Bài tập hè Khoa học tự nhiên lớp 7 Chủ đề 3
Bài tập hè Khoa học tự nhiên lớp 7 Chủ đề 3 Tốc độ
Chủ đề “Tốc độ” là một nội dung quan trọng trong chương trình Khoa học Tự nhiên lớp 7, giúp học sinh bước đầu làm quen với các khái niệm vật lý cơ bản như quãng đường, thời gian và vận tốc. Đây cũng là nền tảng cho việc học các kiến thức nâng cao hơn trong các lớp sau.
Tài liệu Bài tập ôn tập hè – Chủ đề 3: Tốc độ được biên soạn nhằm giúp học sinh:
- Củng cố và khắc sâu kiến thức đã học trong năm học.
- Rèn luyện kỹ năng giải bài tập liên quan đến công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Phát triển tư duy logic và khả năng vận dụng kiến thức vào các tình huống thực tế.
Mời các bạn tham khảo thêm nội dung ôn tập trước đó:
A. NHẮC LẠI KIẾN THỨC
I. TỐC ĐỘ
1. Ý nghĩa tốc độ
Quãng đường đi được trong 1s cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động gọi là tốc độ chuyển động (gọi tắt là tốc độ)
Tốc độ là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động
Được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian
2. Công thức tính tốc độ
Tốc độ chuyển động của một vật được xác định bằng chiều dài quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian.
Công thức tính tốc độ:
Trong đó:
v : tốc độ
s: quãng đường đi được
t: thời gian đi hết quãng đường đó
Mối quan hệ giữa quãng đường, vận tốc và thời gian
3. Đơn vị của tốc độ
Đơn vị của tốc độ phụ thuộc vào đơn vị độ dài và đơn vị thời gian
Trong hệ đo lường chính thức của nước ta, đơn vị đo tốc độ là mét trên giây (m/s) và kilômét trên giờ (km/h)
Ngoài ra, còn có một số đơn vị khác như: m/min; cm/s; mm/s, ....
Cách đổi đơn vị
1km = 1000 m; 1m = 0,01km
1h = 3600 s;
II. ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG - THỜI GIAN
1. Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian
Đồ thị quãng đường – thời gian mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian
Bước 1. Lập bảng ghi quãng đường đi được theo thời gian
Bước 2. Vẽ hai đoạn đường thẳng Os và Ot vuông góc với nhau, gọi là 2 trục tọa độ
+ Trục Os thẳng đứng (trục tung) dùng để biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ lệ xích thích hợp.
+ Trục Ot nằm ngang (trục hoành) dùng để biểu diễn thời gian theo các tỉ lệ xích thích hợp.
Bước 3. Xác định các điểm biểu diễn quãng đường đi được và thời gian tương ứng.
Bước 4. Nối các điểm biểu diễn đã xác định ở bước 3 với nhau và nhận xét về các đường nối này (thẳng hay cong, nghiêng hay song song với trục hoành).
2. Vận dụng đồ thị quãng đường – thời gian
2.1. Tìm quãng đường s khi biết thời gian t
Chọn điểm thời gian trên trục Ot. Từ đó vẽ 1 đường thẳng đứng cắt đồ thị tại điểm B. Từ B, vẽ 1 đường nằm ngang cắt trục Os, ta được giá trị quãng đường s tương ứng.
2.2. Tìm thời gian t khi biết quãng đường s
Chọn điểm quãng đường trên trục Os. Từ đó, vẽ một đường nằm ngang cắt đồ thị tại điểm B. Từ B, vẽ một đường thẳng đứng cắt trục Ot, ta được giá trị thời gian t tương ứng.
2.3. Tìm tốc độ v từ đồ thị
Từ đồ thị, xác định quãng đường s và thời gian t tương ứng.
Tính tốc độ bằng công thức:
B. PHIẾU ÔN TẬP
Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm đáp án có nhiều lựa chọn
Câu 1. Chọn đáp án đúng: Tốc độ phụ thuộc vào:
A. Quãng đường chuyển động
B. Thời gian chuyển động.
C. Quãng đường và thời gian chuyển động.
D. Không phụ thuộc vào đại lượng khác.
Câu 2. Vận tốc của ô tô là 40km/h, của xe máy là 11,6m/s, của tàu hoả là 600m/min. Cách sắp xếp theo thứ tự vận tốc giảm dần nào sau đây là đúng.
