Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 - Tất cả các môn
Bộ đề kiểm tra giữa học kì 1 lớp 7 sách Chân trời sáng tạo
VnDoc giới thiệu tới các bạn Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 7 Chân trời sáng tạo năm học 2024 - 2025, bao gồm đề thi các môn Toán 7, Ngữ văn 7, Tiếng Anh 7, GDCD 7... được biên soạn bám sát chương trình học trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo lớp 7, giúp các em có nguồn tài liệu ôn thi hiệu quả. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu hữu ích cho thầy cô tham khảo ra đề.
1. Link tải chi tiết từng đề
- Đề thi giữa kì 1 Văn 7 CTST - Đề 1
- Đề thi giữa kì 1 Văn 7 CTST - Đề 2
- Bộ đề thi giữa kì 1 Văn 7 CTST
- Bộ Đề thi giữa kì 1 Toán 7 CTST - Bộ 1
- Bộ đề thi giữa kì 1 Toán 7 CTST - Bộ 2
- Đề thi giữa kì 1 Toán 7 CTST - Đề 1
- Đề thi giữa kì 1 Toán 7 CTST - Đề 2
- Đề thi giữa kì 1 Toán 7 CTST - Đề 3
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn tiếng Anh CTST
- Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn GDCD
- Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn GDCD
- Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Công nghệ
- Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - Đề 1
- Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - Đề 2
- Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - Đề 3
- Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo - Đề 4
- Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn KHTN
- Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn KHTN - Đề 2
- Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Lịch sử - Địa lý
- Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 7
- Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm 7
- Đề thi giữa kì 1 Tin học 7 Chân trời sáng tạo
2. Một số đề tham khảo
Đề thi giữa kì 1 Toán 7
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào phương án đúng duy nhất trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Trong các câu sau, câu nào đúng?
A. Số hữu tỉ âm nhỏ hơn số hữu tỉ dương;
B. Số 0 là số hữu tỉ dương;
C.Số nguyên âm không phải là số hữu tỉ âm;
D. Tập hợp ℚ gồm các số hữu tỉ dương và các số hữu tỉ âm.
Câu 2: Kết quả của phép tính \(\frac{4}{5} - \frac{{23}}{{15}}\) bằng:
A. \(\frac{7}{{15}}\) | B. \(\frac{{ - 1}}{{15}}\) | C. \(\frac{{ - 11}}{{15}}\) | D. \(\frac{{ - 7}}{{15}}\) |
Câu 3: Giá trị x thỏa mãn \(x - \left( { - \frac{4}{5}} \right) = \frac{6}{{20}}\) là:
A. \(x = \frac{1}{5}\) | B. \(x = \frac{1}{2}\) | C. \(x = \frac{{ - 1}}{2}\) | D. \(x = \frac{{ - 1}}{5}\) |
Câu 4: Cho x1 là giá trị thỏa mãn \(\frac{3}{7} + \frac{1}{7}:x = \frac{3}{{14}}\) và x2 là giá trị thỏa mãn \(\frac{5}{7} + \frac{6}{{11}}:x = 2\). Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
A. \({x_1} = {x_2}\) | B. \({x_1} < {x_2}\) |
C. \({x_1} > {x_2}\) | D. \({x_1} = 2{x_2}\) |
Câu 5: Tìm số nguyên dương n thỏa mãn \({\left( {\frac{5}{3}} \right)^n} = \frac{{625}}{{81}}\)
A. n = 2 | B. n = 3 |
C. n = 4 | D. n = 5 |
Câu 6. \(\frac{1}{4}\)là kết quả của phép tính:
A. \(\frac{5}{{16}} + \frac{7}{8} + \frac{{30}}{{32}}\) | B. \(\frac{7}{8} - \frac{{30}}{{32}}\) | C. \(\frac{5}{{16}} + \frac{7}{8}\) | D. \(\frac{5}{{16}} + \frac{7}{8} - \frac{{30}}{{32}}\) |
Câu 7. Trong hình dưới đây có bao nhiêu hình lập phương, bao nhiêu hình hộp chữ nhật?
A. 2 hình lập phương, 3 hình hộp chữ nhật;
B. 1 hình lập phương, 3 hình hộp chữ nhật;
C. 2 hình lập phương, 2 hình hộp chữ nhật;
D. 0 hình lập phương, 4 hình hộp chữ nhật.
Câu 8 . Hãy chọn khẳng định sai.
Hình lập phương ABCD.A ' B ' C ' D ' có:
A. 8 đỉnh;
B. 4 mặt bên;
C. 6 cạnh;
D. 6 mặt.
Câu 9. Cho hình hộp chữ nhật ABCD. EFGH. Cho AB = 4 cm, BC = 2 cm,
AE = 4 cm. Khẳng định đúng là:
A. HG = 4 cm, HE = 2 cm, GC = 4 cm;
B. HG = 2 cm, HE = 2 cm, GC = 4 cm;
C. HG = 4 cm, HE = 2 cm, GC = 2 cm;
D. HG = 4 cm, HE = 4 cm, GC = 4 cm.
Câu 10. Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:
A. Hình lăng trụ đứng tam giác có mặt bên là hình tam giác;
B. Hình lăng trụ đứng tam giác là có mặt đáy là hình chữ nhật;
C. Hình lăng trụ đứng tam giác có mặt đáy là hình tam giác;
D. Hình lăng trụ đứng tam giác có mặt đáy là hình tứ giác.
Câu 11. Tấm bìa bên dưới có thể tạo lập thành một hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác đều.
