Top 5 Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025
Đề thi giữa học kì 1 khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo
Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo bao gồm 5 đề thi giữa kì 1 lớp 7 môm KHTN có Ma trận kèm đáp án cho các em tham khảo và ôn luyện. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời các bạn tải về để xem toàn bộ 5 đề thi và đáp án trong file tải.
1. Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề 1
Câu 1. “Trên cơ sở các số liệu và phân tích số liệu, con người có thể đưa ra các dự báo hay dự đoán tính chất của sự vật, hiện tượng, nguyên nhân của hiện tượng!” Đó là kĩ năng nào?
A. Kĩ năng quan sát, phân loại.
B. Kĩ năng liên kết tri thức.
C. Kĩ năng dự báo.
D. Kĩ năng đo.
Câu 2. Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào?
A. Kĩ năng quan sát, phân loại.
B. Kĩ năng liên kết tri thức.
C. Kĩ năng dự báo.
D. Kĩ năng đo.
Câu 3. Trong nguyên tử, các hạt mang điện là:
A. electron và neutron
B. electron, proton và neutron
C. electron và proton
D. proton và neutron
Câu 4. Trong một nguyên tử…..
A. số proton = số neutron.
B. số electron = số neutron.
C. số proton = số electron.
D. số electron = số proton + số neutron.
Câu 5. Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là:
A. electron và neutron.
B. proton và neutron.
C. neutron và electron.
D. electron, proton và neutron
Câu 6. Các hạt cấu tạo nên trong hầu hết các nguyên tử là:
A. electron và neutron
B. electron, proton và neutron
C. electron và proton
D. proton và neutron
Câu 7. Nguyên tố hóa học là tập hợp nguyên tử cùng loại có cùng
A. số neutron trong hạt nhân.
B. số proton trong hạt nhân.
C. số electron trong hạt nhân.
D. số proton và số neutron trong hạt nhân.
Câu 8. Nguyên tố hóa học nào dưới đây được kí hiệu bằng 2 chữ cái?
A. Calcium
B. Nitrogen
C. Oxygen
D. Phosphorus
Câu 9. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học có bao nhiêu chu kì?
A. 1 chu kì.
B. 3 chu kì.
C. 5 chu kì.
D. 7 chu kì.
Câu 10. Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết?
A. Số thứ tự của nguyên tố.
B. Số hiệu nguyên tử.
C. Số electron lớp ngoài cùng.
D. Số lớp electron.
Câu 11. Đơn chất là chất tạo nên từ
A. một chất.
B. một nguyên tố hoá học.
C. một nguyên tử.
D. một phân tử.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất các các nguyên tố khí hiếm đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng.
B. Vỏ nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm đều có cùng số lớp electron.
C. Nguyên tố khí hiếm rất khó hoặc không kết hợp với nguyên tố khác.
D. Hợp chất tạo bởi các nguyên tố khí hiếm đều ở thể khí.
Câu 13. Cho các kí hiệu hoá học sau: Na, ZN, CA, Al, Ba, CU. Các kí hiệu hoá học nào viết sai:
A. Na, ZN, CA.
B. Al, Ba, CU.
C. ZN, CA, Al.
D. ZN, CA, CU.
Câu 14. Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố hoá học có giá trị bằng…….
A. số hạt proton trong hạt nhân.
B. số hạt neutron trong hạt nhân.
C. số hạt nhân trong nguyên tử.
D. tổng số hạt mang điện trong nguyên tử.
Câu 15. Số electron trong nguyên tử Al là
A. 10.
B. 11.
C. 12.
D. 13.
Câu 16. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố đều là kim loại?
A. F, O, Na, N.
B. O, Cl, Br, H.
C. H, N, O, K.
D. K, Na, Mg, Al.
Câu 17. Số hiệu nguyên tử của Sodium là 11. Số hạt mang điện trong nguyên tử Sodium là?
A. 11
B. 22
C. 36
D. 26
Câu 18. Nguyên tử X có số hạt proton là 15. Số electron ở lớp ngoài cùng của X là?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 19. Vàng và carbon có tính chất khác nhau vì vàng là nguyên tố kim loại còn carbon là nguyên tố:
A. đơn chất.
B. phi kim.
C. hợp chất.
D. khí hiếm.
Câu 20. Kí hiệu nào sau đây là kí hiệu hóa học của nguyên tố Potassium?
A. P
B. Pb.
C. K
D. Na
Câu 21. Nhóm kim loại kiềm gồm các nguyên tố kim loại thuộc nhóm?
