống tệ nạn xã hội?

.....Hết....

Xem đáp án trong file tải về

2. Đề thi GDCD 7 học kì 2 KNTT - Đề 2

Đề kiểm tra học kì 2 GDCD 7

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)

A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất dưới đây( Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)

Câu 1: Đâu không phải là biện pháp hiệu quả và tích cực khi ứng phó với tâm lí căng thẳng?

A. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.

B. Cố gắng để có những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc.

C. Thường xuyên gần gũi hòa mình với thiên nhiên.

D. Sử dụng các chất kích thích để giải tỏa nỗi buồn.

Câu 2: Bạo lực học đường ở Việt Nam là gì?

A. Là những biểu hiện bạo lực của học sinh, sinh viên trong giờ học, trong nhà trường.

B. Là một tệ nạn xã hội cần được xử lý một cách cứng rắn.

C. Là hiện tượng HS, SV dùng hành vi mang tính bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.

D. Là một trào lưu của HS, SV.

Câu 3: Độ tuổi để có thể bị xử lí vi phạm hành chính được xác định là bao nhiêu tuổi?

A. Từ 14 tuổi trở lên vi phạm do cố ý.

B.Từ 15 tuổi trở lên vi phạm do cố ý.

C.Từ 16 tuổi trở lên vi phạm do cố ý.

D.Từ 18 tuổi trở lên.

Câu 4: Việc quản lí tiền có hiệu quả như thế nào đối với mỗi người?

A. Có một cuộc sống hiện tại giàu sang.

B. Biết sử dụng đồng tiền một cách hợp lý, hiệu quả hơn.

C. Chia sẻ những khó khăn về vật chất với mọi người.

D. Tham gia vào tất cả các hoạt động tập thể.

Câu 5: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ như thế nào trong gia đình?

A. Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thành công dân tốt.

B. Đánh con bất cứ lúc nào con mắc lỗi.

C. Yêu cầu con phải làm mọi việc để kiếm tiền.

D. Không tôn trọng ý kiến của các con.

Câu 6: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, con cái có quyền và nghĩa vụ gì trong gia đình?

A. Kính trọng, biết ơn, phụng dưỡng cha mẹ.

B. Chỉ chăm lo khi cha mẹ già yếu.

C. Yêu cầu cha mẹ đáp ứng mọi điều kiện để học tập.

D. Không chấp nhận mọi lời tham gia góp ý của cha mẹ.

Câu 7: Gia đình có vai trò như thế nào đối với mỗi cá nhân?

A. Hình thành và nuôi dưỡng nhân cách.

B. Phát huy truyền thống dân tộc.

C. Kế thừa phát huy truyền thống dòng họ.

D. Giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

Câu 8:Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình được quy định cụ thể nhất trong văn bản luật nào?

A. Luật hình sự

B. Luật dân sự C. Hiến pháp

D. Luật hôn nhân và gia đình

Câu 9: Tệ nạn xã hội là gì?

A. Những thói hư tật xấu trong xã hội bị mọi người chê trách.

B. Là những hàng vi thiếu giáo dục.

C. Là những việc làm trái với lương tâm.

D.. Là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật gây hậu quả xấu đối với xã hội.

Câu 10: Hành vi nào sau đây được coi là biểu hiện của tệ nạn xã hội :

A. Vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.

C. Cãi nhau với hàng xóm.

B. Đánh bạc có tổ chức.

D. Bắt nạt trẻ em .

Câu 11: Một trong những nguyên nhân của tệ nạn xã hội là gì?

A . Làm theo bạn bè xấu.

C. Ham chơi, đua đòi, thích hưởng thụ.

B. Học hành dở dang.

D. Lười suy nghĩ.

Câu 12: Để tránh sa vào tệ nạn xã hội, học sinh cần phải làm gì?

A. Hạn chế tiếp xúc với mọi người.

C. Chỉ chơi với bạn học cùng lớp.

B. Không đi chơi quá khuya.

D. Học hành chăm chỉ, vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo.

Câu 13: Theo em, hành vi, biểu hiện nào dưới đây là phù hợp để phòng ngừa bạo lực học đường?

A.Nói những câu thách thích người có hành vi bạo lực.

B. Đánh nhau ở trong trường và nơi công cộng.

C. Bình tĩnh, kiềm chế khi bị người khác khiêu khích.

D. Để mặc cho sự việc xẩy ra.

Câu 14: Khi thấy bạn thân của mình bị tâm lí căng thẳng về học tập. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Động viên bạn suy nghĩ tích cực sẽ vượt qua được mọi khó khăn.