Chiều cao của hình lăng trụ đứng là:
A. 2 cm;
B. 2,2 cm;
C. 4 cm;
D. 4,4 cm.
Câu 12. Chọn phát biểu sai:
A. Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau;
B. Hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia được gọi là hai góc đối đỉnh;
C. Hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm tạo thành hai cặp góc đối đỉnh;
D. Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh.
PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Bài 1. (1,5 điểm) Thực hiện phép tính:
\(a. {{\left( \frac{-1}{2} \right)}^{2}}+\frac{3}{4}:\frac{-2}{3}\)
\(b. \left( 2\frac{1}{3}+\frac{1}{6} \right):\left( -3\frac{2}{3}+4\frac{1}{2} \right)\)
\(c. \left( -0,5-\frac{3}{5} \right):3+\frac{1}{3}+\frac{1}{6}:2\)
Bài 2. (1,5 điểm) Tìm x, biết:
\(a. 2x+\frac{1}{3}=\frac{5}{6}\)
\(b. 1\frac{2}{3}:x+\frac{3}{7}=-\frac{6}{5}\)
c) (x – 5)2 = (1 – 3x)2.
Bài 3. (0,75 điểm) Bác Long có một căn phòng hình hộp chữ nhật có một cửa ra vào và một cửa sổ hình vuông với các kích thước như hình vẽ.
Hỏi bác Long cần trả bao nhiêu chi phí để sơn bốn bức tường xung quanh của căn phòng này (không sơn cửa)? Biết rằng để sơn mỗi mét vuông tốn 30 nghìn đồng.
Bài 4. (1,5 điểm) Một khối gỗ có dạng hình lăng trụ đứng đáy là tam giác vuông có kích thước thước hai cạnh góc vuông là 3 dm; 4 dm, cạnh huyền (cạnh đối diện với góc vuông) là 0,5 m. Người ta khoét một lỗ lăng trụ đứng đáy tam giác vuông hai cạnh góc vuông có kích thước là 1,5 dm; 2 dm; cạnh huyền 2,5 dm. Biết khối gỗ dài 0,45 m (hình vẽ).
a) Tính thể tích của khối gỗ.
b) Người ta muốn sơn tất cả các bề mặt của khối gỗ. Tính diện tích cần sơn (đơn vị mét vuông).
Bài 5 (1,25 điểm)
Vẽ góc xOy có số đo bằng 600. Vẽ tia Om là tia đối của tia Ox.
a) Gọi tên hai góc kề bù có trong hình vừa vẽ.
b) Tính số đo góc yOm.
c) Vẽ tia Ot là tia phân giác của góc xOy. Tính số đo các góc tOy và tOm.
Bài 6 (0,5 điểm) Một công ty phát triển kĩ thuật có một số thông báo rất hấp dẫn: Cần thuê một nhóm kĩ thuật viên hoàn thành một dự án trong vòng 17 ngày, công việc rất khó khăn nhưng tiền công cho dự án rất thú vị. Nhóm kĩ thuật viên được nhận làm dự án sẽ lựa chọn một trong hai phương án trả tiền công như sau:
– Phương án 1: Nhận một lần và nhận tiền công trước với mức tiền 170 triệu đồng;
– Phương án 2: Ngày đầu tiên nhận 3 đồng, ngày sau nhận gấp 3 lần ngày trước đó.
Em hãy giúp nhóm kỹ thuật viên lựa chọn phương án để nhận được nhiều tiền công hơn và giải thích tại sao chọn phương án đó.
Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 7
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
MÈO ĂN CHAY
Có một con mèo già, chậm chân, mắt mờ không vồ bắt được chuột nữa, bèn nghĩ ra một kế để lừa đàn chuột trong nhà.
Một hôm, mèo già đeo tràng hạt, gõ mõ, tụng kinh và nói rằng từ nay nó không bắt chuột nữa vì nó tu hành nên kiêng ăn thịt sống, kiêng sát sinh. Lúc đầu, đàn chuột nửa tin, nửa ngờ. Nhưng mấy ngày sau vẫn thấy mèo ngồi niệm Phật và chỉ ăn rau. Có con thử lại gần mà mèo cũng không vồ nên chúng tin là mèo già tụng kinh, sám hối thật. Vì thế, đàn chuột thường nhởn nhơ đi lại cạnh mèo già, không còn lo bị mèo ăn thịt nữa.
Một buổi tối, cả đàn lại xếp hàng một đi qua chỗ mèo già ngồi để vào hang. Mèo ta biết thế, liền cho đàn chuột chui vào hang chỉ còn lại con cuối cùng, liền vồ lấy nuốt chửng. Hôm đầu, thấy thiếu một con thì chúng đâm hoang mang. Con chuột đầu đàn nghi là mèo già bắt, hôm ấy thử đi ở cuối cùng xem sự thể ra sao.
Mèo ta nhe răng, giơ vuốt ra vồ, chuột đầu đàn chỉ kịp kêu thét lên báo cho cả đàn rồi cũng bị mèo nuốt chửng.Từ đó lũ chuột luôn nhắc rằng chớ có bao giờ tin những kẻ độc ác giả nhân giả nghĩa mà thiệt mạng.
