Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập Văn 7 giữa kì 1 Kết nối tri thức

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Văn 7 sách Kết nối tri thức được VnDoc biên soạn nhằm giúp các em HS ôn luyện, củng cố kiến thức để chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 1 môn Ngữ văn 7 (sách Kết nối tri thức)

>> Tham khảo thêm: Đề cương ôn tập giữa kì 1 Văn 7 sách Chân trời sáng tạo

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại

A. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Truyện

a) Đề tài:

- Đề tài là phạm vi đời sống được thể hiện trong tác phẩm văn học.

- Để xác định đề tài, có thể dựa vào:

  • Loại sự kiện được miêu tả (đề tài chiến tranh, đề tài trinh thám, đề tài phiêu lưu…)
  • Không gian được tái hiện (đề tài miền núi, đề tài nông thôn, đề tài thành thị…)
  • Loại nhân vật được đặt ở vị trí trung tâm của tác phẩm (đề tài trẻ em, đề tài người nông dân, đề tài người lính)

- Một tác phẩm có thể gồm nhiều đề tài, trong đó có một đề tài chính

b) Chi tiết:

- Chi tiết là yếu tố nhỏ nhất tạo nên thế giới hình tượng (thiên nhiên, con người, sự kiện...) nhưng có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đem lại sự sinh động, lôi cuốn cho tác phẩm văn học

c) Tính cách nhân vật

- Tính cách nhân vật là những đặc điểm riêng tương đối ổn định của nhân vật

- Tính cách nhân vật được bộc lộ, thể hiện qua:

  • Mọi hành động, cách ứng xử, cảm xúc, suy nghĩ…
  • Các mối quan hệ với những nhân vật khác
  • Lời kể và suy nghĩ của nhân vật khác

d) Văn bản tóm tắt

- Văn bản tóm tắt là một dạng rút gọn của văn bản gốc (có thể do tác giả của văn bản gốc hay người đọc thực hiện), tuy có dung lượng nhỏ nhưng vẫn phản ánh trung thành nội dung cơ bản của văn bản gốc.

e) Các truyện đã học trong chương trình:

2. Thơ bốn chữ, năm chữ

a) Khái niệm thơ bốn chữ và thơ năm chữ

  • Tên gọi: Thơ bốn chữ và thơ năm chữ là những thể thơ được gọi tên theo số chữ (tiếng) trong mỗi dòng thơ.

b) Số dòng thơ trong thơ bốn chữ và thơ năm chữ

  • Số lượng dòng thơ trong mỗi bài thơ không bị hạn chế.
  • Các bài thơ có thể chia thành từng khổ hoặc gắn liền với nhau thành một đoạn liền mạch

c) Gieo vần trong thơ bốn chữ và thơ năm chữ

  • Gieo vần chân (vần đặt ở cuối dòng)
  • Gieo vần liền (gieo liên tiếp)
  • Gieo vần cách (gieo cách quãng)

(Lưu ý: có thể kết hợp nhiều kiểu gieo vần trong một bài thơ, gọi là vần hỗn hợp)

d) Ngắt nhịp trong thơ bốn chữ và thơ năm chữ

  • Thơ bốn chữ: thường ngắt nhịp 2/2
  • Thơ năm chữ: thường ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2

(Lưu ý: nhịp thơ có thể ngắt linh hoạt, không theo quy định chung nhằm phù hợp với tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong bài thơ)

e) Nội dung thơ bốn chữ và thơ năm chữ

  • Thơ bốn chữ và thơ năm chữ gần gũi với đồng dao, vè, thích hợp với việc kể chuyện với các hình ảnh thơ dung dị, gần gũi

f) Các bài thơ bốn chữ, năm chữ trong chương trình:

B. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

1. Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ

  • Tác dụng: mở rộng thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ có thể giúp câu cung cấp được nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe
  • Các thành phần chính và trạng ngữ thường được mở rộng bằng cụm từ chính phụ như cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ

2. Nói giảm nói tránh

a) Khái niệm nói giảm nói tránh:

  • Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách nói làm giảm nhẹ quy mô, tính chất… của đối tượng, hoặc tránh trình bày trực tiếp điều muốn nói.

b) Tác dụng của nói giảm nói tránh

  • Giúp tránh cảm giác đau buồn, ghê sợ, khó chịu cho người nghe
  • Giữ phép lịch sự, tế nhị

c) Những cách nói giảm nói tránh thông dụng

  • Cách 1: Dùng các từ đồng nghĩa, đặc biệt là từ Hán Việt

(Ví dụ: Người lính đã chết rồi. → Người lính đã hi sinh rồi)

  • Cách 2: Dùng cách nói vòng vo

(Ví dụ: Vườn rau này héo úa. → Vườn rau này cần được chăm sóc, tưới nước nhiều hơn.

  • Cách 3: Dùng cách nói phủ định

(Ví dụ: Món ăn dở. → Món ăn chưa được ngon)

C. VIẾT

Sau đây là tập hợp các nội dung viết mà học sinh được gặp trong nửa học kì vừa qua, mời các em tham khảo phần hướng dẫn viết cụ thể và các bài mẫu hay nhất:

1. Viết ngắn

- Bài 1: Bầu trời tuổi thơ

- Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn

2. Viết bài văn

- Đề 1: Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài

- Đề 2: Ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ 4 chữ hoặc 5 chữ

- Đề 3: Trình bày suy nghĩ về 1 vấn đề đời sống

- Đề 4: Phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học:

-------------------------------------------------

Trên đây là tài liệu Đề cương ôn tập giữa kì 1 Văn 7 sách Kết nối tri thức. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi giữa kì 2 lớp 7đề thi cuối kì 2 lớp 7 tất cả các môn. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong năm học này.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, cùng các tài liệu học tập hay lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm dành riêng cho lớp 7:

Rất mong nhận được sự ủng hộ, đóng góp tài liệu của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
18 17.646
Sắp xếp theo

    Đề thi giữa kì 1 lớp 7

    Xem thêm