Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Top 5 Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Khoa học tự nhiên Cánh Diều năm 2024 - 2025

Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Khoa học tự nhiên Cánh Diều bao gồm 5 đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 7 khác nhau, có Ma trận kèm đáp án hướng dẫn giải chi tiết. Đề thi và đáp án có đầy đủ ở trong file tải về, mời các bạn tải về xem trọn tài liệu.

1. Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Cánh diều - Đề 1

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Câu 1: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên gồm mấy bước?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 2: Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

A. Kĩ năng chiến đấu đặc biệt;

B. Kĩ năng quan sát;

C. Kĩ năng dự báo;

D. Kĩ năng đo đạc.

Câu 3:Trên cơ sở các số liệu và phân tích số liệu, con người có thể đưa ra các dự
báo hay dự đoán tính chất của sự vật, hiện tượng, nguyên nhân của hiện
tượng . Đó là kĩ năng nào?

A. Kĩ năng quan sát, phân loại.

B. Kĩ năng liên kết tri thức.

C. Kĩ năng dự báo.

D. Kĩ năng đo.

Câu 4: Để đo tốc độ chuyển động ta cần sử dụng các dụng cụ gì?

A. Dụng cụ đo độ dài

B. Dụng cụ đo thời gian

C.Dụng cụ đo khối lượng

D. Cả A và B

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng vỏ nguyên tử theo mô hình nguyêntử của Rơ-dơ-pho - Bo?

A. Electron chuyến động xung quanh hạt nhân theo từng lớp khác nhau tạo
thành các lớp electron.

B. Lớp electron trong cùng gần hạt nhân nhất có tối đa 2 electron, các lớp
electron khác có chứa tối đa 8 electron hoặc nhiều hơn.

C. Lớp electron trong cùng gần hạt nhân nhất có tối đa 8 electron, các lớp
electron khác có chứa tối đa nhiều hơn 8 electron.

D. Các electron sắp xếp vào các lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài cho đến hết.

Câu 6. Cách viết: 8 N chỉ ý gì?

A. 8 nguyên tử Sodium.

B. 8 nguyên tố Nitrogen.

C. 8 phân tử Nitrogen.

D. 8 nguyên tử Nitrogen.

Câu 7. Kí hiệu hóa học của kim loại Copper là:

A. cU

B. cu

C. CU

D. Cu.

Câu 8. Các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của

A. nguyên tử khối.

B. phân tử khối.

C. điện tích hạt nhân.

D. số lớp electron trong nguyên tử.

Câu 9. Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố là

A.số proton trong nguyên tử.

B.số neutron trong nguyên tử.

C.số electron trong hạt nhân.

D.số proton và neutron trong hạt nhân.

Câu 10. Hiện nay, có bao nhiêu chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học?

A. 5

B.7

C.8

D.9

Câu 11. Vị trí kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá họcthường

A. Ở đầu nhóm

B. ở cuối nhóm

C. ở đầu chu kì

D. ở cuối chu kì

Câu 12. Tên gọi của các cột trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học là gì?

A. Chu kì

B. Nhóm

C. Loại

D. Họ

Câu 13: Trong số các chất dưới đây, thuộc loại đơn chất có:

A. Oxygen

B. Nước

C. Muối ăn

D. Đá vôi

Câu 14: Hợp chất là chất được tạo nên từ:

A. Hai hay nhiều nguyên tử

B. Hai hay nhiều nguyên tố

C. Hai hay nhiều chất

D. Hai hay nhiều phân tử

Câu 15. Hóa trị của iron trong hợp chất Fe2O3 là

A. I

B. II

C. III

D. IV

Câu 16. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Để tạo ion âm thì nguyên tử của nguyên tố phi kim sẽ nhường các electron ở lớp ngoài cùng.

B. Để tạo ion âm thì nguyên tử của nguyên tố phi kim sẽ nhận thêm electron để có đủ electron ở lớp electron ngoài cùng.

C. Để tạo ion âm thì nguyên tử của nguyên tố kim loại sẽ nhận thêm electron để có đủ 8 electron ở lớp electron ngoài cùng.