(https://thuvienpdf.com/chi-tiet-tang-thu-vien/133/PO-meo-an-chay)
Câu 1 (1 điểm): Xác định ngôi kể và thể loại của văn bản trên.
Câu 2 (1 điểm): Tìm và xác định loại phó từ được sử dụng trong câu sau:
“Có một con mèo già, chậm chân, mắt mờ không vồ bắt được chuột nữa, bèn nghĩ ra một kế để lừa đàn chuột trong nhà.”
Câu 3 (1 điểm): Thành ngữ “giả nhân giả nghĩa” trong câu văn: “Từ đó lũ chuột luôn nhắc rằng chớ có bao giờ tin những kẻ độc ác giả nhân giả nghĩa mà thiệt mạng.” nói về điều gì?
Câu 4 (1 điểm): Nêu bài học rút ra từ câu chuyện trên.
Câu 5 (1 điểm): Em có đồng tình với việc làm của con mèo già không? Vì sao?
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
Đáp án đề thi Văn 7 giữa kì 1 CTST
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | - Ngôi kể: ngôi thứ ba. - Thể loại: ngụ ngôn. | 0.5 điểm 0.5 điểm |
Câu 2 | - Phó từ: một. - Loại phó từ: chỉ số lượng. | 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 3 | - Thành ngữ “giả nhân giả nghĩa”: Làm ra vẻ có nhân, có nghĩa, nhưng thực ra chỉ là giả dối, giả vờ tỏ ra tử tế. | 1 điểm |
Câu 4 | - HS rút ra bài học phù hợp. - Bài học: Câu chuyện phê phán những kẻ oai quyền giả nhân giả nghĩa, trong lòng thì mưu mô ác độc. Bởi vậy, trong cuộc sống, những con người cólời ngon ngọt chưa hẳn là tốt đẹp, nhưng lời nói thật lòng khó nghe lại có thể không phải là xấu. | 1 điểm |
Câu 5 | - HS nêu được ý kiến đồng tình / không đồng tình và lí giải hợp lí (phù hợp với chuẩn mực đạo đức). | 1 điểm |
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Đáp án | Điểm |
*Hình thức: xác định đúng yêu cầu đề và cấu trúc của bài văn tự sự, đảm bảo bố cục 3 phần. Mở bài: - Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại. - Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan. | 1 điểm 0,5 điểm 3 điểm 0,5 điểm |
Thân bài: - Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật, sự kiện. + Câu chuyện, huyền thoại liên quan đến nhân vật, sự kiện. + Dấu tích liên quan. - Thuật lại nội dung/ diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử. + Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn,…); kết hợp kể chuyện với miêu tả. - Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/ sự kiện lịch sử. | |
Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc. * Biểu điểm chung: - Điểm 5: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài văntự sự, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, mạch lạc, liên kết, mắc một số lỗi chính tả, dùng từ. - Điểm 3,4: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài văntự sự, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có mạch lạc, liên kết, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 2: Bố cục không rõ ràng, đảm bảo đúng yêu cầu bài văn phân tích, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 1: Các trường hợp còn lại. |
Đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn tiếng Anh
Choose the correct answer
1. I’ve got DVDs by Leona Lewis and Beyonce. They’re really good …………..
A. players
B. singers
C. actors
D. directors
2. Our school has got a …………. on the internet.
A. website
B. mouse
C. email
D. director
3. The football …………. is on Sunday.
A. group
B. match
C. player
D. camera
4. It’s cold. I need ………….. cup of tea to keep warm.
A. the
B. a
C. an
D. Ø
5. Do you think that hobby us ……… and boring?
A. easy
B. difficult
C. danger
D. interesting
Choose the word which has a different sound in the part underlined
1. A. bird | B. girl | C. first | D. sister |
2. A. burn | B. sun | C. hurt | D. turn |
3. A. hobby | B. hour | C. hotel | D. hot |
Choose the word which has different stress from the others
1. A. arrange | B. foreign | C. lyric | D. model |
2. A. receive | B. perceive | C. present | D. arrange |
Complete the sentences using the correct forms of the verbs
1. They always …………….. (walk) to school at 6.30.
2. Are you …………….. (have) lunch now?
3. Tom …………….. (make) his bed every morning.
Read the text, and answer the questions
Many of us find it difficult to concentrate on a Saturday, so it’s no surprise that nearly half of us waste our time at work on Saturday afternoon by looking up funny news articles on the internet, watching silly videos, or planning our next holiday. But unfortunately the problem isn’t just a Saturday problem. People are wasting more and more time being distracted by the internet and social network when they should be studying or working. A report has shown how computer users waste up to eight days in a month on the internet. Most of the people who were questioned said they were distracted “all or most of the time” when they study or work online. The study showed that the internet can be bad for relationship too, as people argue with their parents who spend too much time in front of their computers or mobile device. Luckily, there is a simple answer to the problem: get off the internet and get on with life.