A. IA
B. IIA.
C. IIA.
D. IVA
Câu 22. Cho các chất sau:
(1) Khí nitrogen do nguyên tố N tạo nên;
(2) Khí carbon dioxide do 2 nguyên tố C và O tạo nên;
(3) Sodium hydroxide do 3 nguyên tố Na, O và H tạo nên;
(4) Sulfur do nguyên tố S tạo nên.
Trong những chất trên, chất nào là đơn chất?
A. (1); (2).
B. (2); (3).
C. (3); (4).
D. (1); (4).
Câu 23. Trong phân tử NaCl, nguyên tử Na và nguyên tử Cl liên kết với nhau bằng liên kết:
A. cộng hóa trị .
B. ion.
C. kim loại.
D. phi kim.
Câu 24. Trong phân tử O2, hai nguyên tử O đã liên kết với nhau bằng:
A. 1 cặp electron dùng chung.
B. 2 cặp electron dùng chung.
C. 3 cặp electron dùng chung.
D. 4 cặp electron dùng chung.
Xem đáp án trong file tải về
2. Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn KHTN 7 - Đề 2
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN KHTN 7
Chủ đề | MỨC ĐỘ | Tổng số câuTN/ Số ý tự luận | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | ||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
1. Mở đầu (5 tiết) | 1 (1 ý) | 2 | 1 ý | 2 | 1,5 | ||||||
2. Nguyên tử - Nguyên tố hoá học – Sơ lược bảng hệ thống tuần hoàn ( 15 tiết) | 10 | 1 (2 ý) | 2 ý | 10 | 4,5 | ||||||
3. Phân tử ( 13 tiết) | 4 | 1(2 ý) | 1 (1 ý) | 3 ý | 4 | 4,0 | |||||
Số câu TN/ Số ý tự luận – số yêu cầu cần đạt | 1 (1 ý) | 12 | 1 ( 2 ý) | 4 | 1 (2 ý) |
| 1 (1 ý) |
| 4 (6 ý) | 16 | 10,0 |
Điểm số | 1,0 | 3,0 | 2,0 | 1,0 | 2,0 |
| 1,0 |
| 6,0 | 4,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 4,0 điểm | 3,0 điểm | 2,0 điểm | 1,0 điểm | 10,0 điểm | 10,0 điểm |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN KHTN LỚP 7
Thời gian làm bài 90 phút
A . TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm). Chọn đáp án đúng nhất ghi vào tờ giấy kiểm tra.
Câu 1. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua các bước:
(1) Hình thành giả thuyết
(2) Rút ra kết luận
(3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết
(4) Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu
(5)Thực hiện kế hoạch
Em hãy sắp xếp các bước trên cho đúng thứ tự của phương pháp tìm hiểu tự nhiên:
A.1-2-3-4-5
B.5-4-3-2-1
C.4-1-3-5-2
D.3-4-1-5-2
Câu 2. Kĩ năng quan sát và kĩ năng dự đoán được thể hiện trong trường hợp nào sau đây?
A. Gió mạnh dần, mây đen kéo đến, có lẽ trời sắp có mưa.
B. Muốn đo chiều dài cuốn sách tôi dùng thước đo.
C. Đun nóng nước thấy nước bay hơi.
D. Nước có thể chuyển hóa thành hơi nước ở nhiệt độ cao đến 100oC
Câu 3. Một đơn vị khối lượng nguyên tử (1 amu) theo định nghĩa có giá trị bằng
A. 1/16 khối lượng của nguyên tử oxygen.
B. 1/32 khối lượng của nguyên tử sulfur.
C. 1/12 khối lượng của nguyên tử carbon.
D. 1/10 khối lượng của nguyên tử boron.
Câu 4. Trong các nguyên tử sau, nguyên tử nào có khối lượng nguyên tử lớn nhất?
A. Na.
B. O.
C. Ca.
D. H.
Câu 5. Hiện nay, số nguyên tố hóa học trong tự nhiên là
A. 110.
B. 102
C. 98.
D. 82.
Câu 6. Kí hiệu hóa học của kim loại calcium là
A. Ca.
B. Zn.
C. Al.
D. C.
Câu 7. Nguyên tố hóa học là tập hợp nguyên tử cùng loại có …
A. cùng số neutron trong hạt nhân.
B. cùng số proton trong hạt nhân.
C. cùng số electron trong hạt nhân.
D. cùng số proton và số neutron trong hạt nhân.
Câu 8. Nhà khoa học nổi tiếng người Nga đã có công trong việc xây dựng bảng tuần hoàn sử dụng đến ngày nay là
A. Dimitri. I. Mendeleev.
B. Ernest Rutherford.
C. Niels Bohr.
D. John Dalton.
Câu 9.Phát biểu nào sau đây đúng?