D. Để tạo ion âm thì nguyên tử của nguyên tố hoá học sẽ nhường các electron ở lớp ngoài cùng.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 17 (1,25 điểm): Cho biết nguyên tố hóa học có số đơn vị điện tích hạt nhân là 8. Hãy cho biết:

a) Đó là nguyên tố hoá học nào, kí hiệu hoá học của nguyên tố đó?

b) Vẽ mô hình nguyên tử đó? Cho biết điện tích hạt nhân, số proton và số electron, số lớp electron trong nguyên tử, số electron lớp ngoài cùng?

Câu 18 (1,25 điểm): Sử dụng bảng tuần hoàn hãy xác định vị trí ( số thứ tự, chu kì, nhóm, kí hiệu hoá học, đó là Kim loại, Phi kim hay khí hiếm) của các nguyên tố Aluminium, Calcium, Sodium, Copper, Oxygen.

Câu 19 (2 điểm):

a. Hãy tính hoá trị của copper và iron trong các hợp chất sau: Cu(OH)2, Fe(NO3)3. (Biết hoá trị của nhóm OH là I và của nhóm NO3 là I).

b. Hãy viết công thức hoá học và gọi tên của hợp chất được tạo thành từ sự kết hợp các đơn chất sau:

- Iron và Chlorine, biết trong hợp chất này Iron hoá trị III và Chlorine
hoá trị I.

- Sodium và Oxygen, biết Sodium hoá trị I và Oxygen hoá trị II.

- Hydrogen và Fluorine, biết Hydrogen hoá trị I và Fluorine hoá trị I.

- Potassium và Chlorine, biết Potassium hoá trị I và Chlorine hoá trị I.

c. Tính khối lượng các phân tử Cu(OH)2, Fe(NO3)3 theo đơn vị amu

Câu 20 (1,5 điểm):

a) (0,75 điểm) Xác định phần % theo khối lượng các nguyên tố có trong hợp chất KNO3

b) (0,75 điểm) R là hợp chất của S và O, khối lượng phân tử của R là 64amu. Biết phần trăm khối lượng của oxygen trong R là 50%. Hãy xác định CTHH của R

Cho biết: (H=1, O=16, S=32, K=39, N=14, Cu=64, Fe = 56)

Xem đáp án trong file tải

2. Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Cánh diều - Đề 2

2.1 Đề thi KHTN 7 giữa học kì 1 Cánh diều

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1: Dạng năng lượng được dự trữ chủ yếu trong các tế bào của cơ thể sinh vật?

a) Nhiệt năng.

b) Điện năng

c) Quang năng

d) Năng lượng trong các liên kết hóa học của các chất hữu cơ.

Câu 2: Quá trình quang hợp góp phần làm giảm khí nào sau đây trong khí quyển

a) Cacbon dioxide

b) Oxygen

c) Nitrogen

d) Hydrogen

Câu 3. Thứ tự sắp xếp đúng các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên là?

A. Xây dựng giả thuyết.

B. Quan sát và đặt câu hỏi

C. Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết

D. Kiểm tra giả thuyết.

E. Kết luận

Thứ tự đúng là:

A. (A) - (B) - (C) - (D) - (E);

B. (B) - (A) - (C) - (D) - (E);

C. (A) - (B) - (C) - (E) - (D);

D. (B) - (A) - (C) - (E) - (D).

Câu 4. Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị của tốc độ?

A. km.h.

B. m.s.

C. s/m.

D. km/h.

Câu 5. Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là:

A. Electron và Proton

B.Proton và Neutron

C. Neutron và Electron

D. Electron, Proton và Neutron

Câu 6. Nguyên tố hóa học là tập nguyên tử cùng loại có cùng:

A. Số Neutron trong hạt nhân.

B.Số Proton trong hạt nhân.

B. Số Electron trong hạt nhân.

D. Số Proton và Neutron trong hạt nhân.

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm). Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể?

Câu 2 :(0,5 điểm). Quang hợp là gì?

Câu 3. (2,0 điểm). Cho ba vật chuyển động: vật thứ nhất đi được quãng đường 27 km trong 0,5 giờ, vật thứ hai đi quãng đường 19,2 km trong 1/3 giờ, vật thứ ba đi với tốc độ 60 km/h.

a) Tính tốc độ chuyển động của vật thứ nhất và vật thứ hai.

b) Vật nào chuyển động nhanh nhất?

c) Vật nào chuyển động chậm nhất?