1. What is the problem with Saturday afternoons?
___________________________________________________
2. What kind of distractions does the text talk about?
___________________________________________________
3. How much time do people waste not working?
___________________________________________________
4. Why is the internet bad for relationship?
___________________________________________________
Put the words in the correct order
1. like/ shopping/ do/ why/ you/ ?/
___________________________________________________
2. watch/ when/ TV/ you/ do/ ?/
___________________________________________________
3. he/ after school/ does/ visit/ who/ ?/
___________________________________________________
4. my sister/ classes today/ history/ got/ hasn’t
___________________________________________________
Xem đáp án đề thi tiếng Anh tại đây: Đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn tiếng Anh sách Chân trời sáng tạo.
Đề kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục công dân 7
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm - Mỗi lựa chọn đúng được 0,25 điểm)
Lựa chọn đáp án em cho là đúng nhất:
Câu 1. Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy?
A. Tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ"; “phép vua còn thua lệ làng; “trọng nam khinh nữ.
B. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình.
C. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bao dung, trọng tình nghĩa.
D. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.
Câu 2. Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là:
A. truyền thống quê hương.
B. truyền thống gia đình.
C. truyền thống dòng họ.
D. truyền thống dân tộc.
Câu 3. Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây?
A. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.
B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương.
C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.
D. Luôn có trách nhiệm với quê hương.
Câu 4: Trên đường đi học về, em phát hiện có hành vi đập phá khu di tích của làng. Trong trường hợp này em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây sao cho phù hợp nhất
A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân.
B. Dùng lời lẽ hỗn hào để mắng chửi.
C. Đứng xem quá trình đập phá.
D. Báo với cơ quan chính quyền để có biện pháp.
Câu 5: Thường xuyên chú ý đến người khác là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Quan tâm.
B. Cảm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.
Câu 6: Đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Quan tâm.
B. Cảm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.
Câu 7: Đồng cảm, san sẻ với ngưòi khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Quan tâm.
B. Cảm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.
Câu 8: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
A. Giúp đỡ những người gặp khó khăn.
B. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn.
C. Gen ghét, đố kị với người khác.
D. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai.
Câu 9: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện thái độ học tập giác tích cực?
A. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
B. Học trước chơi sau.
C. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới.
D. Chơi điện tử trong giờ học.
Câu 10. Cách học tập nào sau đây thể hiện tự giác, tích cực học tập?
A. Phong cho rằng học hiểu bài là được, không cần thiết phải phát biểu ý kiến trước lớp.
B. Để đạt kết quả học tập tốt chỉ cần làm hết bài tập trong sách giáo khoa là đủ.
C. Có bài nào khó Lan lập tức nhờ bố hướng dẫn ngay.
D. Luôn chủ động hoàn thành bài tập về nhà sớm hơn thời gian cô giáo quy định.
Câu 11: Câu tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn nào sau đây thể hiện tích cực, tự giác trong học tập?
A. Dễ làm khó bỏ
B. Việc hôm nay chớ để ngày mai.
C. Học học nữa, học mãi.
C. Cái khó bó cái khôn.
Câu 12: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào thể hiện tinh thần học tập tự giác tích cực?
A. H ăn cơm xong, đợi bố mẹ nhắc nhở rồi mới ngồi học và làm bài tập về nhà.
B. T không làm bài tập về nhà và hôm sau đến lớp sớm để chép bài các bạn.
C. Ngoài giờ học trên lớp, N còn lên thư viện đọc tài liệu, tư liệu tham khảo.
D. Bạn A cho rằng chỉ cần học thuộc tốt lí thuyết để làm bài kiểm tra
Phần II. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Em hãy liệt kê những việc nên làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Câu 2 (3 điểm):)
H và N là bạn học cùng lớp và ở gần nhà nhau. H bị ốm và phải nghỉ học nhiều ngày. Để giúp đỡ H, buổi chiều N thường sang nhà đưa vở cho H chép bài và giải thích những chỗ khó hiểu cho bạn. M cùng lớp thấy vậy cho rằng N làm vậy là không đúng, vì học là nhiệm vụ của học sinh nên H phải tự học tập để hoàn thành nhiệm vụ thầy cô giao.
1, Em nhận xét gì về việc làm của N? Theo em ý kiến của M như vậy có đúng không? Tại sao?
2. Liên hệ những việc làm của bản thân em thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh em?
3. Em hãy vận dụng kiến thức đã học giải thích ý nghĩa câu “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”?
Câu 3 (1 điểm): Mỗi khi sang nhà T chơi, thấy T cặm cụi làm thêm những bài tập nâng cao, mở rộng kiến thức, H liền nói: "Cậu ngốc quá đây có phải là những bài tập thầy cô giao đâu mà phải làm. Chúng mình chỉ cần làm hết các bài trong sách giáo khoa là tốt lắm rồi!".
Em có nhận xét gì về lời nói của H? Nếu là T, em sẽ nói gì với H?