A. Tàu hỏa – ô tô – xe máy.
B. Ô tô- tàu hỏa – xe máy.
C. Tàu hỏa – xe máy – ô tô.
D. Xe máy – ô tô – tàu hỏa.
Câu 3. Gọi s là quãng đường đi được, t là thời gian đi hết quãng đường đó, v là tốc độ chuyển động. Công thức nào sau đây dùng để tính tốc độ chuyển động
A. v = s.t
B.
C.
D.
Câu 4. Ba bạn An, Bình, Đông học cùng lớp. Khi tan học, ba bạn đi cùng chiều trên đường về nhà. Tốc độ của An là 6,2 km/h, của Bình là 1,5 m/s, của Đông là 72 m/min. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Bạn An đi nhanh nhất.
B. Bạn Bình đi nhanh nhất.
C. Bạn Đông đi nhanh nhất.
D. Ba bạn đi nhanh như nhau.
Câu 5. Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 7 giờ, đến Hạ Long lúc 10 giờ. Cho biết quãng đường từ Hà Nội đến Hạ Long dài 150 km. Tốc độ của ô tô theo đơn vị km/h từ Hà Nội đến Hạ Long là
A. 50.
B. 13,9.
C. 40.
D. 11,11
Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm Đúng – Sai
Câu 1. Đánh giá tính đúng sai các phát biểu sau
1) Một vận động viên thực hiện cuộc thi chạy cự li 100m trong 10,5 giây
2) Một con dế mèn chuyển động trên đoạn đường 10 m trong 1 phút 30 giây
3) Một con ốc sen bò dọc theo bờ tường dài 50 cm trong 30 phút.
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a) Tốc độ của vận động viên là 9 m/s |
|
|
b) Tốc độ của dế mèn là 0,11 m/s |
|
|
c) Tốc độ của ốc sên là – 0,00028 m/s |
|
|
d) Vận tốc cho biết tính nhanh hay chậm của chuyển động |
|
|
Câu 2. Đánh giá tính đúng sai của các phát biểu sau
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a) Đồ thị quãng đường - thời gian chỉ áp dụng cho chuyển động thẳng đều. |
|
|
b) Đồ thị quãng đường - thời gian mô tả mối quan hệ giữa quãng đường đi được và thời gian chuyển động của một vật. |
|
|
c) Trục tung của đồ thị biểu diễn quãng đường, trục hoành biểu diễn thời gian. |
|
|
d) Mỗi điểm trên đồ thị cho biết vận tốc tức thời của vật tại thời điểm đó. |
|
|
Phần III. Câu hỏi trả lời ngắn
Câu 1. Một đoàn tàu chuyển động trong thời gian 1,5 giờ đi được đoạn đường dài 108000 m. Tốc độ của đoàn tàu tính theo đơn vị m/s là
Trả lời: ...............
Câu 2. Một vận động viên xe đạp đi với tốc độ là 45km/h. Quãng đường người đó đi được trong vòng 2 giờ là bao nhiêu km?
Trả lời: ...............
Phần IV. Tự luận
Câu 1. Tìm số thích hợp để điền vào chỗ trống
a) 10 m/s = …?... km/h.
b) …?... km/h = 15 m/s.
c) 45 km/h = …?... m/s.
d) 120 cm/s = …?... m/s = …?... km/h.
e) 120 km/h = …?... m/s = …?... cm/s.
Câu 2. Một con rái cá bơi trên một dòng sông được quãng đường 100 m trong 40 s, sau đó nó thả mình trôi theo dòng nước 50 m trong 40 s.
a) Tính tốc độ bơi của rái cá trong 40 s đầu và tốc độ của dòng nước.
b) Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của rái cá.
C. ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
📥 Để xem toàn bộ câu hỏi, hướng dẫn giải mời các bạn ấn vào link TẢI VỀ
- Bài tập hè Khoa học tự nhiên lớp 7 Chủ đề 4
- Bài tập hè Khoa học tự nhiên lớp 7 Chủ đề 5
- Bài tập hè Khoa học tự nhiên lớp 7 Chủ đề 6
- Bài tập hè Khoa học tự nhiên lớp 7 Chủ đề 7
- Bài tập hè Khoa học tự nhiên lớp 7 Chủ đề 8
- Bài tập hè Khoa học tự nhiên lớp 7 Chủ đề 9
- Bài tập hè Khoa học tự nhiên lớp 7 Chủ đề 10