Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

KHTN 7 Cánh diều Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Giải Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật tổng hợp câu hỏi và đáp án cho các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều, giúp các em nắm chắc kiến thức được học, từ đó luyện giải KHTN 7 hiệu quả.

I. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở động vật

Câu hỏi 1 trang 144 KHTN lớp 7

Quan sát hình 31.1 và 31.2

a. Mô tả vòng đời của các sinh vật trong hình

b. Nhận xét về hình thái cơ thể của con non giống hay khác so với cơ thể mẹ sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng ở mỗi loại động vật đó.

Trả lời:

a. Mô tả vòng đời ở từng con vật :

  • Chó : Con non được sinh ra ->Phát triển về thể chất -Thụ thai, mang bầu-> Sinh ra con non
  • Ếch : Trứng ->phát triển thành nòng nọc -> Từ nòng nọc chưa chân thành nòng nọc có chân-> Ếch con( có đuôi)-> Ếch trưởng thành ( mất đuôi)->Thụ thai và đẻ trứng
  • Muỗi : Trứng muỗi -> Ấu trùng -> Phát triển thành hình thái mới là bọ gây-> Phát triển thành con muỗi ->Đẻ trứng

b. Nhận xét

  • Ở chó thì cơ thể con non giống với mẹ sau khi sinh ra.
  • Ở Ếch và muỗi thì cơ thể con non khác với mẹ sau khi nở ra từ trứng

Câu hỏi 2 trang 144 KHTN lớp 7

Quan sát hình 31.1 và 31.2 trình bày giai đoạn phôi và hậu phôi của các sinh vật trong hình

Trả lời:

Trình bày giai đoạn phôi và hậu phôi của các sinh vật trong hình :

  • Ở động vật sinh con: Ở giai đoạn phôi, hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hoá thành các mô và cơ quan. Giai đoạn phôi diễn ra trong cơ thể mẹ. con non sinh ra giống đặc điểm hình thái với con mẹ
  • Ở động vật đẻ trứng : Giai đoạn phôi diễn ra trong trứng đã thụ tinh. Con non sinh ra từ trứng có đặc điểm hình thái khác với con mẹ đã trưởng thành.

III. Một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong thực tiễn

Câu hỏi 3 trang 146 KHTN lớp 7:

Con người vận dụng hiểu biết về sinh trưởng, phát triển của động vật để tăng năng suất vật nuôi như thế nào? Cho ví dụ.

Trả lời:

- Con người vận dụng hiểu biết về sinh trưởng, phát triển của động vật để tăng năng suất vật nuôi:

+ Điều hòa sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi bằng cách sử dụng các loại vitamin, khoáng chất kích thích sự trao đổi chất, thúc đẩy sinh trưởng, phát triển của vật nuôi.

+ Điều khiển yếu tố môi trường (nhiệt độ, ánh sáng,…) để làm thay đổi tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.

+ Dựa vào hiểu biết về chu kì sinh trưởng và phát triển của các loài sâu để tìm ra biện pháp tiêu diệt sâu bọ gây hại cây trồng.

- Ví dụ:

+ Bổ sung thức ăn tăng trọng hợp lí cho vật nuôi để vật nuôi có được trọng lượng tối đa và rút ngắn thời gian sinh trưởng.

+ Thực hiện các biện pháp giữ ấm chuồng trại cho trâu bò vào mùa đông để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của trâu bò.

+ Điều hoà ánh sáng bằng cách bật bóng đèn điện cho gà để tăng năng suất gà đẻ trứng hoặc cho gà nghe nhạc để tăng năng suất gà đẻ trứng.

+ Dựa vào vòng đời của rầy nâu hại lúa, con người đã dự đoán được ngày rầy nâu đẻ trứng để đưa ra thời điểm phun thuốc phòng trừ rầy nâu hiệu quả và triệt để.

Vận dụng 1 trang 146 KHTN lớp 7:

Vì sao cần giữ vệ sinh trong chăn nuôi và tiêm phòng cho gia súc, gia cầm?

Trả lời:

Cần giữ vệ sinh trong chăn nuôi và tiêm phòng cho gia súc, gia cầm để:

  • Ngăn chặn sự phát triển của những vi khuẩn gây bệnh
  • Giúp vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt hơn, đạt năng suất cao hơn.

Vận dụng 2 trang 146 KHTN lớp 7:

Nêu quan điểm của em về việc sử dụng chất kích thích nhằm tăng sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi.

Trả lời:

Việc sử dụng chất kích thích nhằm tăng sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi là rất nguy hiểm.

  • Các chất kích thích như thuốc tăng trọng, chất tạo nạc,…sử dụng quá liều trong khẩu phần ăn của vật nuôi có thể khiến vật nuôi mang bệnh và tử vong.
  • Quan trọng hơn, khi con người ăn phải những thực phẩm chứa chất kích thích sẽ dẫn đến ngộ độc do sự tích tụ trong gan, rối loạn tiêu hóa, các bệnh liên quan đến tim mạch, hệ thần kinh trung ương, về lâu dài có thể gây biến chứng ung thư, ngộ độc cấp, run cơ, đau tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp, choáng váng… Gây tổn hại cho hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, thậm chí gây chết người.

Luyện tập 1 trang 146 KHTN lớp 7:

Muốn tiêu diệt muỗi thì nên tiêu diệt ở giai đoạn nào là hiệu quả nhất? Vì sao?

Trả lời:

Muốn tiêu diệt muỗi hiệu quả thì cần phải hiểu rõ các giai đoạn phát triển của muỗi.

  • Loài muỗi sinh trưởng với 4 giai đoạn chính: muỗi trưởng thành => đẻ trứng => loăng quăng, bọ gậy => cung quăng hay nhộng => muỗi con.
  • Nên tiêu diệt muỗi ở giai đoạn hình thành loăng quăng, bọ gậy hoặc giai đoạn muỗi trưởng thành vì ở 2 giai đoạn này có thể phát hiện được chúng dễ dàng, khu vực ẩn núp ổn định, thời gian tồn tại lâu.

Luyện tập 2 trang 146 KHTN lớp 7:

Nêu một số ví dụ về điều khiển yếu tố môi trường nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.

Trả lời:

Ví dụ về điều khiển yếu tố môi trường nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi:

  • Bật đèn sưởi cho gà con mới nở để giữ ấm cho chúng
  • Che chắn chuồng trại để giữ ấm cho trâu, bò vào mùa đông.
  • Tiêm phòng dịch cho vật nuôi
  • Vệ sinh chuồng trại thường xuyên. Có biện pháp kỹ thuật xử lý môi trường chăn nuôi như làm đệm lót sinh học; sử dụng các chế phẩm sinh học, men vi sinh trộn vào thức ăn hoặc phun trực tiếp lên nền chuồng.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    KHTN 7 Cánh diều

    Xem thêm