Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 7 KNTT - Đề 4

Đề kiểm tra Văn 7 giữa kì 1 Kết nối tri thức

VnDoc gửi tới các bạn Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 7 KNTT - Đề 4 có đầy đủ đáp án và bảng ma trận đề thi. Đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn Văn được để dưới dạng file word và pdf. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em học sinh ôn luyện, làm quen với nhiều đề thi khác nhau mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời các bạn tải về xem toàn bộ đề thi, đáp án và bảng ma trận đề thi.

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Chiếc giày đánh rơi của Gandhi

Có lần trong lúc vội vã bước lên xe lửa, Mahatma Gandhi đánh rơi một chiếc giày xuống đường ray và không thể nào lấy lên được vì xe lửa đã lăn bánh. Ông Gandhi bèn cởi ngay chiếc giày còn lại và ném xa xuống đường ray gần nơi chỗ chiếc giày đã rớt, trước sự ngạc nhiên của những người trên xe.

Một hành khách không kìm được thắc mắc đã lên tiếng hỏi ông tại sao lại làm như vậy. Gandhi đáp:

- Một người nghèo nào đó sẽ tìm thấy chiếc giày trên đường ray rồi họ sẽ tìm thấy chiếc thứ hai. Và như vậy, họ sẽ có đủ cả đôi để dùng.

Phải chăng Gandhi đã nhận ra rằng: biết chia sẻ với những người đau khổ hơn, là cách tốt nhất để vơi đi những đau khổ đang có. Và bởi hạnh phúc trong cuộc đời không phụ thuộc nhiều vào điều xảy ra với bạn mà phụ thuộc vào cách bạn đón nhận nó.

(Quà tặng cuộc sống, Nhà xuất bản tổng hợp)

(* Mahatma Gandhi là vị anh hùng dân tộc Ấn Độ - người chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân Anh và giành độc lập cho Ấn Độ)

Câu 1. Ngôi kể của truyện?

A. Ngôi thứ hai

B. Ngôi thứ nhất

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ tư

Câu 2. Cụm từ “Có lần trong lúc vội vã bước lên xe lửa” trong câu “Có lần trong lúc vội vã bước lên xe lửa, Mahatma Gandhi đánh rơi một chiếc giày xuống đường ray…” là thành phần:

A. Vị ngữ

B. Thành phần giải thích

C. Chủ ngữ

D. Trạng ngữ

Câu 3. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 4. Từ “vội vã” trong cụm từ “Có lần trong lúc vội vã bước lên xe lửa” là:

A. Từ láy

B. Từ ghép

C. Từ đơn

D. Cụm từ

Câu 5. Gandhi đã làm gì khi vô tình đánh rơi chiếc giày xuống đường ray?

A. Im lặng bước lên tàu.

B. Lặng lẽ tháo chiếc giày còn lại ra.

C. Cởi ngay chiếc giày còn lại và ném xa xuống đường ray gần nơi chỗ chiếc giày đã rớt.

D. Ông Gandhi tiếp tục cuộc hành trình với một chiếc giày.

Câu 6. Nghĩa của từ “ngạc nhiên” trong câu: “…trước sự ngạc nhiên của những người trên xe” là gì?

A. Giật mình.

B. Lấy làm lạ, cảm thấy hoàn toàn bất ngờ đối với mình.

C. Lạ lẫm, không quen.

D. Buồn cười trước sự việc đang diễn ra.

Câu 7. Gandhi trong câu chuyện là một người như thế nào?

A. Là một người biết chia sẻ với những người đau khổ hơn, và biết cách đón nhận hạnh phúc.

B. Là người thân thiện với mọi người xung quanh.

C. Là người không tham lam.

D. Là người rất vui tính và lạc quan.

Câu 8. Vì sao Gandhi sẵn sàng ném chiếc giày còn lại xuống đường ray?

A. Vì thiếu một chiếc thì chiếc còn lại sẽ trở nên vô nghĩa.

B. Vì Gandhi muốn làm một điều gì đó gây ngạc nhiên cho mọi người.

C. Vì không còn cách nào khác.

D. Vì Gandhi tốt bụng đã nghĩ một người nghèo nào đó sẽ tìm thấy chiếc giày trên đường ray rồi họ sẽ tìm thấy chiếc thứ hai. Và như vậy, họ sẽ có đủ cả đôi để dùng.

Câu 9. Em có đồng ý với cách ứng xử và hành động của Gandhi không? Vì sao? (Trình bày bằng đoạn văn từ 3 đến 5 câu)

Câu 10. Qua câu chuyện trên, em rút ra cho mình bài học gì có ý nghĩa nhất? (Trình bày bằng đoạn văn từ 5 đến 7 câu)

II. VIẾT (4.0 điểm)

Viết đoạn văn cảm nhận của em về một bài thơ 4 chữ hoặc 5 chữ đã học, đã đọc.

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn lớp 7

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

C

0,5

2

D

0,5

3

A

0,5

4

A

0,5

5

C

0,5

6

B

0,5

7

A

0,5

8

D

0,5

9

- Nêu được quan điểm: đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần.

- Lí giải được lí do lựa chọn quan điểm của bản thân.

(Quan điểm và lý giải phải phù hợp chuẩn mực đạo đức và lối sống)

Gợi ý: Đồng ý vì đó là cách xử sự rất thông minh và nhân hậu. Đồng thời thể hiện một cách sống ngay thẳng, chân thành, đáng trân trọng.

1,0

10

Đây là dạng câu hỏi mở, mỗi học sinh có thể rút ra được những bài học nhận thức riêng cho bản thân nhưng cần phù hợp với chuẩn mực đạo đức.

Gợi ý

- Bài học: “Biết chia sẻ với những người đau khổ hơn, là cách tốt nhất để vơi đi những đau khổ đang có.”

- Lý giải: Cần biết chia sẻ với những người khốn khó, khổ đau hơn mình sẽ thấy nỗi khốn khó, đau khổ của mình nhỏ bé lại, có như vậy mới có thể nhẹ nhõm, hạnh phúc trong tâm hồn. Nhân hậu như là một phương thuốc chữa lành các vết thương.

1,0

II

LÀM VĂN

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn cảm nhận

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: viết đoạn văn cảm nhận một bài thơ 4 chữ (5 chữ) đã học hoặc đã đọc.

0,25

c. Cảm nhận bài thơ:

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

3,0

- Mở đoạn : Giới thiệu bài thơ của tác giả nào, nội dung bài thơ hướng tới điều gì sâu sắc ?

- Thân đoạn:

+ Ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.

+ Diễn tả cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

+ Từ nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ thấy được tâm tình gì của tác giả ?

- Kết đoạn : Khái quát cảm xúc về bài thơ.

0,5

2.0

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, chặt chẽ, sáng tạo.

0,25

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lớp 7

    Xem thêm