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục công dân 7
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
CÂU | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đ/A | C | A | B | D | A | B | C | A | D | D | C | C |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 1 (3,0 điểm) | Tìm hiểu về truyền thống của quế hương mình. Tham gia các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hoá của địa phương, quê hương. Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của quê hương bằng những việc làm như: chăm chỉ học tập, tham gia các câu lạc bộ về nghề truyền thông, âm nhạc, nghệ thuật truyền thống,.. Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hoá truyền thống. | 3,0 điểm |
Câu 3 (3,0 điểm) | a, Theo em việc của N rất là đúng vì nếu bạn H ốm thì không thể ghi bài và không thể đến lớp , cho lên bạn N đã ghi đầy đủ bài vở rồi mang về cho bạn chép và giảng cho bạn . - Theo em , ý kiến của bạn M là sai vì thấy bạn bị ốm phải giúp đỡ bạn để bạn theo kịp bài học. b, Học sinh tự liên hệ bản than về những việc làm thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh. c, HS vận dụng kiến thức đã học để giải thích. (Tuỳ từng mức độ vận dụng của Hs để cho điểm) | 3,0 điểm |
Câu 3 (1,0 điểm) | - Không đổng tình với lời nói của H vì trong học tập, để nắm vững kiến thức thì ngoài việc làm các bài tập trong sách giáo khoa, học sinh cần tích cực làm thêm các bài tập mở rộng, nâng cao ở sách tham khảo. Việc làm đó sẽ giúp em nhanh tiến bộ trong học tập. - Giảng giải, phân tích để giúp H hiểu được ý nghĩa của việc tích cực, tự giác ôn tập, làm thêm các bài tập ở ngoài sách giáo khoa để củng cố kiến thức và kĩ năng. Đồng thời khuyên H nên dành thời gian cho việc học tập và hẹn bạn đi chơi vào dịp cuối tuần. | 1,0 điểm |
Đề thi Lịch sử và Địa lí 7 giữa kì 1
A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Châu Âu có mấy khu vực địa hình?
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Câu 2. Các quốc gia nào sau đây ở châu Âu tiếp nhận số người nhập cư lớn nhất?
A. Đức, Anh và Pháp.
B. Pháp, Hà Lan và Bỉ.
C. Anh, Na Uy và Đức.
D. I-ta-li-a, Bỉ và Anh.
Câu 3. Hiện nay, Liên minh châu Âu có bao nhiêu quốc gia thành viên?
A. 26.
B. 27.
C. 28.
D. 29.
Câu 4. Đồng bằng nào sau đây không thuộc châu Á?
A. Đồng bằng Tây Xibia.
B. Đồng bằng Ấn - Hằng.
C. Đồng bằng Trung tâm.
D. Đồng bằng Hoa Bắc.
Câu 5. Ở châu Âu, ngành nào sau đây sử dụng nhiều nước nhất?
A. Công nghiệp.
B. Dịch vụ.
C. Nông nghiệp.
D. Thương mại.
Câu 6. Ở châu Âu, đới lạnh nằm ở khu vực nào sau đây?
A. Bắc Âu.
B. Đông Âu.
C. Nam Âu.
D. Tây Âu.
Câu 7. Nhận định nào sau đây đúng với cơ cấu dân số theo trình độ học vấn ở châu Âu?
A. Tỉ lệ sinh ngày càng giảm và tuổi thọ trung bình của dân cư tăng.
B. Dân cư có trình độ học vấn cao và thuộc nhóm cao trên thế giới.
C. Ở châu Âu có tỉ lệ nữ cao hơn nam và đang có sự thay đổi nhanh.
D. Tuổi thọ trung bình giảm và tỉ lệ nam giới luôn cao hơn nữ giới.
Câu 8. Hiện nay, nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính các quốc gia ở châu Âu chú trọng vấn đề nào sau đây?
A. Sử dụng các nguồn năng lượng sạch và dầu mỏ, khí đốt.
B. Đầu tư vào công nghệ xanh, phát triển năng lượng tái tạo.
C. Phát triển công nghiệp xanh, phát triển vận tải đường bộ.
D. Tăng cường, ưu tiên sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch.
Câu 9. Đối tác kinh tế lớn nhất của Liên minh châu Âu là
A. Nam Phi và châu Á - Thái Bình Dương.
B. Bắc Mĩ và châu Á - Thái Bình Dương.
C. Nam Mĩ và châu Á - Thái Bình Dương.
D. Bắc Phi và châu Á - Thái Bình Dương.
Câu 10. Vùng trung tâm châu Á có địa hình chủ yếu nào sau đây?
A. Núi và sơn nguyên cao.
B. Các đồng bằng rộng lớn.
C. Nhiều đồng bằng nhỏ.
D. Vùng đồi núi trung bình.
Câu 11. Càng về phía Nam của môi trường ôn đới lục địa ở châu Âu, lần lượt có các thảm thực vật nào dưới đây?
A. Lá kim, lá rộng, hỗn giao và thảo nguyên.
B. Lá kim, hỗn giao, lá cứng và thảo nguyên.
C. Lá cứng, hỗn giao, thảo nguyên và lá rộng.
D. Thảo nguyên, lá kim, lá cứng và hỗn giao.
Câu 12. Biểu hiện nào sau đây không chứng tỏ Liên minh châu Âu là một trung tâm kinh tế lớn trên thế giới?
A. EU là đối tác thương mại hàng đầu của 80 quốc gia, khu vực.
B. EU có 3/7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7).
C. EU là nhà trao đổi hàng hóa và dịch vụ lớn nhất trên thế giới.
D. EU là liên kết khu vực kinh tế nhiều thành viên nhất thế giới.
II. Tự luận
Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày đặc điểm sông ngòi châu Á. Nêu ý nghĩa của sông, hồ đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á.
