Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học KNTT

Khoa học tự nhiên 7 Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học KNTT được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời các nội dung câu hỏi, bài tập sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức bài 6. Hy vọng tài liệu mang đến cho bạn đọc các nội dung kiến thức bổ ích trong quá trình học tập, soạn bài và làm bài. 

I. Cấu trúc electron bền vững của khí hiếm

Câu hỏi Trang 36 SGK Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Quan sát hình 6.1, so sánh số electron lớp ngoài cùng của He, Ne và Ar.

Hình 6.1 SGK KHTN 7 KNTT

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

He có 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng

Ne có 8 electron ở lớp vỏ ngoài cùng

Ar có 8 electron ở lớp vỏ ngoài cùng

Nguyên tố He có số electron ở lớp vỏ ngoài cùng ít hơn. Nguyên tố Ne và Ar có số electron ở lớp vỏ ngoài cùng bằng nhau (đều bằng 8)

II. Liên kết ion

Câu hỏi Trang 37 SGK Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Câu 1. Quan sát Hình 6.2 và so sánh số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử Na, Cl với ion Na+, Cl-

Hình 6.2 SGK KHTN 7 KNTT

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Na nhiều hơn số electron lớp ngoài cùng của ion Na+
Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Cl ít hơn số electron lớp ngoài cùng của ion Cl-

Câu 2. Cho sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết ion trong phân tử magnesium oxide như sau:

Hình 6.3 SGK KHTN 7 KNTT

Hãy cho biết nguyên tử Mg đã nhường hay nhận bao nhiêu electron

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Nguyên tử Mg có 12 electron. Ion Mg2+ có tất cả 10 electron

=> Mất đi 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng

=> Nguyên tử Mg đã nhường đi 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng

III. Liên kết cộng hóa trị

1. Liên kết cộng hóa trị trong phân tử đơn chất

Câu hỏi Trang 38 SGK Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Câu 1. Quan sát Hình 6.4 và Hình 6.5, cho biết số electron lớp ngoài cùng của H và O trước và sau khi tạo thành liên kết cộng hóa trị. 

Hình 6.4 SGK KHTN 7 KNTT Hình 6.5 SGK KHTN 7 KNTT

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

  • Xét Hình 6.4:

+ Trước khi tạo thành liên kết cộng hóa trị, H có 1 electron ở lớp vỏ ngoài cùng

+ Sau khi tạo thành liên kết cộng hóa trị, H có 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng

  • Xét Hình 6.5:

+ Trước khi tạo thành liên kết cộng hóa trị, O có 6 electron ở lớp vỏ ngoài cùng (lớp 2)

+ Sau khi tạo thành liên kết cộng hóa trị, O có 8 electron ở lớp vỏ ngoài cùng (lớp 2)

Câu 2. Hãy mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử khí chlorine, khí nitrogen.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử khí chlorine

Mỗi nguyên tử Cl có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Để có cấu trúc electron bền vững của khí hiếm Ne, khi hình thành phân tử nitrogen, hai phân tử Cl đã liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử N góp chung 1 electron tạo thành 1 cặp electron dùng chung.

Câu 2 Trang 38 SGK Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử khí khí nitrogen

Mỗi nguyên tử N có 5 electron ở lớp ngoài cùng. Để có cấu trúc electron bền vững của khí hiếm Ne, khi hình thành phân tử nitrogen, hai phân tử N đã liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử N góp chung 3 electron tạo thành 3 cặp electron dùng chung.

 Trang 38 SGK Khoa học tự nhiên 7 KNTT

2. Liên kết cộng hóa trị trong phân tử hợp chất

Câu hỏi trang 39 SGK Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Câu 1. Quan sát Hình 6.6 và cho biết khi nguyên tử O liên kết với hai nguyên tử H theo cách dùng chung electron thì lớp vỏ của nguyên tử oxygen giống với lớp vỏ của nguyên tử khí hiếm nào?

Hình 6.6 SGK KHTN 7 KNTT

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Khi nguyên tử O liên kết với 2 nguyên tử H bằng cách góp chung electron thì nguyên tử O có 10 electron (2 electron lớp thứ nhất, 8 electron ở lớp thứ 2)

Giống cấu hình electron của khí hiếm Neon (Ne)

Câu 2. Hãy mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử carbon dioxide, ammonia (gồm một nguyên tử N liên kết với ba nguyên tử H)

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử carbon dioxide

Khi hình thành phân tử carbon dioxide, hai nguyên tử O đã liên kết với một nguyên tử C bằng cách nguyên tử C góp chung với mỗi nguyên tử O hai electron tạo thành hai cặp electron dùng chung với mỗi nguyên tử O.

Câu 1 trang 39 SGK Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử ammonia

Khi hình thành phân tử ammonia, ba nguyên tử H đã liên kết với một nguyên tử N bằng cách nguyên tử N góp chung với mỗi nguyên tử H một electron tạo thành cặp electron dùng chung.

Câu 2 trang 39 SGK Khoa học tự nhiên 7 KNTT

>> Bài tiếp theo: Khoa học tự nhiên 7 Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học

IV. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 6

Để giúp bạn đọc củng cố lý thuyết, cũng như ôn tập lại các nội dung bài tập sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 7 sau mỗi bài học. VnDoc đã biên soạn bộ câu hỏi luyện tập theo bài dưới hình thức trắc nghiệm mời các bạn luyện tập trực tiếp tại:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

KHTN 7 Kết nối tri thức

Xem thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
Mã QR Code
Đóng