Khoa học tự nhiên 7 Bài tập Chủ đề 4 Cánh diều

Khoa học tự nhiên 7 Bài tập Chủ đề 4 Cánh diều được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời các nội dung câu hỏi, thảo luận, bài tập SGK KHTN Cánh diều 7. Hy vọng thông qua nội dung, bạn đọc củng cố kiến thức, nâng cao kĩ năng giải bài tập. Mời các bạn tham khảo. 

>> Bài trước đó: Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường - Thời gian Cánh diều

Câu 1 trang 53 KHTN 7 Cánh diều

Một chiếc xe đi được quãng đường 600 m trong 30 s. Tốc độ của xe là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải bài tập 

Áp dụng công thức tính vận tốc: v=\frac{s}{t}

Tốc độ của xe là: 

v=\frac{s}{t}=\frac{600}{30} =20\: (m/s)

Câu 2 trang 53 KHTN 7 Cánh diều

Một chiếc xe đang đi với tốc độ 8 m/s.

a. Xe đi được bao xa trong 8 s?

b. Cần bao lâu để xe đi được 160 m?

Hướng dẫn giải bài tập 

a. Quãng đường chiếc xe đi được trong 8 s là:

s = v.t = 8.8 = 64 m.

b. Thời gian cần thiết để xe đi được 160 m là:

t=\frac{s}{v} =\frac{160}{8} =20s

Câu 3 trang 53 KHTN 7 Cánh diều

Tính tốc độ của chuyển động dựa vào đồ thị quãng đường – thời gian của chuyển động (hình 8.6)

Hình 8.6 SGK KHTN 7 Cánh diều

Hướng dẫn giải bài tập 

  • Từ đồ thị, tại vị trí O của đồ thị kẻ đường vuông góc với trục thời gian tại vị trí 4 s. Cũng từ vị trí đó kẻ đường vuông góc với trục quãng đường tại vị trí 20 m.

Vật đi được quãng đường 20 m trong khoảng thời gian 4 s.

  • Áp dụng công thức tính tốc độ của chuyển động: 

v=\frac{s}{t} =\frac{20}{4} =5m/s

Câu 4 trang 53 KHTN 7 Cánh diều

Trong hình 8.7, đường màu đỏ và đường màu xanh lần lượt biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của xe A và xe B trong một chuyến đi đường dài.

a. Tính quãng đường xe A đi được trong một giờ đầu tiên.

b. Tốc độ của xe A thay đổi như thế nào trong giờ thứ 2 của chuyến đi?

c. Xe B chuyển động nhanh hơn hay chậm hơn xe A trong một giờ đầu tiên?

Hướng dẫn giải bài tập 

+ Tại vị trí 1 h trên trục thời gian kẻ đường vuông góc với trục thời gian cắt đồ thị đường màu đỏ (đồ thị của xe A) tại điểm A. Từ điểm A kẻ đường vuông góc với trục quãng đường cắt tại vị trí 50 km. Vậy quãng đường xe A đi được trong 1 giờ đầu là 50 km.

Tốc độ xe A trong 1 giờ đầu:

v_{1}  =\frac{s_{1} }{t_{1}}=\frac{50}{1}  =50km/h

+ Tại vị trí 2 h trên trục thời gian kẻ đường vuông góc với trục thời gian cắt đồ thị đường màu đỏ (đồ thị của xe A) tại điểm C. Từ điểm C kẻ đường vuông góc với trục quãng đường tại vị trí 70 km. Vậy quãng đường xe A đi trong giờ thứ 2 tương ứng với đoạn đồ thị AC là s = 70 – 50 = 20 km.

Tốc độ xe A đi được trong giờ thứ 2 là:

v_{2}  =\frac{s_{2} }{t_{2}}=\frac{20}{1}  =20km/h

Như vậy, ta thấy tốc độ xe A đi trong 1 giờ đầu lớn hơn tốc độ xe A đi trong giờ thứ 2 là:

v1 – v2 = 50 – 20 = 30 km/h.

Vậy tốc độ xe A giảm 30 km/h trong giờ thứ 2 của chuyến đi.

+ Tại vị trí 1 h trên trục thời gian kẻ đường vuông góc với trục thời gian cắt đồ thị đường màu xanh (đồ thị của xe B) tại điểm B. Từ điểm B kẻ đường vuông góc với trục quãng đường tại vị trí 25 km. Vậy quãng đường xe B đi được trong 1 h đầu tiên là 25 km.

Tốc độ xe B đi được trong 1 h đầu tiên là:

v_{B}  =\frac{s_{} }{t_{}}=\frac{25}{1}  =25km/h

Khi đó v1A > v1B nên xe B chuyển động chậm hơn xe A trong một giờ đầu tiên.

>> Bài tiếp theo: Khoa học tự nhiên 7 Bài 9: Sự truyền âm

---------------------------------

Ngoài lời giải chi tiết Khoa học tự nhiên 7 Bài tập Chủ đề 4 Cánh diều trên đây các bạn có thể tham khảo Toán lớp 7 Tập 1 Cánh diều và Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều, Tiếng Anh 7 Cánh Diều ,Công nghệ 7 Cánh diều theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Để lên kế hoạch bài dạy, chuẩn bị cho các bài học trên lớp cho chương trình sách mới lớp 7 GDPT đạt kết quả cao. Các thây cô tham khảo các nhóm mới lớp 7 sau đây. Đồng thời, các em học sinh tham khảo để chuẩn bị các bài giải sách mới đạt kết quả cao.

Tất cả các tài liệu tại đây được VnDoc chia sẻ miễn phí cho các bạn và thầy cô tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 1.373
Sắp xếp theo

KHTN 7 Cánh diều

Xem thêm