B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp trong các thành thị ở Tây Âu thời trung đại đã
A. phá vỡ kinh tế tự nhiên của các lãnh địa.
B. kìm hãm sự phát triển của kinh tế hàng hóa.
C. tạo điều kiện cho nền kinh tế tự cấp, tự túc phát triển.
D. duy trì và củng cố nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng hệ quả tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí (cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI)?
A. Tìm ra những vùng đất mới, con đường hàng hải mới,…
B. Thúc đẩy giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các châu lục.
C. Thổ dân châu Mĩ và nền văn hóa của họ bị hủy diệt.
D. Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy chủ nghĩa tư bản ra đời.
Câu 3. Từ thế kỉ XVI, tại các vùng nông thôn ở Tây Âu, nông dân bị mất đất, phải vào làm thuê trong các đồn điền, trang trại, bán sức lao động, trở thành
A. công nhân nông nghiệp.
B. công nhân xí nghiệp.
C. công nhân chất lượng cao.
D. công nhân canh tác.
Câu 4. Thông qua những tác phẩm của mình, các nhà Văn hóa Phục hưng đã
A. tuyên truyền giáo lí của Thiên Chúa giáo.
B. ca ngợi công lao của các vị Hoàng đế.
C. củng cố sự tồn tại của chế độ phong kiến.
D. lên án gay gắt Giáo hội Thiên Chúa giáo.
Câu 5. Sự kiện nào dưới đây được coi là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản để chống lại chế độ phong kiến ở châu Âu?
A. Phong trào văn hóa phục hưng.
B. Cuộc chiến tranh nông dân Đức.
C. Phong trào cải cách tôn giáo.
D. Cuộc chiến tranh nông dân Pháp.
Câu 6. Tác phẩm nào dưới đây không thuộc “tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc thời phong kiến?
A. Hồng lâu mộng.
B. Tây sương kí.
C. Tam quốc diễn nghĩa.
D. Thủy hử.
Câu 7. Công trình kiến trúc nào là biểu tượng của văn minh Trung Hoa nhưng lại gắn liền với tên tuổi của một người Việt (Nguyễn An)?
A. Tử Cấm Thành.
B. Hoàng Hạc lâu.
C. Phượng Hoàng cổ trấn.
D. Di Hòa Viên.
Câu 8. Một thành tựu y học thời Gúp-ta liên quan đến y tế cộng đồng ngày nay là biết
A. mổ hở.
B. chế tạo vắc-xin.
C. giải phẫu cơ thể.
D. chế tạo thuốc mê.
Câu 9. Dưới thời Vương triều Hồi giáo Đê-li, thực quyền trong xã hội Ấn Độ thuộc về
A. người Ấn bản địa theo đạo Hồi.
B. người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ.
C. người Ấn bản địa theo đạo Hin-đu.
D. người Hồi giáo gốc Mông Cổ.
Câu 10. Đế quốc Mô-gôn bước vào giai đoạn phát triển thịnh trị nhất dưới thời kì cai trị của vị vua nào?
A. San-đra Gúp-ta I.
B. A-sô-ca.
C. A-cơ-ba.
D. Sa Gia-han.
Câu 11. Thế kỉ XIII, tôn giáo nào được du nhập vào Đông Nam Á?
A. Thiên Chúa giáo.
B. Phật giáo.
C. Hin-đu giáo.
D. Hồi giáo.
Câu 12. Từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XV, tình hình Đông Nam Á có điểm gì nổi bật?
A. Hình thành các quốc gia phong kiến.
B. Các quốc gia phong kiến phát triển thịnh đạt.
C. Các quốc gia phong kiến bước vào thời kì suy yếu.
D. Hình thành nhiều vương quốc sơ kì ở lưu vực các dòng sông lớn.
II. Tự luận (2,0 điểm):
a. Vẽ sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (từ thời Đường đến thời Thanh).
b. Hãy cho biết bài thơ nói đến sự kiện lịch sử nào của Việt Nam. Sự kiện này diễn ra trong triều đại nào của phong kiến Việt Nam và phong kiến Trung Quốc?
“Đống Đa xưa bãi chiến trường,
Ngổn ngang giặc chết vùi xương thành gò.
Mùng năm Tết trận thắng to,
Gió reo còn vắng tiếng hò ba quân.
Mùng năm giỗ trận tưng bừng,
Nhớ ngày chiến thắng vang lừng núi sông...”
(Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tiếng Việt 2, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000, trang 47)
Đề thi giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 7
A . TRẮC NGHIỆM: ( 4,0 điểm). Chọn đáp án đúng nhất ghi vào tờ giấy kiểm tra.
Câu 1: (nhận biết)Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua các bước:
(1)Hình thành giả thuyết
(2) Rút ra kết luận
(3)Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết
(4)Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu
(5)Thực hiện kế hoạch
Em hãy sắp xếp các bước trên cho đúng thứ tự của phương pháp tìm hiểu tự nhiên:
A.1-2-3-4-5
B.5-4-3-2-1
C.4-1-3-5-2
D.3-4-1-5-2
Câu 2.(nhận biết) Có những hạt nào được tìm thấy trong hạt nhân của nguyên tử?
A. Các hạt mang điện tích âm (electron).
B. Các hạt neutron và hạt proton.
C. Các hạt neutron không mang điện.
D. Hạt nhân nguyên tử không chứa hạt nào bên trong.
Câu 3.(thông hiểu) Điều nào sau đây mô tả đầy đủ thông tin nhất về proton?
