Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tử KNTT
Giải KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 2 Nguyên tử
Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tử KNTT được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc giải chi tiết các nội dung câu hỏi thảo luận, bài tập trong SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức. Từ đó bạn đọc có thể tự nắm được các nội dung của bài, soạn bài chuẩn bị bài trước. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung câu hỏi dưới đây.
>> Bài trước đó: Khoa học tự nhiên 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên KNTT
Mở đầu KHTN 7 trang 14 Kết nối tri thức
Mở đầu: Mọi vật thể tự nhiên hay nhân tạo đều được tạo thành từ một số loại hạt vô cùng nhỏ bé gọi là nguyên tử. Vậy nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ, nguyên tử có cấu tạo rỗng.
Nguyên tử gồm hạt nhân ở tâm mang điện tích dương, và các electron mang điện tích dương
Hạt nhân bao gồm:
+ Proton mang điện tích dương
+ Neutron không mang điện
I. Quan niệm ban đầu về nguyên tử
Câu hỏi: trang 14 SGK KHTN 7 Kết nối tri thức
Theo Đê mô crit và Đan tơn, nguyên tử được quan niệm như thế nào?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Theo Đê – mô – crit: Nguyên tử là sự chia nhỏ một vật đến một giới hạn không thể phân chia được
Theo Đan – tơn: Tồn tại các đơn vị chất tối thiểu (được gọi là nguyên tử) để chúng kết hợp vừa đủ với nhau.
II. Mô hình nguyên tử của Rơ-dơ-pho-Bo
Hoạt động: Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
1. Các đường tròn bằng giấy màu vàng biểu diễn gì?
2. Em hãy cho biết số electron có trong lớp electron thứ nhất, thứ hai của nguyên tử carbon và chỉ ra lớp electron đã chứa tối đa electron
Hướng dẫn giải trả lời câu hỏi
1. Các đường tròn bằng giấy màu vàng biểu diễn lớp electron của nguyên tử.
2. Quan sát mô hình nguyên tử carbon hình 2.2b, nhận thấy:
+ Lớp thứ nhất: chứa 2 electron
+ Lớp thứ hai: chứa 4 electron
Lớp thứ nhất đã chứa tối đa electron (2 electron)
Câu hỏi: trang 16 SGK KHTN 7 Kết nối tri thức
1. Quan sát hình 2.1 và cho biết các thành phần cấu tạo nên nguyên tử
2. Quan sát hình 2.2 áp dụng mô hình nguyên tử của Bo, mô tả cấu tạo của nguyên tử hydrogen và nguyên tử carbon
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1. Các thành phần cấu tạo nên nguyên tử là:
+ Hạt nhân mang điện tích dương
+ Electron mang điện tích âm
2.
- Nguyên tử hydrogen:
+ Hạt nhân nằm ở tâm, mang điện tích dương
+ Có 1 electron (mang điện tích âm) nằm ở lớp thứ nhất, quay xung quanh hạt nhân
- Nguyên tử carbon:
+ Hạt nhân nằm ở tâm, mang điện tích dương
+ Có 2 lớp electron và 6 electron phân bố ở các lớp: lớp thứ nhất có 2 electron, lớp thứ 2 có 4 electron. Các electron quay xung quanh hạt nhân.
III. Cấu tạo nguyên tử
1. Hạt nhân nguyên tử
Câu hỏi: trang 16 SGK KHTN 7 Kết nối tri thức
Quan sát hình 2.4 và cho biết
1. Hạt nhân nguyên tử có một hay nhiều hạt? Các hạt đó thuộc cùng một loại hạt hay nhiều loại hạt?
2. Số đơn vị điện tích hạt nhân của helium bằng bao nhiêu?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1.
Hạt nhân nguyên tử gồm nhiều hạt: 2 hạt proton và 2 hạt neutron
Các hạt đó thuộc nhiều loại hạt khác nhau, đó là: proton (màu đỏ), neutron (màu vàng)
2.
Số đơn vị điện tích hạt nhân (kí hiệu là Z) = tổng số hạt proton trong hạt nhân
Trong Hình 2.4, Helium có 2 proton (hạt màu đỏ)
Số điện tích hạt nhân = tổng số proton = 2
Vậy Số đơn vị điện tích hạt nhân của helium là: 2
2. Vỏ nguyên tử
Hoạt động: Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
Chuẩn bị: Mô hình nguyên tử của các nguyên tử carbon, nitrogen, oxygen theo Hình 2.5.