B. Làm bài cho bạn để bạn không phải căng thẳng.

C. Kệ bạn, bạn thân - thân ai người ấy lo.

D. Cho bạn chép bài khi đến giờ kiểm tra.

Câu 15: Khi bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng, em sẽ lựa chọn cách làm nào sau đây để ứng phó?

A. Thể dục thể thao hoặc chơi game để giải trí.

B. Âm thầm chịu đựng, không chia sẻ với bố mẹ.

C. Ở trong phòng một mình, tách biệt mọi người.

D. Nghĩ về những điều tiêu cực trước đó.

Câu 16: Nếu nhìn thấy tình trạng các bạn học sinh đang đánh nhau, em sẽ ứng xử như thế nào?

A. Không làm gì cả vì đó không phải việc của mình

B. Lấy điện thoại quay clip rồi tung lên fakebook.

C. Reo hò, cổ vũ các bạn tiếp tục đánh nhau.

D. Nhanh chóng báo cho những người lớn đáng tin cậy.

B. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: (1 điểm): Em sẽ làm gì để quản lí tốt tiền cá nhân của mình?

Câu 2: (2 điểm): Theo em, những nguyên nhân nào dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội ? Bản thân em đã có những biện pháp gì để giữ mình không bị sa vào tệ nạn xã hội ?

Câu 3: (3 điểm): Tình huống:

Bạn Nam sinh ra trong một gia đình có điều kiện và là con một nên được bố mẹ chiều chuộng và thỏa mãn mọi đòi hỏi của Nam. Nam đua đòi ăn chơi, tập tành hút thuốc và sa ngã vào con đường nghiện ngập.

a, Theo em, ai là người có lỗi trong việc này ? Vì sao?

b, Bạn Nam đã thực hiện đúng nghĩa vụ và bổn phận của mình trong gia đình chưa ? Từ đó hãy tự nhận xét việc thực hiện bổn phận và nghĩa vụ của bản thân đối với gia đình.

Đáp án đề thi GDCD 7 KNTT

Phần I- Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)

Mỗi câu lựa chọn đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

D

C

A

B

A

A

A

D

D

B

C

D

C

A

A

D

Phần II- Tự luận (6 điểm)

Câu

Đáp án

Biểu điểm

Câu 1

- Để quản lí tốt tiền cá nhân của mình:

+ Xác định rõ mục tiêu quản lý tiền trên cơ sở các khoản thu thực tế của bản thân.

+ Tiết kiệm trước khi chi tiêu, tiết kiệm phải thường xuyên, đều đặn.

+ Chỉ chi tiêu các khoản cần thiết, tránh lãng phí.

* Chú ý: hs đưa ra cách hợp lí GV linh hoạt cho điểm.

0,5

0,25

0,25

Câu 2

- Nguyên nhân dẫn đến con người sa vào tệ nạn xã hội:

+ Ham chơi, đua đòi .

+ Cha mẹ quá nuông chiều con, buông lỏng việc quản lý con, bất hòa, ly hôn...

+ Tò mò, hiếu động, muốn thử cho biết.

+ Bị rủ rê, dụ dỗ.

+ Thiếu suy nghĩ; thiếu hiểu biết

+ ….

- Bản thân em đã có những biện pháp để giữ mình không bị sa vào tệ nạn xã hội:

+ Chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, bổ sung kĩ năng, xây dựng lối sống giản dị, lành mạnh.

+ Tuân thủ và tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

+ Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

+ Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở nhà trường và địa phương.

1,0

1,0

Câu 3

- Theo em, người có lỗi trong việc này đó chính là bố mẹ Nam và cả Nam: Vì, bố mẹ Nam có lỗi khi không quản lí, chăm sóc con cái cẩn thận, để con sa lầy vào con đường tệ nạn. Nam có lỗi là vì Nam không làm chủ được bản thân mình, không làm đúng nghĩa vụ của một người con trong gia đình phải chăm ngoan học tốt, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

- Theo em, bạn Nam chưa thực hiện đúng nghĩa vụ và bổn phận của mình trong gia đình. Em nhận thấy, mình đã thực hiện khá tốt bổn phận và nghĩa vụ của bản thân đối với gia đình. Đó là biết vâng lời ông bà, cha mẹ, giúp đỡ ông bà, cha mẹ khi cần, cố gắng chăm ngoan học giỏi. Tuy nhiên, cũng có một số việc cần phải khắc phục như nên biết tiết kiệm tiền cho bố mẹ thay vì cùng các bạn tổ chức đi chơi, nên giúp bố mẹ chỉ em học nhiều hơn, hạn chế đi chơi thay vào đó cố gắng giúp bố mẹ làm việc nhà và học tập…

1,5

1,5

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 7 môn GDCD

    Xem thêm