A. Proton là một hạt vô cùng nhỏ và mang điện tích âm.
B. Proton là một hạt mang điện tích dương và được phát hiện trong hạt nhân nguyên tử.
C. Proton là một hạt không mang điện và được tìm thấy trong hạt nhân nguyên tử.
D. Proton là một hạt vô cùng nhỏ, mang điện tích dương và được phát hiện trong hạt nhân nguyên tử.
Câu 4.(thông hiểu) Một đơn vị khối lượng nguyên tử (1 amu) theo định nghĩa có giá trị bằng
A. 1/16 khối lượng của nguyên tử oxygen.
B. 1/32 khối lượng của nguyên tử sulfur.
C. 1/12 khối lượng của nguyên tử carbon.
D. 1/10 khối lượng của nguyên tử boron.
Câu 5. (nhận biết) Trong các nguyên tử sau, nguyên tử nào có khối lượng nguyên tử lớn nhất?
A. Na.
B. O.
C. Ca.
D. H.
Câu 6.(thông hiểu) Khối lượng của các hạt dưới nguyên tử (proton, neutron) được đo bằng đơn vị
A. gam.
B. amu.
C. mL.
D. kg.
Câu 7.(nhận biết) Điền từ phù hợp vào chỗ trống: “Số … là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học”.
A. electron.
B. proton.
C. neutron.
D. neutron và electron.
Câu 8.(nhận biết) Hiện nay, số nguyên tố hóa học trong tự nhiên là
A. 110.
B. 102
C. 98.
D. 82.
Câu 9(nhận biết) Kí hiệu hóa học của kim loại calcium là
A. Ca.
B. Zn.
C. Al.
D. C.
Câu 10.(nhận biết) Nguyên tố hóa học là tập hợp nguyên tử cùng loại có …
A. cùng số neutron trong hạt nhân.
B. cùng số proton trong hạt nhân.
C. cùng số electron trong hạt nhân.
D. cùng số proton và số neutron trong hạt nhân.
Câu 11.(nhận biết) Nhà khoa học nổi tiếng người Nga đã có công trong việc xây dựng bảng tuần hoàn sử dụng đến ngày nay là
A. Dimitri. I. Mendeleev.
B. Ernest Rutherford.
C. Niels Bohr.
D. John Dalton.
Câu 12.(nhận biết) Hiện nay có bao nhiêu chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
A. 5.
B. 7.
C. 8.
D. 9.
Câu 13.(nhận biết) Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của
A. khối lượng.
B. số proton.
C. tỉ trọng.
D. số neutron.
Câu 14.(nhận biết) Nguyên tố phi kim không thuộc nhóm nào sau đây trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
A. Nhóm IA.
B. Nhóm IVA.
C. Nhóm IIA.
D. Nhóm VIIA.
Câu 15.(nhận biết) Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố là
A. số proton trong nguyên tử.
B. số neutron trong nguyên tử.
C. số electron trong hạt nhân.
D. số proton và neutron trong hạt nhân.
Câu 16.(thông hiểu) Trong ô nguyên tố sau, con số 23 cho biết điều gì?
A. Khối lượng nguyên tử của nguyên tố.
B. Chu kì của nó.
C. Số nguyên tử của nguyên tố.
D. Số thứ tự của nguyên tố.
B. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 17.nhận biết (1,0 điểm) Trình bày khái niệm về nguyên tố hóa học? Viết kí hiệu hóa học của nguyên tố phổ biến nhất trong lớp vỏ trái đất?
Câu 18.thông hiểu (2,0 điểm) Quan sát ô nguyên tố và trả lời các câu hỏi sau:
a) Em biết được thông tin gì trong ô nguyên tố calcium?
b) Nguyên tố calcium này nằm ở vị trí nào (ô, nhóm, chu kì) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
Câu 19.vận dụng (2,0 điểm) Quan sát hình dưới đây và trả lời các câu hỏi sau:
a) Số hạt proton trong các nguyên tử có trong hình trên là bao nhiêu hạt?
b) Các nguyên tử khác nhau sẽ có số hạt nào khác nhau?
Câu 20.vận dụng cao (1,0 điểm) Muối ăn được dùng hằng ngày và có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống con người. Em hãy tìm hiểu thành phần hóa học của muối ăn (gồm các nguyên tố hóa học nào).
Đề thi Giữa kì 1 Công nghệ 7
I. Trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1. Người làm việc trong nhà nuôi cấy mô là:
A. Làm việc liên quan đến cây trồng
B. Làm việc liên quan đến nhân giống cây trồng
C. Làm việc liên quan đến bảo vệ cây trồng
D. Làm việc liên quan đến cây rừng
Câu 2. Người làm việc trong kĩ thuật viên lâm nghiệp:
A. Làm việc liên quan đến cây trồng
B. Làm việc liên quan đến nhân giống cây trồng
C. Làm việc liên quan đến bảo vệ cây trồng
D. Làm việc liên quan đến cây rừng
Câu 3. Người làm việc trong nghiên cứu mô tế bào thuộc nghề nào?
A. Nhà trồng trọt
B. Nhà nuôi cấy mô
C. Nhà bệnh học thực vật
D. Kĩ thuật viên lâm nghiệp
Câu 4. Người làm việc nghiên cứu bệnh hại cây trồng thuộc nghề nào?