Quan sát các mô hình nguyên tử đã chuẩn bị, thảo luận nhóm và hoàn thành bảng theo mẫu sau:
1. So sánh số electron trên từng lớp electron tương ứng trong các nguyên tử trên.
2. Số electron ở lớp electron ngoài cùng của vỏ mỗi nguyên tử trên đã được điền tối đa chưa? Cần thêm bao nhiêu electron để lớp electron ngoài cùng của mỗi nguyên tử trên có số electron tối đa?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1.
Nguyên tử | Số proton trong hạt nhân | Số electron trong vỏ nguyên tử | Số lớp electron | Số electron ở lớp electron ngoài cùng |
carbon | 6 | 6 | 2 | 4 |
oxygen | 8 | 8 | 2 | 6 |
nitrogen | 7 | 7 | 2 | 5 |
2.
Các nguyên tử carbon, nitrogen, oxygen đều có 2 lớp electron
Lớp thứ 2 chứa tối đa 8 electron
+ Nguyên tử carbon có 4 electron ở lớp thứ 2 => Cần thêm 4 electron để lớp electron ngoài cùng có số electron tối đa
+ Nguyên tử oxygen có 6 electron ở lớp thứ 2 => Cần thêm 2 electron để lớp electron ngoài cùng có số electron tối đa
+ Nguyên tử nitrogen có 5 electron ở lớp thứ 2 => Cần thêm 3 electron để lớp electron ngoài cùng có số electron tối đa
Câu hỏi: trang 18 SGK KHTN 7 Kết nối tri thức
Quan sát hình 2.6 và cho viết
1. Thứ tự sắp xếp các electron ở vỏ nguyên tử chlorine
2. Số electron trên từng lớp vỏ nguyên tử chlorine
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1. Các electron sắp xếp thành từng lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài: Lớp thứ nhất (lớp trong cùng) → Lớp thứ 2 → Lớp thứ 3
2.
Số electron trên từng lớp ở vỏ nguyên tử chlorine:
+ Lớp thứ nhất có 2 electron
+ Lớp thứ hai có 8 electron
+ Lớp thứ ba có 7 electron
IV. Khối lượng nguyên tử
Câu hỏi: trang 18 SGK KHTN 7 Kết nối tri thức
1. Em hãy cho biết vì sao khối lượng hạt nhân nguyên tử có thể coi là khối lượng của nguyên tử.
2. Hãy so sánh khối lượng của nguyên tử nhôm (13p, 14n) vào nguyên tử đồng (29p, 36n).
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1. Ta có:
+ Khối lượng 1 proton = 1 neutron = 1amu
+ Khối lượng 1 electron = 0,00055 amu
=> Khối lượng electron nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng proton và neutron
Có thể bỏ qua khối lượng của electron hay khối lượng hạt nhân nguyên tử có thể coi là khối lượng của nguyên tử
>> Xem thêm đáp án tại: Em hãy cho biết vì sao khối lượng hạt nhân nguyên tử có thể coi là khối lượng của nguyên tử.
2.
Khối lượng hạt nhân nguyên tử có thể coi là khối lượng của nguyên tử vì khối lượng electron nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng proton và neutron
=> Khối lượng nguyên tử = tổng khối lượng của các hạt proton + neutron
Ta có khối lượng 1 proton = 1 neutron = 1 amu
+ Khối lượng nguyên tử nhôm (13p, 14n) = 13.1 + 14.1 = 27 amu
+ Khối lượng nguyên tử đồng (29p, 36n) = 29.1 + 36.1 = 65 amu
Xem thêm đáp án tại: Hãy so sánh khối lượng của nguyên tử nhôm (13p, 14n) vào nguyên tử đồng (29p, 36n)
>> Bài tiếp theo: Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học KNTT
V. Câu hỏi trắc nghiệm
VI. Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 2 Nguyên tử
-------------------------------
Ngoài lời giải chi tiết Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tử kết nối tri thức và cuộc sống trên đây các bạn có thể tham khảo Toán lớp 7 Kết nối tri thức và Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.
Để lên kế hoạch bài dạy, chuẩn bị cho các bài học trên lớp cho chương trình sách mới lớp 7 GDPT đạt kết quả cao. Các thây cô tham khảo các nhóm mới lớp 7 sau đây. Đồng thời, các em học sinh tham khảo để chuẩn bị các bài giải sách mới đạt kết quả cao.
Tất cả các tài liệu tại đây được VnDoc chia sẻ miễn phí cho các bạn và thầy cô tham khảo.