A.Trong hợp chất tạo bởi C và H, hóa trị của nguyên tố C luôn bằng IV.
B.Trong chất cộng hóa trị, nguyên tố H luôn có hóa trị bằng 1.
C.Trong hợp chất, nguyên tố O luôn có hóa trị bằng II.
D. Trong hợp chất, nguyên tố N luôn có hóa trị bằng III.
Câu 10. Vị trí kim loại kiểm trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học thường
A. ở đầu chu kì.
B. ở cuối chu kỳ.
C. ở đầu nhóm.
D. ở cuối nhóm.
Câu 11. Hiện nay, có bao nhiêu chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học?
A.7.
B. 8.
C. 9.
D. 10.
Câu 12. Nguyên tố phi kim không thuộc nhóm nào sau đây trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học?
A. Nhóm IIA.
B. Nhóm IVA.
C. Nhóm IA.
D. Nhóm VIIA.
Câu 13.Theo đơn vị amu, phân tử khối của khí Nitơ(N2) là:
A. 14
B. 23
C. 30
D. 28
Câu 14.Quan sát hình 5.1, hãy cho biết số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử Helium, Neon, Argon lần lượt là:
A. 3, 5, 7
B. 2, 8, 8
C. 2, 10, 8
D. 2, 10, 18
Câu 15. Công thức hóa học của khí cacbonic là:
A. CO
B. C2O
C. CO2
D. C2O
Câu 16.Công thức hoá học của hợp chất sulfur dioxide có cấu tạo từ sulfur hoá trị VI và oxygen.
A. SO2
B. SO
C. SO3
D. SO4
B. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 17. (1,0 điểm) Quan sát các hình sau, em hãy cho biết đâu là hiện tượng tự nhiên xảy ra trên Trái Đất.
Hiện tượng nào gây ảnh hưởng đến con người?
Câu 18. (2,0 điểm) Quan sát hình dưới đây và trả lời các câu hỏi sau:
a) Số hạt proton trong các nguyên tử có trong hình trên là bao nhiêu hạt?
b) Các nguyên tử khác nhau sẽ có số hạt nào khác nhau?
Câu 19. (2,0 điểm) Hợp chất ammonium carbonate có công thức hóa học là: (NH4)2CO3
a)Trong cuộc sống, hợp chất trên có vai trò gì?
b)Tính phần trăm (%) của nguyên tố N trong hợp chất trên.
Câu 20. (1,0 điểm) Một oxide có công thức XOn, trong đó X chiếm 30,43% (khối lượng) biết khối lượng phân tử của oxide bằng 46 amu. Xác định công thức hóa học của oxide trên.
……………………..Hết...................................
Xem đáp án đề 1 trong file tải về
3. Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Chân trời sáng tạo- Đề 3
A. Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Cộng | |||||
TNKG | TL | TNKG | TL | TNKG | TL | TNKG | TL | ||
Nội dung 1. Nguyên tử - Nguyên tố hóa học | Biểu diễn nguyên tố hóa học Xác định nguyên tố khi biết số p, cấu tạo nguyên tử p, khối lượng nguyên tử, bài toán tính số hạt đơn giản | Tính số hạt trong nguyên tử: Số p, số e, số n (Dạng nâng cao) Xác định nguyên tố khi biết bài toán số hạt dạng hiệu hoặc tỉ lệ hạt | Xác định 2 nguyên tố khi biết bài toán tổng số hạt và hiệu các hạt cả cả 2 nguyên tố | ||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 2 0,75 7,5% | 5 1,25 12,5% | 1 1 10% | 1 0,25 2,5% | 9 3 30% | ||||
Nội dung 2 Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học | - Nguyên tắc sắp xếp bảng tuần hoàn Cấu tạo bảng tuần hoàn (Số thứ tự chu kì, nhóm, ...) Tên gọi của các nhóm IA, IIA,... | Xác định vị trí nguyên tử dựa vào bảng tuần hoàn Xác định số lớp e, số e lớp ngoài cùng của nguyên tố dựa vào bảng tuần hoàn Xác định kim loại, phi kim, khí hiếm Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử. | |||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 5 1,25 12,5% | 15 3,75 37,5% | 1 2 20% | 21 7 70% | |||||
Tổng số câu | 5 | 17 | 5 | 1 | 1 | 28 + 2 |
B. Đề thi giữ học kì I Khoa học tự nhiên 7
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: Khoa học tự niên 7