A. Nhà trồng trọt
B. Nhà nuôi cấy mô
C. Nhà bệnh học thực vật
D. Kĩ thuật viên lâm nghiệp
Câu 5. Cây trồng nào sau đây thuộc nhóm cây lương thực:
A. Cây ngô
B. Cây khoai lang
C. Cây nhãn
D. Cây cải xanh
Câu 6. Cây trồng nào sau đây thuộc nhóm cây lấy củ:
A. Cây ngô
B. Cây khoai lang
C. Cây nhãn
D. Cây cải xanh
Câu 7. Cây trồng nào sau đây thuộc nhóm cây ăn quả:
A. Cây ngô
B. Cây khoai lang
C. Cây nhãn
D. Cây cải xanh
Câu 8. Cây trồng nào sau đây thuộc nhóm cây rau:
A. Cây ngô
B. Cây khoai lang
C. Cây nhãn
D. Cây cải xanh
Câu 9. Độc canh là gì?
A. Là phương thức canh tác chỉ trồng một loại cây duy nhất.
B. Là hình thức canh tác hai hay nhiều loại cây trên cùng diện tích, cùng lúc hoặc cách 1 khoảng thời gian không dài.
C. Là phương thức gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích.
D. Là tăng số vụ gieo trồng trên một diện tích đất trồng trong một năm.
Câu 10. Luân canh là gì?
A. Là phương thức canh tác chỉ trồng một loại cây duy nhất.
B. Là hình thức canh tác hai hay nhiều loại cây trên cùng diện tích, cùng lúc hoặc cách 1 khoảng thời gian không dài.
C. Là phương thức gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích.
D. Là tăng số vụ gieo trồng trên một diện tích đất trồng trong một năm.
Câu 11. Phương thức độc canh gây:
A. Giảm độ phì nhiêu của đất
B. Tăng sự lây lan sâu bệnh
C. Cả A và B đều đúng
D. Tận dụng diện tích đất, chất dinh dưỡng và ánh sáng.
Câu 12. Phương thức luân canh gây:
A. Tăng độ phì nhiêu của đất
B. Điều hòa chất dinh dưỡng cho đất
C. Giảm sâu, bệnh cho cây
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 13. Chuẩn bị đất trồng gồm mấy bước?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 14. Chuẩn bị giống cây trồng gồm mấy bước?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 15. Chuẩn bị đất trồng có bước nào sau đây?
A. Lựa chọn giống để gieo trồng
B. Xử lí giống trước khi gieo
C. Kiểm tra số lượng hạt giống/ cây con
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 16. Gieo trồng có bước nào sau đây?
A. Xác định thời vụ, phương tiện, cách thức gieo trồng
B. Kiểm tra hạt giống hoặc giống, đất trồng
C. Tiến hành gieo trồng
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 17. Có mấy cách tưới nước nào sau đây?
A. Tưới thấm
B. Tưới ngập
C. Tưới phun mưa
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 18. Cây trồng thiếu phân bón có đặc điểm?
A. Còi cọc
B. Kém phát triển
C. Năng suất thấp
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 19. Yêu cầu kĩ thuật khi thu hoạch cây trồng là:
A. Đúng thời điểm
B. Nhanh
C. Hạn chế rơi vãi
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 20. Thu hoạch su hào phù hợp với phương pháp nào?
A. Hái
B. Cắt
C. Nhổ
D. Đào
Câu 21. Chăm sóc cây trồng là:
A. Tưới nước
B. Bón phân
C. Vun cây
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 22. Có mấy cách gieo trồng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 23. Ngâm hạt giống theo tỉ lệ:
A. 1 sôi : 2 lạnh
B. 1 sôi : 3 lạnh
C. 2 sôi : 3 lạnh
D. 3 sôi : 3 lạnh
Câu 24. Cần lựa chọn cây con đảm bảo yêu cầu nào?
A. Khỏe
B. Đủ số lượng
C. Không sâu bệnh
D. Cả 3 đáp án trên
II. Tự luận
Câu 1 (2 điểm). Em nhận thấy bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào trong lĩnh vực trồng trọt? Tại sao?
Câu 2 (2 điểm). Trình bày quy trình chuẩn bị đất trồng?
Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 7
Câu 1. Em hãy nêu những việc làm để rèn luyện sự chăm chỉ. (2,5đ)
Câu 2. Nêu một điểm mạnh tự hào nhất, một điểm hạn chế mà em muốn khắc phục. Chia sẻ cách em đã thực hiện để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm hạn chế đó. (3,0đ)
Câu 3. Hãy nêu lên các nội dung đúng về mối quan hệ của em với bạn bè, thầy cô sau khi hợp tác thực hiện nhiệm vụ chung. (1,5đ)
Câu 4. Tuần tới, lớp em sinh hoạt lớp theo chủ đề: “Tri ân thầy cô giáo và kể về thầy cô giáo cũ”. Cô giáo chủ nhiêm giao cho nhóm em hợp tác lập kế hoạch và tổ chức thực hiện phần sinh hoạt tập thể trong buổi hôm đó. Em hãy trình bày ý kiến cá nhân của mình để nhóm em lập kế hoạch và tổ chức thực hiện phần sinh hoạt tập thể. (3,0đ)