Câu 4. (2,0 điểm). Bảng dưới đây ghi thời gian và quãng đường chuyển động tương ứng của một vận động viên chạy trên quãng đường dài 100m kể từ khi xuất phát.

Thời gian (s)

0,0

2,0

4,0

6,0

8,0

10,0

12,0

Quãng đường (m)

0

10,0

25,0

45,0

65,0

85,0

105,0

a) Sử dụng dữ liệu đã cho, hãy vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của vận động viên. (Trục thẳng đứng ghi giá trị của quãng đường theo mét, mỗi cm nằm trên trục này tương ứng với quãng đường 10m. Trục nằm ngang ghi giá trị của thời gian theo giây, mỗi cm nằm trên trục này tương ứng với thời gian 2 giây).

b) Hãy sử dụng đồ thị đã vẽ hãy xác định tốc độ của vận động viên trong khoảng thời gian từ 4,0 s đến 10,0 s.

Câu 5. a. Viết công thức hoá học của các nguyên tố có tên sau: Hydrogen; Carbon; Oxygen; Sodium

b. Cho biết tổng số hạt trong hạt nhân nguyên tử Sodium là 23, số đơn vị điện tích hạt nhân là 11. Tính số hạt mỗi loại trong nguyên tử Sodium và cho biết điện tích hạt nhân của Sodium.

2.2 Đáp án đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Cánh diều Đề 2

Trắc Nghiệm:

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

D

A

B

D

D

B

II.PHẦN TỰ LUẬN

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 5:

(1,0 điểm)

- Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể

- Xây dựng, duy trì, sửa chữa các tế bào, mô, cơ quan của cơ thể.

- Loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể.

0,5

0,25

0,25

Câu 2:

( 0,5 điểm)

Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí cacbon dioxide, diễn ra ở tế bào chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.

0,5

Câu 3. (2,0 điểm): Tốc độ chuyển động của vật thứ nhất là:

v1 = s1/t1 = 27/0,5 =54 (km/h) (0,5 điểm)

Tốc độ chuyển động của vật thứ hai là:

v2 = s2 / t2= 48/ 3=16 (m/s) = 57,6 (km/h ) (0,5 điểm)

b ) Ta thấy 54 < 57,6 < 60 nên vật thứ 3 chuyển động nhanh nhất. (0,5 điểm)

b ) Ta thấy 54 < 57,6 < 60 nên vật thứ 1 chuyển động chậm nhất. (0,5 điểm)

Câu 4. (2,0 điểm):

a. Từ bảng số liệu ta vẽ được đồ thị như hình dưới. (1,0 điểm)

b) Sử dụng đồ thị, ta thấy:

+ Khoảng thời gian vận động viên chạy là 10 – 4 = 6 s.

+ Quãng đường vận động viên chạy là 85 – 25 = 60 m. (0,5 điểm)

- Tốc độ của vận động viên trong khoảng thời gian từ 4,0 s đến 10,0 s là

v = S : t = 60 : 6 = 10(m/s) (0,5 điểm)

Câu 5. Mỗi ý đúng được 0,25 điểm : Hydrogen( H); Carbon (C); Oxygen(O); Sodium(Na)

b) - Nguyên tử Sodium(Na) có điện tích hạt nhân là +11

=> Số đơn vị điện tích hạt nhân = 11 ( 0,25 điểm)

- Mà số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron trong nguyên tử

=> Nguyên tử Sodium(Na) có 11 proton và 11 electron và 12 Neutron ( 0,25 điểm)

3. Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 7 Cánh diều - Đề 3

3.1 Ma trận đề kiểm tra cuối 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

TN

Tự luận

TN

Tự luận

TN

Tự luận

TN

Số ý tự luận

Số câu TN

Mở đầu: 6 tiết

2

1

3

0,75

Nguyên tử. Nguyên tố hoá học: 8 tiết

1

2

1

1

1

2

3

2,75

3. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học: 7 tiết

1

3

1

2

1

2

5

2,75

4.Phân tử: 13 tiết

- Phân tử; đơn chất; hợp chất:

- Giới thiệu về liên kết hoá học (ion, cộng hoá trị)

3

1

2

1

1

3

5

3,75

Số câu

2

10

3

6

3

1

0

7

16

10,0

Số điểm:

1,5

2,5

1,5

1,5

2,0

1,0

6

4

Tổng điểm: 10

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100%

10 điểm

3.2. Bản đặc tả ma trận đề kiểm tra

TT

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

số câu hỏi

câu hỏi

1

Mở đầu

TL

TN

TL

TN

Nhận biết

Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên

2

C1,2,

1

Thông hiểu

- Thực hiện được các kĩ năng tiến trình: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo.