I. Trắc nghiệm khách quan (7 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của
A. khối lượng. | B. số proton. | C. tỉ trọng. | D. số neutron. |
Câu 2. Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết
A. Số thứ tự của nguyên tố
B. Số hiệu nguyên tử
C. Số electron lớp ngoài cùng
D. Số lớp electron
Câu 3. Trong bảng tuần hoàn tên gọi của nhóm IIA là
A. Nhóm kim loại kiềm
B. Nhóm kim loại kiềm thổ
C. Nhóm Halogen
D. Nhóm khí hiếm
Câu 4. Số thứ tự nhóm A trong hệ thống bảng tuần hoàn cho biết:
A. Số electron lớp ngoài cùng
B. Số lớp electron
C. Số hiệu nguyên tử
D. Số thứ tự của nguyên tố
Câu 5. Dựa vào bảng tuần hoàn, ta xác định được vị trí của nguyên tố Calcium là:
A. Chu kỳ 2, nhóm IVA
B. Chu kỳ 2, nhóm IIA
C. Chu kỳ 4, nhóm IIA
D. Chu kỳ 4, nhóm VIA
Câu 6. Biết vị trí của nguyên tố X như sau: chu kì 2, nhóm VIA. Số lớp electron và electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X lần lượt là
A. 4 và 2
B. 2 và 6
C. 6 và 2
D. 2 và 4
Câu 7. Biết cấu tạo của nguyên tử R có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 5 electron. Dựa vào bảng tuần hoàn hóa học thì nguyên tố X là:
A. Chlorine | B. Phosphorus | C. Nitrogen | D. Oxygen |
Câu 8. Dựa vào bảng tuần hoàn ta xác định được số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng của nguyên tố Nitrogen lần lượt là:
A. 2 và 5 | B. 5 và 2 | C. 2 và 7 | D. 7 và 2 |
Câu 9. 2 nguyên tử A nặng bằng 7 nguyên tử oxygen. Xác định nguyên tố A
A. Cu | B. Ca | C. Fe | D. Ba |
Câu 10. 5 nguyên tử oxygen được biểu diễn là:
A. 5O2 | B. 5O | C. O5 | D. O5 |
Câu 11. Nguyên tố Sodium có cùng số lớp electron với nguyên tố nào sau đây
A. Calcium | B. Magnesium | C. Oxygen | D. Potassium |
Câu 12. Nguyên tố Magnesium có cùng số electron lớp ngoài cùng với nguyên tố nào sau đây:
A. Aluminium | B. Carbon | C. Nitrogen | D. Calcium |
Câu 13. Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 2 electron. Vị trí của nguyên tố X là
A. Thuộc chu kỳ 3, nhóm VIA
B. Thuộc chu kỳ 3, nhóm IIA
C. Thuộc chu kỳ 2, nhóm IIIA
D. Thuộc chu kỳ 2, nhóm VIA
Câu 14. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố đều là Halogen
A. F, Cl, Br, I | B. Mg, Ca, Sr, Ba |
C. He, Ne, Ar, Kr | D. Li, Na, K, Rb |
Câu 15. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố đều là phi kim
A. F, O, Ca, C | B. Ca, N, Br, H |
C. O, N, C, Br | D. K, F, Ca, Mg |
Câu 16. Dãy chất nào sau đây gồm các nguyên tố đều là kim loại
A. Ca, Ba, Na, N
B. Cl, Cu, Al, Fe
C. Cu, Ca, O, Fe
D. Cu, Ca, Fe, Na
Câu 17. Dãy chất nào sau đây gồm các nguyên tố đều là khí hiếm
A. Fe, Cl, Br, I
B. Mg, Ca, Sr, Ba
C. Li, Na, K, Rb
D. He, Ne, Ar, Kr
Câu 18. Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 12, chu kì 3, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Điện tích hạt nhân là 12+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 2 electron
B. Điện tích hạt nhân là 12+, 1 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron
C. Điện tích hạt nhân là 12+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron
D. Điện tích hạt nhân là 12+, 2 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron
Câu 19. Tính chất của nguyên tố Bromine gần giống với tính chất của nguyên tố nào trong các nguyên tố sau:
A. Chlorine | B. Magnesium | C. Oxygen | D. Potassium |
Câu 20. Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 82. Hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Số proton là:
A. 28 | B. 29 | C. 26 | D. 30 |
Câu 21.Nguyên tử X có tổng số hạt là 58, trong đó số hạt proton là 19. Số electron lớp ngoài cùng của X là:
A. 2 | B. 4 | C. 3 | D. 1 |
Câu 22. Nguyên tử X có tổng số hạt là 52, trong đó số proton là 17. Số electron và số neutron của X lần lượt là:
A. 17 và 18 | B. 18 và 19 |
C. 17 và 19 | D. 18 và 17 |
Câu 23. Có các phát biểu sau về nguyên tử
a) Điện tích của hạt proton bằng điện tích hạt electron
b) Khối lượng hạt proton bằng khối lượng hạt electron
c) Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân
d) Khoảng không gian giữa vỏ nguyên tử và hạt nhân là một vùng trống rỗng
e) Trong cùng 1 nguyên tử luôn có hạt proton bằng số hạt electron
Số phát biểu sai là:
A. 3 | B. 4 | C. 2 | D. 1 |
Câu 24. Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm 35,7%. Nguyên tố X đó là:
A. Chlorine | B. Flourine | C. Bromine | D. Potassium |
Câu 25. Trong một nguyên tử có số proton bằng 5, số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là
A. 1, 8, 2. | B. 2, 8, 1. | C. 2, 3. | D. 3, 2. |
Câu 26. Hạt nhân một nguyên tử fluorine có 9 proton và 10 neutron. Khối lượng của một nguyên tử flourine xấp xỉ bằng
A. 9 amu | B. 10 amu | C. 19 amu | D. 28 amu |
Câu 27. Một nguyên tử của nguyên tố hóa học X có tổng số hạt (proton, neutron, electron) là 46. Trong đó số hạt không mang điện ít hơn số hạt mang điện là 14. R là
A. Chlorine | B. Flourine | C. Phosphorus | D. Potassium |
Câu 28. Lí do những nguyên tố hóa học của nhóm IA không tìm thấy trong tự nhiên:
A. Vì chúng là những kim loại không hoạt động.
B. Vì chúng là những kim loại hoạt động.
C. Vì chúng do con người tạo ra.
D. Vì chúng là kim loại kém hoạt động.
II. Tự luận (3 điểm)
Câu 29. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: nguyên tử; neutron; electron; proton; lớp vỏ electron; hạt nhân.
a) Thành phần chính tạo nên mọi vật chất được gọi là (1) …….. Nguyên tử được tạo nên từ (2) ……….và (3) ………….
b) (4) …………..nằm ở trung tâm nguyên tử. Hạt nhân được tạo bởi (5) …………. và (6) …………
c) Các hạt mang điện tích dương trong hạt nhân nguyên tử được gọi là (7) ………. và các hạt không mang điện tích được gọi là (8) ………….
d) (9) ………… chuyển động quanh hạt nhân nguyên tử.
Câu 30. Tổng số hạt proton, neutron, electron của nguyên tố X là 40, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Xác định số p, n, e của X và vẽ sơ đồ cấu tạo của nguyên tử nguyên tố X.
C. Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 7
I. Trắc nghiệm khách quan (7 điểm)
1B | 2D | 3B | 4A | 5C | 6B | 7A |
8A | 9C | 10B | 11B | 12D | 13B | 14A |
15C | 16D | 17D | 18A | 19A | 20C | 21D |
22A | 23C | 24B | 25C | 26A | 27C | 28B |
II. Tự luận (3 điểm)
Câu 1.
a) Thành phần chính tạo nên mọi vật chất được gọi là (1) nguyên tử. Nguyên tử được tạo nên từ (2) hạt nhân và (3) lớp vỏ electron.
b) (4) Hạt nhân nằm ở trung tâm nguyên tử. Hạt nhân được tạo bởi (5) proton và (6) neutron.
c) Các hạt mang điện tích dương trong hạt nhân nguyên tử được gọi là (7) proton và các hạt không mang điện tích được gọi là (8) neutron.
d) (9) Electron chuyển động quanh hạt nhân nguyên tử.
Câu 2.
Gọi số hạt proton = số hạt electron = p
Gọi số hạt notron = n
Ta có :
Tổng số hạt : 2p + n = 40
Hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 12 : 2p - n = 12
Suy ra p = 13 ; n = 14
Vậy có 13 hạt proton, 13 hạt electron và 14 hạt notron
Sơ đồ cấu tạo của nguyên tử X