1

C3

- Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong nội dung môn Khoa học tự nhiên 7).

Vận dụng

- Làm được báo cáo, thuyết trình.

2

Nguyên tử. Nguyên tố hoá học

Nhận biết

– Trình bày được mô hình nguyên tử của Rutherford – Bohr (mô hình sắp xếp electron trong các lớp vỏ nguyên tử).

1

2

C17

C4

– Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử).

C5

– Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hoá học và kí hiệu nguyên tố hoá học.

Thông hiểu

Viết được công thức hoá học và đọc được tên của 20 nguyên tố đầu tiên.

1

1

C17

C6

Vận dụng

Trả lời được các câu hỏi về nguyên tố hóa học

1

C18

2

Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Nhận biết

– Nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

2

C7,8

– Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô, nhóm, chu kì.

1

C9

Thông hiểu

Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố/nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên tố/nguyên tố phi kim, nhóm nguyên tố khí hiếm trong bảng tuần hoàn.

1

2

C19

C10,11

Vận dụng

Biết làm các bài tập về bảng hệ thống tuần hoàn đơn giản .

1

C19

4

Phân tử

Phân tử; đơn chất; hợp chất

Nhận biết

Nêu được khái niệm phân tử, đơn chất, hợp chất.

3

C12,13, 14

Thông hiểu

- Đưa ra được một số ví dụ về đơn chất và hợp chất.

1

1

C20

C15

– Tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu.

Vận dụng

Làm bài toán tính khối lượng phân tử .

1

C20

5

Giới thiệu về liên kết hoá học (ion, cộng hoá trị)

Thông hiểu

– Nêu được mô hình sắp xếp electron trong vỏ nguyên tử của một số nguyên tố khí hiếm; sự hình thành liên kết cộng hoá trị theo nguyên tắc dùng chung electron để tạo ra lớp vỏ electron của nguyên tố khí hiếm (Áp dụng được cho các phân tử đơn giản như H2, Cl2, NH3, H2O, CO2, N2,….).

1

C16

– Nêu được được sự hình thành liên kết ion theo nguyên tắc cho và nhận electron để tạo ra ion có lớp vỏ electron của nguyên tố khí hiếm (Áp dụng cho phân tử đơn giản như NaCl, MgO,…).

– Chỉ ra được sự khác nhau về một số tính chất của chất ion và chất cộng hoá trị.

3.2. Nội dung đề kiểm tra giữa học kì 1 KHTN 7 Cánh diều

Phần I: Trắc nghiệm( 4đ)

Câu 1 :“Trên cơ sở các sổ liệu và phân tích số liệu, con người có thể đưa ra các dự báo hay dự đoán tính chất của sự vật, hiện tượng, nguyên nhân của hiện tượng!” Đó là kĩ năng nào?

A. Kĩ năng quan sát, phân loại.

C. Kĩ năng dự báo

B. Kĩ năng liên kết tri thức.

D. Kĩ năng đo.

Câu 2 : Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

A. Kĩ năng chiến đấu đặc biệt

C. Kĩ năng dự báo

B. Kĩ năng quan sát;

D. Kĩ năng đo đạc

Câu 3: Trong Hình 1.1, ban đầu bình a chứa nước, bình b  chứa một vật rắn không thấm nước. Khi đổ hết nước từ bình a sang bình b thì
mức nước trong bình b được vẽ trong hình. Thể tích của vật rắn là:

A. 33 ml.

B. 73 ml.

C. 32,5 ml.

D. 35,2 ml

Câu 4: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là

A. electron và neutron

C. neutron và electron.

B. proton và neutron.

D. electron, proton và neutron

Câu 5: Khối lượng nguyên tử bằng

A. tổng khối lượng các hạt proton, neutron và electron.

B. tổng khối lượng các hạt proton, neutron trong hạt nhân.

C. tổng khối lượng các hạt mang điện là proton và electron

D. tổng khối lượng neutron và electron.

Câu 6 : Cho các nguyên tố hóa học sau: hydrogen, magnesium, oxygen, potassium, silicon. Số nguyên tố có kí hiệu hóa học gồm 1 chữ cái là

A. 2.B. 3.C. 4.D. 1.

Câu 7. Hiện nay, có bao nhiêu chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học?

A. 5

C. 8

B. 7

D. 9

Câu 8. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được sắp xếp

theo thứ tự tăng dần của

A. Khối lượng

C. tỉ trọng

B. Số proton

D. Số neutron

Câu 9: Trong ô nguyên tố sau, con số 23 cho biết điều gì?

A. Khối lượng nguyên tử của nguyên tố đó

B. Chu kì của nó

C. Số nguyên tử của nguyên tố

D. Số thứ tự của nguyên tố.

Câu 10. Tên gọi của các cột trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học là gì?

A. Chu kì

C. Loại

B. Nhóm

D. Họ

Câu 11 . Phần lớn các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn là

A. Kim loại

C. Khí hiếm

B. Phi kim

D. Chất khí

Câu 12. Đơn chất là gì?

A. được tạo nên từ một nguyên tố hóa học

B. được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học.

C. được tạo nên từ ban guyên tố hóa học

D. được tạo nên từ nhiều nguyên tố hóa học.

Câu 13. Hợp chất là gì?

A. Hợp chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. Hợp chất gồm hai loại lớn là hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ.

B. được tạo nên từ một nguyên tố hóa học

C. được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học.

D. được tạo nên từ ba nguyên tố hóa học.

Câu 14. Chọn câu đúng:

A. Đơn chất và hợp chất giống nhau

C. Hợp chất là những chất tạo nên chỉ duy nhất với 2 nguyên tố hóa học.

B. Đơn chất là những chất cấu tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học

D. Có duy nhất một loại hợp chất.

Câu 15. Trong số các chất dưới đây, thuộc loại hợp chất có:

A. Khí hidro.

C. Photpho.

B. Nhôm.

D. Đá vôi.

Câu 16 . Liên kết cộng hóa trị được hình thành do

A. lực hút tĩnh điện yếu giữa các nguyên tử.

C. các đám mây electron

B. các cặp electron dùng chung

D. các electron hoá trị.

Phần II: Tự luận( 6đ)

Câu 17

a) Cho sơ đồ một số nguyên tử sau:

Hãy chỉ ra: Số p trong hạt nhân, số e trong nguyên tử, số lớp electron và số e lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.

b) Hãy điền kí hiệu hóa học của các nguyên tố hóa học sau:

Tên nguyên tố

Kí hiệu hoá học của nguyên tố

Calcium

Carbon

Oxygen

Nitrogen

Câu 18. Trong tự nhiên có hai loại nguyên tử đều thuộc cùng một nguyên tố hoá học là Ne (Z = 10). Một loại là các nguyên tử Ne có khối lượng nguyên tử là 20 amu và loại còn lại là các nguyên tử Ne có khối lượng nguyên tử là 22 amu. Hãy giải thích vì sao hai loại nguyên tử đó đều thuộc cùng một nguyên tố hoá học Ne?

Câu 19.

a) Kí hiệu của nguyên tố hóa học là gì?

b) Cho các nguyên tố hoá học sau: H, Mg, B, Na, S, O, P, Ne, He, Al.

  • Những nguyên tố nào thuộc cùng một nhóm?
  • Những nguyên tố nào là kim loại? Phi kim? Khí hiếm?

Câu 20.

a) Lấy 1 ví dụ về đơn chất và hợp chất

b) Phân tử 1 hợp chất gồm 1 nguyên tử B, 4 nguyên tử H và nặng bằng nguyên tử oxi.Tìm nguyên tử khối của B, cho biết tên và kí hiệu của B?

Đáp án chi tiết nằm trong file TẢI VỀ MIỄN PHÍ bên dưới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
22
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bon
    Bon

    đề hay

    Thích Phản hồi 23/10/23
    • Bé Bông
      Bé Bông

      cũng vừa sức

      Thích Phản hồi 23/10/23
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Đề thi giữa kì 1 lớp 7

      Xem thêm